Cân bằng hệ vi sinh đường ruột giúp giảm nguy cơ xơ vữa động mạch

3/25/2024 4:22:00 PM
Xơ vữa động mạch diễn ra âm thầm bên trong động mạnh nên nếu không phát hiện sớm gây ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch, gây các bệnh tim mạch.

 

Xơ vữa động mạch diễn ra âm thầm bên trong động mạnh nên nếu không phát hiện sớm gây ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch, gây các bệnh tim mạch. Để giảm nguy cơ xơ vữa động mạch bên cạnh thay đổi nối sống, sử dụng thuốc, nong mạch vành,… chúng ta cần cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

Xơ vữa động mạch là sự tích tụ của các chất béo, cholesterol và các chất khác lên thành động mạch. Quá trình tích tụ sẽ tạo nên mảng xơ vữa, các mảng xơ vữa bám trên thành động mạch có thể làm hẹp thành động mạch, cản trở lưu lượng máu, các xơ vữa có thể bị bong ra tạo thành cục máu đông gây nguy hiểm cho sức khỏe. Nếu không có chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, không được điều trị đúng cách cơ thể sẽ gặp các biến chứng nguy hiểm như: bệnh động mạch vành, bệnh động mạch cảnh, bệnh động mạch chi dưới, phình động mạch, bệnh thận mạn tính,…

Trong khi đó, đường ruột của chúng ta có thể chứa tới 1.000 loài vi khuẩn và 2 triệu gen vi khuẩn – gấp 100 lần số lượng gen ta có (khoảng 20.000), trong đó khoảng 85% là vi sinh vật có lợi (lợi khuẩn) và 15% vi sinh vật có hại (hại khuẩn). Các vi sinh vật trong đường ruột sẽ tiết ra một số enzyme giúp hấp thụ chất dinh dưỡng và thuốc, đồng thời ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn. Có nhiều bằng chứng khoa học chứng minh rằng khi đường ruột khỏe mạnh, hệ vi sinh đường ruột cân bằng thì các mạch máu trong cơ thể của chúng ta càng khỏe mạnh từ đó phòng ngừa nguy cơ xơ vữa động mạch hay các bệnh tim mạch khác.

Theo nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học tại Đại học Y Nottingham (Anh), kết quả cho thấy vi sinh vật đường ruột đa dạng, cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột sẽ giúp giảm nguy cơ bị chứng xơ vữa động mạch, các bệnh lý về tim mạch, đột quỵ, liệt nửa người,…

Theo đó, các nhà khoa học đã thực hiện nghiên cứu trên hơn 600 cặp phụ nữ sinh đôi ở độ tuổi trung niên ở Anh. Các nhà khoa học đã tiến hành đo độ cứng của động mạch máu của những người tham gia nghiên cứu để đánh giá mức độ xơ vữa động mạch. Ngoài ra, họ lấy các mẫu máu và phân để đánh giá “sự đa dạng của vi khuẩn ruột”. Sau đó, họ so sánh kết quả với mức độ cứng của các mạch máu bên trong cơ thể.

Phó giáo sư Ana Valdes, tác giả nghiên cứu của Đại học Y Nottingham, đã chia sẻ với Live Science rằng độ cứng của các động mạch có thể có liên quan đến đái tháo đường. Những người có “đa dạng vi khuẩn đường ruột thấp, nhiều hại khuẩn” dễ bị các bệnh về tim hay đái tháo đường loại 2, béo phì, huyết áp.

Ngoài ra, một số vi khuẩn đường ruột có liên quan đến chuyển hóa cholesterol. Sự mất cân bằng của các vi khuẩn này có thể góp phần làm tăng mức cholesterol xấu, nếu không điều chỉnh có nguy cơ gây bệnh tim mạch. Vi khuẩn đường ruột đóng vai trò sản xuất các chất ảnh hưởng đến huyết áp. Sự mất cân bằng của những vi khuẩn trong hệ vi sinh đường ruột có thể dẫn đến tăng huyết áp, một yếu tố nguy cơ bệnh tim khác.

Hệ vi sinh vật đường ruột khi bị mất cân bằng, đa dạng vi khuẩn đường ruột thấp cũng gây ảnh hưởng đến cách cơ thể chúng ta xử lý và lưu trữ chất béo. Đường ruột không khỏe mạnh, mất cân bằng, sự gia tăng nhiều của hại khuẩn có thể góp phần gây ra béo phì, trong khí đó béo phì có liên quan chặt chẽ đến các vấn đề về tim mạch.

Để đa dạng vi khuẩn trong đường ruột, tăng nhiều lợi khuẩn để ngăn ngừa nguy cơ xơ vữa động mạch vành, các bệnh về tim mạch chúng ta nên thiết lập chế độ ăn uống khoa học, cân bằng với chế độ ăn giàu chất xơ, bổ sung thực phẩm chứa probiotic, prerbiotic, nên ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt; ăn ít carbohydrate tinh chế, chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, natri, sử dụng bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, tránh ăn khoai tây chiên hoặc bánh quy giòn; sử dụng dầu ô liu thay vì chất béo rắn; giảm lượng đường và chất thay thế đường, tập thể dục thể thao thường xuyên, giảm cân, bỏ hút thuốc lá, hạn chế căng thẳng, stress,…

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch ra sao

Các loại thực phẩm không tốt cho lợi khuẩn, hệ vi sinh đường ruột

Những thực phẩm tốt nhất cho hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh

Các yếu tố nguy cơ gây xơ vữa động mạch

Bệnh xơ vữa động mạch: Các tổn thương và cơ chế hình thành

Suckhoecuocsong.vn

Các tin liên quan

Các tin khác