Cách sơ cứu khi bị ngộ độc so biển
So biển là loài sinh vật có ngoại hình rất giống với loài sam biển nên nhiều người dễ nhầm lẫn, khi ăn phải gây tình trạng ngộ độc so biển.
So biển có tên khoa học là Carcinoscorpius Rotundicauda, sinh sống chủ yếu ở những lạch nước nhỏ, ven biển, nền đáy cát hoặc bùn mềm. Ngoại hình của loài sinh vật này khá giống với loài sam biển nên nhiều người nhầm lẫn. Khác với loài sam biển, so biển có chứa chất độc có tên là Tetrodotoxins, loại chất độc này thường tập trung chủ yếu ở buồng trứng, độc tố sẽ càng cao khi so biển vào mùa sinh sản.
Chất độc Tetrodotoxins của so biển không bị loại trừ dù bị nấu chín ở nhiệt độ cao nên ngay cả khi nấu chín chúng ta ăn nhầm phải thịt loài so biển này cũng sẽ bị nhiễm độc, xuất hiện các triệu chứng bị ngộ độc như bình thường.
Sau khi xâm nhập vào cơ thể chất độc Tetrodotoxins sẽ được hấp thụ nhanh qua đường tiêu hóa trong khoảng 10 - 15 phút, đạt nồng độ cao nhất trong khoảng 20 phút, bắt đầu xuất hiện các triệu chứng của nhiễm độc sau vài giờ. Nếu không được phát hiện sớm, sơ cứu kịp thời người nhiễm độc sẽ có khả năng bị nguy hiểm đến tính mạng.
Triệu chứng nhận biết khi bị ngộ độc so biển
Các triệu chứng bị ngộ độc so biển sẽ xuất hiện sau khi ăn các món ăn có chứa so biển khoảng từ 30 phút đến 60 phút, các triệu chứng có thể bao gồm:
+ Nôn mửa
+ Đau bụng
+ Tê môi, tê miệng, tê tay chân, tê quanh vùng môi miệng
+ Toàn thân có biểu hiện mệt mỏi
+ Trạng thái thần kinh li bì, lơ mơ
+ Khó thở, suy hô hấp
+ Liệt các cơ vận động, cơ hô hấp
+ Tụt huyết áp, rối loạn nhịp tim
+ Hôn mê sâu
Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị ngộ độc so biển
+ Hãy kích thích phản ứng nôn cho nạn nhân (nôn càng nhiều càng tốt)
+ Súc rửa dạ dày bằng than hoạt tính để thải loại bớt chất độc bên trong cơ thể
+ Nhanh chóng di chuyển người bị ngộ độc ốc biển đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ kịp thời xử trí.
+ Nếu người bị ngộ độc so biển có biểu hiện khó thở, các bác sĩ sẽ lập tức tiến hành hô hấp nhân tạo, cho thở bằng máy.
+ Điều trị thải độc bằng thuốc bài niệu, gây nôn hết thức ăn, rửa dạ dày khẩn cấp, hồi sức tích cực theo phác đồ
Phòng ngừa ngộ độc so biển
+ Phân biệt sam biển, so biển chuẩn xác khi lựa chọn thực phẩm trước khi chế biến món ăn
+ Tuyệt đối không sử dụng so biển để làm món ăn dưới bất kỳ hình thức nào
+ Nếu sau khi ăn so biển hay bất cứ loài sinh vật biển nào có triệu chứng như rát bỏng ở môi và đầu lưỡi, đau đầu, đau bụng, buồn nôn… cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
- Cách xử trí khi bị ngộ độc dứa chuẩn xác
- Cách xử lý ngộ độc thực phẩm tại nhà hiệu quả
- Cảnh báo ngộ độc chì: Chì vào cơ thể bằng cách nào, gây ngộ độc ra sao, nguy hiểm với trẻ nhỏ đến mức nào
- Nhận biết ngộ độc thực phẩm trong ngày Tết và cách xử lý
- Bí quyết phòng ngừa ngộ độc trong kỳ nghỉ lễ
- Ngộ độc thịt cóc: nguyên nhân, dấu hiệu, cách xử trí chuẩn nhất
- Nhóm rau củ quả tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc
- Ngộ độc trà sữa dấu hiệu nhận biết, cách xử lý chuẩn
- Ngộ độc trà sữa nguyên nhân do đâu, cách xử trí chuẩn nhất
- Biến chứng do ngộ độc khí CO nguy hiểm ra sao?
- Ngộ độc sắn, say sắn: triệu chứng, cách xử lý chuẩn nhất
- Sau khi ngộ độc thực phẩm nên ăn uống như thế nào?
- Cẩn trọng ngộ độc từ thực phẩm đường phố trong mùa hè
- Tránh nguy cơ ngộ độc khi bảo quản thực phẩm trong tủ đông
- Dấu hiệu nhận biết ngộ độc rượu, cách giảm nôn nao sau uống rượu
- Tránh ngộ độc nấm những điều cần nhớ
- Những món ăn để qua đêm dễ gây ngộ độc, ung thư không nên ăn
- Xử lý ngộ độc dứa, cách phòng ngừa hiệu quả nhất
- Bỏ ngay 5 thói quen ăn cà muối để tránh ngộ độc, ung thư
Các tin khác
-
Mẹo bảo vệ tài sản trong mùa mưa bão
Bảo vệ tài sản an toàn, tránh bị hư hại hay thất lạc khi nước lũ dâng cao trong mùa mưa bão hãy áp dụng các mẹo hay dưới đây. -
Kỹ năng thoát hiểm ngoài đường khi gặp nước lũ, sạt lở đất
Mưa bão khiến cho việc di chuyển ngoài đường gặp nhiều nguy hiểm nhất là các khu vực miền núi, vậy cần trang bị những kỹ năng gì để đảm bảo an toàn khi di chuyển ngoài đường -
Mùa mưa bão cần kiểm tra các vị trí nào trong nhà để tránh ngập hiệu quả?
Để tránh ngôi nhà bị ngập trong mùa mưa bão trước đó chúng ta nên kiểm tra những vị trí dưới đây trong nhà, xử lý các vấn đề phát sinh nhanh chóng giúp bảo vệ ngôi nhà an toàn. -
Kỹ năng thoát hiểm trong vụ sạt lở đất
Sạt lở đất là hiện tượng địa chất có tính nguy hiểm cao, gây nhiều thiệt hại về tài sản, con người lớn. Để phòng tránh nguy hiểm trong các vụ lở đất cần ghi nhớ điều gì? -
Cách xử lý môi trường sau mưa bão ngập lụt chuẩn nhất
Sau mưa bão khiến môi trường bị ô nhiễm do các loại rác thải, vật liệu xây dựng, xác súc vật phân hủy, nguồn nước bị ô nhiễm nếu không xử lý đúng cách sẽ gây nhiều bệnh dịch nguy hiểm cho sức khỏe. -
Bật mí cách gia cố nhà cửa trước trong mùa mưa bão
Trước khi mưa bão để giảm thiểu thiệt hại tài sản, nhà cửa người dân nên gia cố bằng những biện pháp hiệu quả dưới đây. -
Kỹ năng phòng tránh cây ngã đổ trong mùa mưa bão
Mưa bão kèm theo gió giật mạnh khiến cho một số cây xanh bị bật gốc, ngã đổ gãy, nhánh cây rơi trúng gây nguy hiểm cho người dân đang lưu thông trên đường. Đề phòng cây xanh ngã đổ trong mùa mưa bão chúng ta cần làm gì? -
Kỹ năng cần dạy trẻ trong mùa mưa bão
Cha mẹ nên trang bị cho con những kỹ năng đảm bảo an toàn, khả năng thích nghi khi thời tiết mưa bão tránh nguy hiểm đến tính mạng -
Cách đảm bảo an toàn khi đi cứu trợ khu vực bão lũ
Đảm bảo an toàn cho bản thân, các thành viên trong đoàn cứu trợ tại các khu vực bão lũ bị ảnh hưởng cần lưu ý những điều sau đây. -
Cứu trợ vùng bão lũ nên chọn những nhu yếu phẩm gì
Khi chuẩn bị những đồ dùng để cứu trợ cho những khu vực bị ảnh hưởng bởi bão lũ, sạt lở đất, lũ quét nên lựa chọn những nhu yếu phẩm nào vừa tránh lãng phí, thiết thực nhất cho người dân.