Phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh khi uống nước để trong tủ lạnh
Phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh khi uống nước để trong tủ lạnh
Mùa hè nhiều gia đình thường đựng nước lọc trong chai nhựa cất trữ trong tủ lạnh để uống cho mát. Nhưng nếu không cất trữ cẩn thận có thể là nguyên nhân khiến vi khuẩn sinh sôi, lây nhiễm chéo, ngộ độc thực phẩm, thôi nhiễm nhựa... ảnh hưởng tới sức khỏe
Thói quen đựng nước lọc trong các chai nhựa để trong ngăn mát tủ lạnh với các thực phẩm khác được nhiều gia đình áp dụng nhất là vào mùa hè, thời tiết oi bức. Nhưng uống nước để trong tủ lạnh nếu không biết cách sẽ cực kỳ độc hại cho sức khỏe, vi khuẩn sinh sôi, lây nhiễm chéo, ngộ độc thực phẩm, thôi nhiễm nhựa...
Vào mùa hè nóng nực, nhiệt độ tăng cao khiến nhiều người thường sử dụng các loại đồ uống lạnh để giải tỏa cơn nóng nực. Nước uống được đựng trong các chai nhựa đặt trong ngăn mát trong tủ lạnh là đồ uống yêu thích của nhiều người. Nước lạnh giúp chúng ta cảm thấy sảng khoái, dịu cơ khát, tỉnh táo hơn. Nhiều gia đình thường tận dụng các chai nhựa đã sử dụng đem cho nước sôi để nguội để cất trữ trong ngăn mát tủ lạnh, uống dần. Loại nước sôi để nguội là loại nước trung tính, không có độ chua, độ mặt như các loại nước mơ, nước sấu, nước me, nước dâu nên an toàn hơn nhiều.
Nhưng những chai đựng nước mới là điều chúng ta cần quan tâm nhất. Bởi khá nhiều người sau khi sử dụng các chai nước ngọt, nước lọc nhận thấy chai còn sạch, mới nên tiếp tục sử dụng. Hay những gia đình còn sử dụng chai nhựa đựng nước lọc trong tủ lạnh lưu cữu hàng tháng trời.
Theo các chuyên gia sức khỏe cho biết việc uống nước để trong tủ lạnh kiểu này thực sự không tốt cho sức khỏe. Việc dùng đi dùng lại chai nhựa, mở nắp chai nhiều lần... sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển, người dùng có thể bị ngộ độc, gặp vấn đề đường tiêu hóa, gây đau bụng, rối loạn tiêu hóa,... Nhất là khi các chai nhựa đựng nước uống thường được đặt cạnh những món đồ ăn trong tủ lạnh, có nguy cơ lây nhiễm chéo cực kỳ cao.
Bên cạnh đó, việc dùng đi dùng lại chai nhựa đựng nước uống trong tủ lạnh còn có nguy cơ khiến cơ thể nạp nhựa vào người. Khả năng thôi nhiễm nhựa ra nước lọc tất nhiên rất kém so với những loại nước có độ chua, mặn rõ ràng nhưng không phải không có nguy cơ gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Nhiều người thường rửa sạch các chai nhựa nhưng dù có rửa sạch đến đâu thì các loại vi khuẩn vẫn tích tụ bên ngoài vỏ chai theo thời gian Đặc biệt, nhiều chai nhựa có chứa các hợp chất hóa học nguy hiểm được gọi là BPA và PET, những chất này khi nạp vào cơ thể có thể gây bệnh tim mạch, tiểu đường.
Vậy muốn uống nước mát để tủ lạnh trong mùa hè nên làm gì?
Để đảm bảo an toàn, phòng tránh vi khuẩn sinh sôi, lây nhiễm chéo, ngộ độc thực phẩm, thôi nhiễm nhựa... khi uống nước mát trong tủ lạnh nên tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
Chỉ đựng nước uống trong chai nhựa 1-2 lần
Các chai nhựa đựng nước uống trong tủ lạnh có thể an toàn cho sức khỏe nếu đảm bảo chai đựng sạch sẽ, dùng tái chế 1-2 lần, không sử dụng quá nhiều. Tuyệt đối không dùng lưu trữ từ ngày này sang ngày khác, từ tháng này sang tháng khác để tránh nhiễm khuẩn chéo, thôi nhiễm nhựa, sản sinh chất gây ung thư hoặc gây bệnh mãn tính ảnh hưởng tới sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
Sử dụng tủ có tích hợp tính năng lấy nước bên ngoài
Nếu như có điều kiện có thể sử dụng các tủ có tích hợp tính năng lấy nước bên ngoài để phòng tránh lấy nhiễm vi khuẩn. Khi sử dụng tủ lạnh có tích hợp tính năng lấy nước bên ngoài giúp bạn tiết kiệm thời gian, không cần phải lách cách đun nước rồi đợi nguội, sau đó đổ nước vào chai nhựa và tiếp tục chờ làm mát nữa mà bất cứ nào muốn uống nước lạnh là cũng có thể sử dụng được ngay.
Sử dụng bình đựng thủy tinh
Để đảm bảo an toàn, tránh lây nhiễm chéo, ngộ độc thực phẩm, thôi nhiễm nhựa... nên sử dụng bình đựng thủy tinh để đựng nước uống trong tủ lạnh. Thủy tinh là chất liệu an toàn hơn nhựa sử dụng một lần, có thời gian bảo hành kéo dài. Nhưng khi sử dụng các loại bình thủy tinh đựng nước nên sử dụng loại bình có nắp đậy thật kín, tránh lây nhiễm vi khuẩn trong không gian tủ lạnh.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
5 thói quen tập thể dục vào mùa hè cần bỏ ngay, tránh gây đột quỵ
Phát triển nhựa sinh học tự phân hủy từ vỏ cam và CO2
Tái chế chai nhựa đã qua sử dụng biến đổi thành hương liệu vani
Cách giảm thiểu, tái chế nhựa, rác thải trong phòng thí nghiệm
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
- Ngộ độc rượu mật nhân: cách nhận biết, sơ cứu chuẩn xác nhất
- Cách sơ cứu khi bị ngộ độc so biển
- Cách xử trí khi bị ngộ độc dứa chuẩn xác
- Cách xử lý ngộ độc thực phẩm tại nhà hiệu quả
- Cảnh báo ngộ độc chì: Chì vào cơ thể bằng cách nào, gây ngộ độc ra sao, nguy hiểm với trẻ nhỏ đến mức nào
- Nhận biết ngộ độc thực phẩm trong ngày Tết và cách xử lý
- Bí quyết phòng ngừa ngộ độc trong kỳ nghỉ lễ
- Ngộ độc thịt cóc: nguyên nhân, dấu hiệu, cách xử trí chuẩn nhất
- Nhóm rau củ quả tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc
- Ngộ độc trà sữa dấu hiệu nhận biết, cách xử lý chuẩn
- Ngộ độc trà sữa nguyên nhân do đâu, cách xử trí chuẩn nhất
- Biến chứng do ngộ độc khí CO nguy hiểm ra sao?
- Ngộ độc sắn, say sắn: triệu chứng, cách xử lý chuẩn nhất
- Sau khi ngộ độc thực phẩm nên ăn uống như thế nào?
- Cẩn trọng ngộ độc từ thực phẩm đường phố trong mùa hè
- Tránh nguy cơ ngộ độc khi bảo quản thực phẩm trong tủ đông
- Dấu hiệu nhận biết ngộ độc rượu, cách giảm nôn nao sau uống rượu
- Tránh ngộ độc nấm những điều cần nhớ
- Những món ăn để qua đêm dễ gây ngộ độc, ung thư không nên ăn
- Xử lý ngộ độc dứa, cách phòng ngừa hiệu quả nhất
Các tin khác
-
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào? -
Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Sau mưa bão ngập lụt thực phẩm, nguồn nước dễ bị nhiễm khuẩn do đó để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột cần áp dụng các nguyên tắc dưới đây. -
Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
Vitamin C có trong những thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, chống lão hóa, làm đẹp da mà còn có lợi cho sức khỏe đường ruột. -
Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nâng cao sức khỏe tinh thần, hạn chế căng thẳng, stress là một trong những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, có lợi cho sức khỏe tổng thể. -
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo lành mạnh không chỉ hỗ trợ cơ thể giảm viêm khi hệ miễn dịch phản ứng với các mầm bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. -
Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột
Những loại đồ uống dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe đường ruột. -
Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột
Tiêu thụ những thực phẩm chứa prebiotic sẽ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp cho hệ vi sinh đường ruột cân bằng.