Trẻ sau tiêm vaccine bị phản ứng ‘cánh tay Covid’ phải xử lý như thế nào?
Trẻ sau tiêm vaccine bị phản ứng ‘cánh tay Covid’ phải xử lý như thế nào?
Một số trẻ sau tiêm vaccine Covid-19 gặp hiện tượng ‘cánh tay Covid-19’ khiến nhiều cha mẹ lo lắng. Vậy khi trẻ bị ‘cánh tay Covid’ cần phải xử lý như thế nào?
Sau khi tiêm vaccine phòng ngừa Covid-19 một số trẻ gặp phải tình trạng đau, sưng tấy, nhức tại chỗ tiêm. Đây là phản ứng phổ biến thường gặp khi tiêm vaccine Covid-19 sử dụng dụng công nghệ mRNA như Moderna hoặc Pfizer-BioNTech. Một số trẻ gặp phải các triệu chứng ít gặp hơn khác sau tiêm vaccine như phát ban, ngứa,… Các chuyên gia y tế gọi là phản ứng sau tiêm vaccine Covid-19 tại cánh tay, hay gọi tắt là ‘cánh tay Covid-19’
Tình trạng này không phải là chuyện hiếm sau tiêm bất kỳ một loại vaccine nào cho cả trẻ em và người trưởng thành. Các triệu chứng như đau, sưng tấy tại vị trí tiêm là phản ứng thường gặp sau tiêm vaccine, được gọi là phản ứng phụ nhẹ hay phản ứng không mong muốn.
Các triệu chứng ‘cánh tay Covid’ thường xuất hiện khoảng 7 ngày sau mũi tiêm đầu tiên và 2 ngày sau mũi tiêm thứ hai ở một số người.
Triệu chứng ‘cánh tay Covid’ được cho là phản ứng quá mức của hệ thống miễn dịch, thể hiện các tế bào miễn dịch của cơ thể đang phản ứng với các tế bào cơ nơi đã hấp thụ vaccine mRNA. Tác dụng của vaccine phòng Covid-19 mRNA giúp cơ thể tạo ra một loại protein, gọi là protein S.
Trong khi đó, một số trường hợp lại khiến hệ thống miễn dịch xác định đó là tình trạng nhiễm trùng cần được loại bỏ, vì vậy, dẫn đến phản ứng của hệ miễn dịch quá mức, gây nên các dấu hiệu của triệu chứng ‘cánh tay Covid’
Các triệu chứng của ‘cánh tay Covid’
+ Sưng tấy
+ Đau
+ Ngứa, có thể ngứa dữ dội
+ Xuất hiện các cục u cứng dưới da tại vị trí tiêm
+ Da vùng tiêm cảm thấy nóng ấm khi chạm vào
+ Phát ban đỏ/hoặc đổi màu vùng da quanh chỗ tiêm với các kích thước khác nhau, phát ban có thể lan tới bàn tay hoặc ngón tay
Hướng dẫn cách khắc phụ ‘cánh tay Covid-19’
Các triệu chứng của ‘cánh tay Covid’ thường kéo dài từ 3 đến 5 ngày là sẽ dần được cải thiện. Tình trạng này sẽ không tiến triển nặng nề đến mức đe dọa tính mạng hoặc phản ứng dị ứng nghiêm trọng nhưng nó có thể gây khó chịu và phiền toái cho người gặp phải.
Khi trẻ cảm thấy khó chịu, cha mẹ có thể dùng một loại thuốc kháng histamine để giảm ngứa, hoặc acetaminophen hay một loại thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) để giảm sưng giảm đau. Trước khi sử dụng các loại thuốc nên tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng cũng như cách sử dụng để đảm bảo an toàn.
Để giảm đau và giảm khó chịu tại vị trí tiêm cha mẹ có thể đắp một chiếc khăn mặt sạch, mát và ướt lên vùng da đó.
Hãy cho trẻ uống nhiều nước, có thể bổ sung thêm cho trẻ các loại nước ép từ trái cây để cung cấp thêm vitamin, khoáng chất cho trẻ
Mặc đồ nhẹ nhàng, với những bộ quần áo không gây nóng bức, mặc những chất liệu quần áo mềm mại, thấm hút mồ hôi.
Tránh sử dụng cho trẻ ăn các thực phẩm gây khó tiêu như phomai, đồ ăn chiên rán và chứa nhiều đường. Một số đồ uống có gas hay cà phê cũng nên được gạt bỏ để không gây ra tình trạng rối loạn giấc ngủ, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ
Cha mẹ cùng con tập luyện các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, thiền, yoga để cơ thể nạp nhiều năng lượng hơn, khỏe khoắn hơn, đẩy lùi phản ứng phụ sau tiêm.
MH
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Rối loạn tiêu hóa hậu Covid-19, cách cải thiện
Đau nhức xương khớp hậu Covid-19: cách khắc phục hiệu quả
Xơ phổi hậu Covid-19: cần làm gì để cải thiện sức khỏe
Trẻ ho kéo dài hậu Covid-19: cách xử lý hiệu quả
Quan niệm sai lầm của mẹ mắc phải khi dùng bỉm cho bé
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
- Những thực phẩm nên tránh xa khi bị cảm cúm, mắc cúm A, Covid-19
- Ăn gì để tăng đề kháng trước cúm A, cúm B, Covid-19 đang tăng trở lại
- Bệnh đậu mùa khỉ vì sao không dễ trở thành đại dịch như Covid-19
- Cách phân biệt sốt xuất huyết, Covid-19 chuẩn xác
- Khắc phục tình trạng ù tai, nghe kém hậu Covid-19
- Chương trình Trao đi là còn mãi số 3: Cuộc hội ngộ sau đại dịch covid-19 tại xóm thận Lê Thanh Nghị
- Điểm giống và khác nhau giữa bệnh COVID-19 và bệnh cúm mùa
- Nghiên cứu mới nhất: Covid-19 ảnh hưởng đến phổi như thế nào
- Thường xuyên cảm thấy ớn lạnh hậu Covid-19 nguyên nhân do đâu?
- Đau lưng, đau vai gáy hậu Covid-19, làm thế nào để khắc phục hiệu quả nhất
- Bổ sung những thực phẩm giúp cải thiện sức khỏe phổi hậu Covid-19
- Bổ sung 4 thức uống sau khi khỏi Covid-19 giúp sạch phổi, phòng tránh di chứng hậu Covid-19
- Khỏi Covid-19 có nên tiếp tục xông hơi hay không?
- Những ai nên cần đi chụp X-quang phổi sau khi khỏi Covid-19
- Trẻ ho kéo dài hậu Covid-19: cách xử lý hiệu quả
- Khi mắc Covid-19 có nên uống cà phê?
- Khắc phục giảm ham muốn hậu Covid-19 hiệu quả
- Cải thiện tình trạng đau đầu khi mắc Covid-19
- Bí quyết giảm đau họng khi mắc Covid-19
- Căng thẳng hậu Covid-19 phải làm sao để cải thiện?
Các tin khác
-
Cẩn trọng nhiễm trùng do nhọt ở trẻ mùa nắng nóng
Mùa hè nắng nóng nhiều trẻ gặp tình trạng nổi mụn nhọt trên da gây đau đớn, khó chịu. Nếu không biết cách chăm sóc sẽ dẫn đến nhiễm trùng gây nguy hiểm cho sức khở của trẻ nhỏ. -
Trị ho cho trẻ tránh những sai lầm khiến tình trạng nặng hơn
Thời tiết thay đổi thất thường khiến nhiều trẻ bị ho kéo dài. Nhằm giúp con trẻ giảm tình trạng ho nhiều các bậc cha mẹ áp dụng nhiều cách nhưng tình trạng ho vẫn không thuyên giảm thậm chí trở nên nặng hơn -
Dấu hiệu đột quỵ ở trẻ nhỏ cần đặc biệt chú ý
Đột quỵ ở trẻ nhỏ được coi là bệnh lý hiếm gặp ở trẻ nhỏ, thường chỉ xuất hiện ở một nhóm nguy cơ cao. Nhưng thời gian gần đây có một số trường bệnh nhi bị đột quy, nguy hiểm cho sức khỏe, tính mạng. -
8 loại thực phẩm khiến trẻ có nguy cơ bị dậy thì sớm
Khi chăm sóc trẻ, cha mẹ thường dành những thực phẩm bổ dưỡng nhất, ngon nhất, giàu giá trị dinh dưỡng nhất cho con với mong muốn con khỏe mạnh, phát triển tốt. Nhưng 8 loại thực phẩm dưới đây khiến trẻ có nguy cơ dậy thì sớm cần đặc biệt lưu ý. -
Cẩn trọng viêm tai giữa do rửa mũi cho trẻ không đúng cách
Khi trẻ bị nghẹt mũi, sổ mũi nhiều cha mẹ thường rửa mũi cho trẻ giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn nhưng việc rửa mũi không đúng cách có thể dẫn tới hậu quả không tốt, một trong số đó chính là trẻ bị viêm tai giữa. -
Cho trẻ ăn nhiều củ dền có thật sự giúp bổ máu
Nhiều cha mẹ thường bổ sung củ dề trong thực đơn hằng ngày cho trẻ vì quan niệm rằng loại củ này sẽ giúp bổ máu, có lợi cho sức khỏe của trẻ nhỏ. Vậy cho trẻ nhiều củ dền có thật sự giúp bổ máu hay không? -
Mắc bệnh tay chân miệng nên ăn thực phẩm gì giúp nhanh hồi phục
Trẻ mắc bệnh tay chân miệng thường cảm thấy mệt mỏi, trẻ chán ăn hay lười ăn khiến nhiều cha mẹ lo lắng sợ trẻ bị sút cân, sức khỏe lâu hồi phục. -
Cách bảo vệ mắt cho trẻ trước các căn bệnh về mắt
Các cụ xưa thường nói “giàu hai con mắt, khó hai bàn tay” nói lên vai trò của đôi mắt, hai bàn tay trong đời sống con người. Vì vậy, việc bảo vệ đôi mắt khỏe mạnh cho lứa tuổi học đường là trách nhiệm của cá nhân, của gia đình và xã hội. -
Chăm sóc trẻ mắc tay chân miệng tránh những sai lầm khiến bệnh trở nặng hơn
Trong quá trình chăm sóc trẻ bị mắc bệnh tay chân miệng các bậc cha mẹ hãy tránh mắc phải những sai lầm dưới đây khiến bệnh trở nặng hơn, nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ nhỏ. -
Trẻ mắc tay chân miệng khi nào cần nhập viện?
Tay chân miệng là một trong những bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ, khi đó trẻ xuất hiện dấu hiệu sốt, đau họng, nổi bọng nước tập trung ở tay, chân, miệng.