Bí quyết phòng ngừa ngộ độc trong kỳ nghỉ lễ
Bí quyết phòng ngừa ngộ độc trong kỳ nghỉ lễ
Những ngày cuối năm các kỳ nghỉ lễ kéo dài, một số gia đình lựa chọn đi du lịch dài ngày, số khác đi thăm quê hương, anh em trong họ tộc hoặc ở nhà nghỉ ngơi... Tuy nhiên có một thực tế là các kỳ nghỉ thường xảy ra những vụ ngộ độc thực phẩm, bia rượu, tai nạn …không chỉ vậy việc ăn uống thất thường, thức khuya…cũng khiến tâm trạng uể oải, mệt mỏi. Vậy làm thế nào để có sức khỏe tốt, năng lượng dồi dào sau các kỳ nghỉ lễ.
Số liệu tổng hợp của Bộ Y Tế cho thấy các kỳ nghỉ lễ dài ngày thường xảy ra các vấn đề như ngộ độc thực phẩm, ngộ độc hoá chất, đuối nước, té ngã…ở trẻ nhỏ và người cao tuổi, người nghiện rượu bia.
Ngộ độc thực phẩm
Các chuyên gia nhận định ngộ độc thực phẩm thường gặp nhất trong các cuộc vui và những ngày lễ tết. Theo báo cáo của các bệnh viện, ngộ độc thực phẩm tăng mạnh vào những ngày lễ tết. Để giữ gìn sức khoẻ, người dân cần ăn chín, uống sôi, hạn chế ăn những đồ ăn bán bên lề đường, hàng rong…
Vai trò của người đứng bếp rất quan trọng vì vậy cần lựa chọn những thực phẩm tươi sống, có trích xuất nguồn gốc rõ ràng, trước khi chế biến món ăn cần rửa tay với xà phòng, đeo khẩu trang, hạn chế nói chuyện trong khi chế biến thực phẩm. Cần hạn chế bia rượu, đồ uống có cồn để bảo vệ sức khoẻ.
Ngộ độc rượu
Ngộ độc rượu xảy ra khi cơ thể tiêu thụ quá nhiều rượu cồn, vượt quá khả năng xử lý của cơ thể. Ngoài ra việc uống quá nhiều rượu trong một khoảng thời gian ngắn có thể làm tăng nồng độ cồn trong máu, vượt quá khả năng của gan để xử lý gây ảnh hưởng đến chức năng của hệ thống thần kinh và cơ bắp. Uống rượu quá nhanh cũng có thể dẫn đến việc cơ thể không kịp thời xử lý cồn, tăng nguy cơ ngộ độc.
Lượng cồn cho phép có thể thay đổi tùy theo quy định của từng quốc gia, thông thường mức lượng cồn ở người trưởng thành khoảng 1-2 đơn vị đồ uống tiêu chuẩn trong một ngày. Tuy nhiên, đối với một số người, nhất là những người có bệnh nền, người cao tuổi việc không nên sử dụng đồ uống chứa cồn.
Ngộ độc hoá chất
Ngộ độc hoá chất xảy ra khi cơ thể tiếp xúc hoặc hít phải một loại hoá chất độc hại. Việc nhầm lẫn khi sử dụng hoá chất để làm bánh, chế biến món ăn…có thể gây ngộ độc dẫn đến các triệu chứng từ nhẹ đến nghiêm trọng như: đỏ, ngứa, ho, khó thở, mệt mỏi, buồn nôn, nôn mửa, thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Trong trường hợp nghi ngờ ngộ độc hoá chất, cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế ngay.
Phương pháp bảo vệ sức khoẻ
Điều chỉnh khẩu phần ăn uống:
Duy trì chế độ ăn khoa học và điều chỉnh lượng thức ăn tiêu thụ. Hạn chế ăn quá nhiều đồ ăn nặng, chất béo và đường, tăng cường ăn rau, trái cây và các thực phẩm giàu chất xơ, các loại củ, quả như xu hào, cà rốt, bí đao, bí đỏ…
Uống đủ lượng nước cần thiết:
Trong những ngày lễ, việc uống rượu, đồ uống có gas hoặc đồ uống có đường tăng cao tuy nhiên cần chú ý để uống đủ nước. Đối với người trưởng thành cần uống khoảng 2-3 lít nước mỗi ngày. Lượng nước ở trẻ em phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ và cân nặng từ khoảng 0.7 đến 1 lít nước mỗi ngày.
Giữ giấc ngủ đủ 8h/ngày:
Duy trì thời gian ngủ cố định và đảm bảo giấc ngủ 8h/ngày. Đảm bảo ngủ ngon giấc, ngủ đủ sâu để cơ thể có thể phục hồi.
Kiểm soát stress:
Ngày lễ tết với lịch trình bận rộn và áp lực xã hội do đó cần kiểm soát stress với các môn như thiền, yoga, bơi, đi dạo… để giảm bớt áp lực.
Duy trì lịch trình vận động:
Duy trì thời gian để vận động hàng ngày như đi bộ, tập thể dục nhẹ nhàng, tập yoga, làm các việc trong gia đình để duy trì sức khoẻ, thể lực.
Đối với những gia đình đi du lịch trong kỳ nghỉ lễ cần lựa chọn những nơi nghỉ có các hàng quán đảm bảo an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn của Bộ Y Tế, tránh ăn những thực phẩm khổng rõ nguồn gốc, thực phẩm bày bán trên hè đường…
Suckhoecuocsong.vn
Các tin khác
-
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào? -
Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Sau mưa bão ngập lụt thực phẩm, nguồn nước dễ bị nhiễm khuẩn do đó để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột cần áp dụng các nguyên tắc dưới đây. -
Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
Vitamin C có trong những thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, chống lão hóa, làm đẹp da mà còn có lợi cho sức khỏe đường ruột. -
Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nâng cao sức khỏe tinh thần, hạn chế căng thẳng, stress là một trong những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, có lợi cho sức khỏe tổng thể. -
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo lành mạnh không chỉ hỗ trợ cơ thể giảm viêm khi hệ miễn dịch phản ứng với các mầm bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. -
Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột
Những loại đồ uống dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe đường ruột. -
Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột
Tiêu thụ những thực phẩm chứa prebiotic sẽ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp cho hệ vi sinh đường ruột cân bằng.