Hệ vi sinh vật đường ruột ảnh hưởng cảm giác thèm ăn như nào?

3/18/2024 8:26:00 AM
Hệ vi sinh đường ruột đóng vai trò quan trọng cho sức khỏe, tâm trạng của chúng ta. Khi hệ vi sinh bị mất cân bằng không chỉ gây các vấn đề tiêu hóa mà còn ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn của chúng ta.

 

Hệ vi sinh đường ruột đóng vai trò quan trọng cho sức khỏe, tâm trạng của chúng ta. Khi hệ vi sinh bị mất cân bằng không chỉ gây các vấn đề tiêu hóa mà còn ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn của chúng ta.

Đường ruột là một phần ống tiêu hóa từ dạ dày đến hậu môn bao gồm: ruột non, ruột già. Ruột dóng vai trò vận chuyển, tiêu hóa chức ăn, chống lại các vi khuẩn, virus, ký sinh trùng có hại, kiểm soát lượng nước trong cơ thể. Thành ruột chứa một lượng lớn các tế bào thần kinh, thực hiện chức năng truyền tín hiệu đến các bộ phận khác trong cơ thể. Có nhiều yếu tố khiến đường ruột của chúng ta phải đối mặt các bệnh lý về đường tiêu hóa như: nhiễm trùng ruột, hội chứng ruột kích thích, SIBO, bệnh Crohn, ung thư đại tràng, hệ vi sinh vật đường ruột bị mất cân bằng, sút cân, tiêu chảy, táo bón, chướng bụng, đầy hơi,… Bên cạnh đó, ruột còn hoạt động như một loại não nhỏ ảnh hưởng đến tâm trạng, sự thèm ăn của chúng ta.

Bộ não nhỏ trong đường ruột của chúng ta sẽ tạo ra nhiều loại hormone, chứa nhiều chất dẫn truyền thần kinh giống như não. Ruột cũng chứa các tế bào thần kinh nằm trong thành ruột trong một mạng lưới phân tán được gọi là hệ thần kinh ruột . Trên thực tế cho thấy số lượng tế bào thần kinh này ở ruột nhiều hơn toàn bộ tủy sống.

Hệ thống thần kinh ruột giao tiếp với não của chúng ta thông qua trục não-ruột và các tín hiệu truyền theo cả hai hướng. Trục não-ruột thường được sử dụng để chỉ hệ thống thần kinh ruột não (ENS – Enteric nervous system) – một hệ thống thần kinh nằm trong đường ruột của chúng ta. Hệ thống này gồm các tế bào thần kinh chủ yếu hoạt động tự động để điều chỉnh hoạt động của đường tiêu hóa mà không cần sự điều khiển từ bộ não trung ương. Hệ thống thần kinh ruột não có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh việc tiêu hóa thức ăn, di chuyển thức ăn qua ruột, và các chức năng khác của đường tiêu hóa, bao gồm cả việc điều hòa ăn uống của cơ thể.

Khi chúng ta ăn một bữa ăn, các thức ăn di chuyển đến dạ dày, lúc này một số hormone đường ruột sẽ được tiết ra. Các hormone đường ruột kích hoạt các con đường truyền tín hiệu từ ruột đến thân não và vùng dưới đồi để ngừng tiêu thụ thực phẩm. Những hormone đường ruột bao gồm hormone ức chế sự thèm ăn peptide YY và cholecystokinin. Peptide YY là loại hormone đường ruột kiểm soát sự thèm ăn, chúng được giải phóng bởi các tế bào trong ruột và đại tràng. Peptide YY được cho là đóng vai trò chính trong việc giảm lượng thức ăn, giảm nguy cơ béo phì.

Vi khuẩn đường ruột ảnh hưởng đến sự thèm ăn như thế nào?

Cơ thể sản sinh ra các hormone kiểm soát việc chúng ta cảm thấy đói hay no. Leptin giúp ngăn chặn sự thèm ăn trong não, trong khi peptide YY có tác dụng làm giảm lượng thức ăn ăn vào. Ngoài ra, ghrelin là hormone kích thích cơn đói, hoạt động theo chu kỳ, tăng trước bữa ăn và giảm sau bữa ăn.

Trong một số nghiên cứu các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, một số phản ứng dây chuyền do vi khuẩn đường ruột gây ra đã được chứng minh là có ảnh hưởng đến việc sản xuất các hormone này từ đó kiểm soát sự thèm ăn của chúng ta.

Một số loài vi khuẩn đường ruột tạo ra axit béo chuỗi ngắn như propionate khi chúng phân hủy chất xơ, điều này có thể ảnh hưởng đến các tín hiệu ngăn chặn sự thèm ăn của cơ thể.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Cách bảo vệ hệ vi sinh vật đường ruột khi đi du lịch

Hệ vi sinh đường ruột bị ảnh hưởng như thế nào nếu dùng kháng sinh kéo dài?

Cách giảm căng thẳng, stress tránh ảnh hưởng hệ vi sinh đường ruột

Vì sao hệ vi sinh đường ruột quan trọng với giấc ngủ

Khám phá hệ vi sinh vật đường ruột của con người và các chức năng

Suckhoecuocsong.vn

Các tin liên quan

Các tin khác