Cách xử trí khi bị ngộ độc dứa chuẩn xác

7/2/2024 1:55:00 PM
Dứa giàu chất xơ cùng hàm lượng vitamin, khoáng chất cao nên rất có lợi cho sức khỏe. Nhưng nếu sơ chế, ăn dứa không đúng cách rất dễ gặp tình trạng ngộ độc dứa gây ảnh hưởng cho sức khỏe.

 

Dứa giàu chất xơ cùng hàm lượng vitamin, khoáng chất cao nên rất có lợi cho sức khỏe. Nhưng nếu sơ chế, ăn dứa không đúng cách rất dễ gặp tình trạng ngộ độc dứa gây ảnh hưởng cho sức khỏe.

Dứa là loại trái cây có nhiều vào mùa hè, sở hữu hương vị thơm ngon, chứa nhiều vitamin C, vitamin A, vitamin K, vitamin B6, choline, canxi, kẽm, mangan, bromelain, axit phenolic, flavonoid,… có nhiều lợi ích cho sức khỏe như: kháng khuẩn, chống ung thư, chống viêm, bảo vệ và chữa bệnh tim mạch, tăng cường khả năng miễn dịch, làm dịu cơn ho, tăng cường sức khỏe xương khớp, chỗng lão hóa da, bảo vệ sức khỏe lão bộ, hỗ trợ giảm thiểu các triệu chứng cúm, cảm lạnh, ho khan,…

Nguyên nhân ngộ độc dứa

Ngộ độc dứa xảy ra do dị ứng với nấm Candida trepicalis được ký sinh ở mắt của quả dứa hoặc do men phân giải protein có trong dứa. Loại men này làm tăng sức thẩm thấu của niêm mạc dạ dày và dẫn đến protein dị tính đại phân tử có trong đường ruột, dạ dày thấm vào dịch máu gây phản ứng đối với cơ thể người quá nhạy cảm.

Dấu hiệu nhận biết ngộ độc dứa

Sau khi ăn dứa nếu cơ thể xuất hiện các triệu chứng dưới đây cần xử lý ngay lập tức tránh ảnh hưởng sức khỏe

+ Buồn nôn, nôn mửa

+ Khó chịu

+ Đau bụng quằn quại

+ Nổi mề đay

+ Khó thở

+ Ngứa ngáy toàn thân

+ Miệng lưỡi tê dại

+ Cơ thể chảy mồ hôi

+ Người có cơ thể quá nhạy cảm có thể sẽ bị lạnh da, mạch đập nhanh, hạ huyết áp…

Hướng dẫn cách xử lý khi bị ngộ độc dứa

Trường hợp ngộ độc dứa nhẹ

Nếu xuất hiện các triệu chứng ngộ độc dứa nhẹ, chúng ta có thể xử lý ngay tại nhà bằng cách gây nôn cho người bị ngộ độc dứa.

Gây nôn bằng cách dùng tay đưa sâu vào họng cho nôn hết ra những thứ đã ăn phải. Trước khi dùng tay cần khử trùng tay sạch sẽ trước khi thực hiện và chỉ sử dụng trong trường hợp cần thiết chứ không lạm dụng phương pháp này nhất là đối với trẻ nhỏ.

Cho người bị ngộ độc dứa sử dụng than hoạt tính giúp giải trừ chất độc của dứa trong cơ thể. Dùng khoảng 20g pha trong 200ml nước. Nên uống lại sau 2 giờ với liều lượng 100g ở người lớn và 25 - 30g ở trẻ em.

Trường hợp ngộ độc dứa nặng

Nếu người bị ngộ độc dứa nặng xuất hiện các triệu chứng nôn mửa, cơ thể chảy mồ hôi, miệng lưỡi tê dại, khó thở, suy hô hấp cần nhanh chóng di chuyển người bị ngộ độc đến các cơ sở y tế. Tại các cơ sở y tế các bác sĩ sẽ thăm khám, kiểm tra sức khỏe người bệnh, truyền dịch cho người bị ngộ độc tùy theo tình trạng mất nước trong cơ thể do nôn mửa hoặc tiêu chảy kết hợp sử dụng thuốc theo chỉ định giúp người bệnh thoát khỏi cơn nguy hiểm.

Phòng ngừa ngộ độc dứa như thế nào

Để tránh tình trạng ngộ độc dứa khi ăn dứa chúng ta cần:

+ Sau khi gọt vỏ hãy bỏ hết các mắt dứa, cắt thành từng miếng rồi cho vào nước muối nhạt ngâm trong khoảng 10 phút, men phân giải protein sẽ bị ức chế trong nước muối.

+ Không sử dụng dứa bị dập nát, có hiện tượng thối hỏng, nấm mốc nên chọn dứa tươi, còn nguyên vẹn.

+ Nếu sử dụng dứa để xào nấu thì vẫn phải gọt sạch vỏ và bỏ mắt dứa sau đó rửa sạch quả dứa và tráng lại bằng nước muối nhạt.

+ Người có bệnh chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu (chảy máu cam, sốt xuất huyết, vết thương lớn, phụ nữ băng huyết…), người bị bệnh dạ dày, viêm loét dạ dày, bệnh tiểu đường, viêm răng, lở loét miệng, huyết áp cao, người dễ bốc hỏa, người có cơ địa dị ứng không nên ăn dứa.

+ Không ăn dứa khi bụng đói.

Suckhoecuocsong.vn

Các tin liên quan

Các tin khác

  • Kỹ năng xử lý khi bị bỏng bô xe máy tránh để lại sẹo

    Kỹ năng xử lý khi bị bỏng bô xe máy tránh để lại sẹo

    Bỏng bô xe máy là một trong sự cố khá thường gặp khi đi xe máy, nếu không được sơ cứu, xử lý kịp thời vết bỏng rất dễ bị nhiễm trùng, để lại sẹo trên da.
  • Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lạnh

    Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lạnh

    Bỏng lạnh là một dạng vết thương trên da xảy ra khi da tiếp xúc trực tiếp với những đồ vật hoặc nước đá quá lạnh, di chuyển trên băng tuyết gây tổn thương các mô da, đau đớn, tế cứng.
  • Kỹ năng đảm bảo an toàn khi chèo SUP

    Kỹ năng đảm bảo an toàn khi chèo SUP

    SUP là môn thể thao dưới nước nổi tiếng được nhiều người yêu thích, nhưng để đảm bảo an toàn, tránh bị tai nạn khi tham gia môn thể thao chèo SUP cần trang bị những kỹ năng dưới đây.
  • Kỹ năng sơ cứu khi bị thú hoang cắn khi đi rừng

    Kỹ năng sơ cứu khi bị thú hoang cắn khi đi rừng

    Những vết cắn từ thú hoang trong rừng tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe. Để đảm bảo an toàn, tránh bị truyền nhiễm bệnh nguy hiểm cần sơ cứu như thế nào khi bị thú hoang cắn.
  • Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lưỡi tránh nhiễm trùng

    Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lưỡi tránh nhiễm trùng

    Bỏng lưỡi không gây nguy hiểm nhưng nếu sơ cứu, chăm sóc không đúng cách có thể gây đau đớn, khó chịu thậm chí nhiễm trùng. Để giúp giảm nhẹ cảm giác đau đớn, khó chịu khi bị phỏng lưỡi cần thực hiện các bước sơ cứu sau.
  • Hướng dẫn sơ cứu nhanh khi bị bỏng axit

    Hướng dẫn sơ cứu nhanh khi bị bỏng axit

    Phòng ngừa da bị tổn thương nghiêm trọng khi bị bỏng axit cần nhanh chóng thực hiện các bước sơ cứu như sau
  • Cách sơ cứu chuẩn khi bị trật mắt cá chân tại nhà

    Cách sơ cứu chuẩn khi bị trật mắt cá chân tại nhà

    Trật mắt cá chân hay lật sơ mi gây tổn thương hoặc đứt dây chằng khiến cho việc đi lại, vận động hàng ngày bị ảnh hưởng. Để tránh chấn thương trở nên nghiêm trọng hơn khi bị trật mắt cá chân nên sơ cứu như nào?
  • Kỹ năng sơ cứu khi bị giập ngón tay

    Kỹ năng sơ cứu khi bị giập ngón tay

    Giập ngón tay nếu sơ cứu không đúng cách có thể khiến cho chấn thương lâu lành hơn, tăng nguy cơ nhiễm trùng. Khi bị giập ngón tay hãy thực hiện các bước sơ cứu dưới đây giúp chấn thương mau lành, tránh ảnh hưởng đến xương.
  • Bí quyết giúp uống rượu bia không say

    Bí quyết giúp uống rượu bia không say

    Đảm bảo an toàn cho sức khỏe khi uống rượu hãy áp dụng những mẹo hay dưới đây giúp tránh say rượu bia sau những cuộc họp, gặp mặt, liên hoan.
  • Kỹ năng xử lý chuột rút khi bơi trong nước lũ

    Kỹ năng xử lý chuột rút khi bơi trong nước lũ

    Trong những ngày mưa lũ việc phải bơi trong nước ngập nếu không cẩn thận rất dễ bị chuột rút gây nguy hiểm cho sức khỏe, tăng nguy cơ đuối nước. Để phòng ngừa chuột rút khi ở dưới nước nên làm gì?