Phát triển nhựa sinh học tự phân hủy từ vỏ cam và CO2
Với mong muốn phát triển một loại nhựa sinh học không gây ô nhiễm môi trường, có thể phân hủy, không ảnh hưởng tới hệ sinh thái. Mới đây các nhà nghiên cứu đến từ trường Đại học Bayreuth, Đức đã nghiên cứu phát triển loại nhựa sinh học mới có tên gọi PlimC từ vỏ cam và CO2.
Polycarbonate này là kết quả sự tổng hợp limonene với carbon dioxide. Phương pháp sản xuất này đảm bảo sản phẩm không chứa chất độc bisphenol A, khác với các nhựa polycarbonat thông thường mà chúng ta vẫn hay thường sản xuất.
Ngoài ra, nhựa sinh học tự phân hủy từ vỏ cam và CO2 có một số tính chất rất phù hợp cho các ứng dụng công nghiệp: PLimC cứng, chịu nhiệt và trong suốt, đặc biệt phù hợp làm vật liệu cho các lớp phủ bề mặt.
GS.TS Seema Agarwal, Oliver Hauenstein và GS.TS Andreas Greiner (từ trái sang phải) với lò phản ứng tổng hợp polymer. Ảnh: Christian Wißler
GS.TS Andreas Greiner, trưởng nhóm nghiên cứu Bayreuth cho biết: “Hiện chúng tôi đang mở rộng đáng kể những phát hiện, được công bố trong năm 2019 trong nghiên cứu mới. Những kết quả cụ thể cho thấy PLimC rất phù hợp làm nguyên liệu thô cho rất nhiều loại sản phẩm khác nhau.
Một điều khá thú vị là sản xuất từ nguyên liệu PLimC mới này là những polymer kháng khuẩn, có khả năng ngăn chặn sự tích tụ vi khuẩn E-coli.
Khi sử dụng PlimC từ vỏ cam và CO2 làm nguyên liệu cho các thùng chứa container, sử dụng trong điều trị và chăm sóc y tế có thể làm giảm đáng kể nguy cơ nhiễm trùng. PlimC cũng có thể sản xuất các chi tiết cấy ghép nhựa trong cơ thể con người tương tự như các polymer.
Ngoài ra, nhờ đặc tính đặc chưng của các polymer từ PlimC là có thể hòa tan trong nước biển thành các thành phần vô hại về sinh thái, sau đó bị phân hủy hoàn toàn.
Những loại nhựa từ nguyên vật liệu thô PlimC nếu được sử dụng để sản xuất chai, túi hoặc các vật dụng khác sẽ ngăn chặn sự gia tăng ô nhiễm từ những hạt nhựa PVC không hòa tan.
Oliver Hauenstein, nhà khoa học thực hiện nghiên cứu then chốt để tổng hợp và thử nghiệm ứng dụng loại nhựa mới cho biết: khả năng phát triển các vật liệu thông dụng mới dựa trên PlimC hầu như không có giới hạn.
Nguyên vật liệu mới PLimC rất dễ xử lý và thân thiện với môi trường. Những chất thải từ các công ty sản xuất nước cam có thể được thu hồi tái chế thay vì thải ra môi trường bên ngoài. Khí CO2 trong hiệu ứng nhà kính có thể được sử dụng chứ không cần thiết phải xả ra ngoài khí quyển.
Cuối cùng, các loại nhựa PLimC khác nhau có thể dễ dàng tổng hợp mà không cần những kỹ thuật cao cấp hoặc đầu tư về mặt tài chính lớp. Nhựa PlimC vô hại đối với sinh thái, không gây ô nhiễm môi trường do có thể phân hủy và tái chế.
Suckhoecuocsong.vn/Nguồn Khoahocdoisong
Các tin khác
-
Malaysia nghiên cứu phát triển vaccine Covid-19 dạng xịt mũi hoặc uống
Rất nhiều người không được tiêm vaccine ngừa Covid-19 do sợ kim tiêm do đó các nhà nghiên cứu tại Malaysia đã nghiên cứu phát triển vaccine Covid-19 dạng uống hoặc xịt mũi -
Phát triển thiết bị phân tích chất lượng nước sinh hoạt bằng giấy
Các nhà nghiên cứu thuộc Trường đại học Công giáo Louvain (UCLouvain) đã nghiên cứu, phát triển một thiết bị phân tích được chất lượng nước bằng giấy. -
Phát triển vật liệu in 3D có khả năng tiêu diệt virus SARS-CoV-2
Loại vật liệu in 3D đầu tiên trên thế giới được nghiên cứu và phát triển có khả năng tiêu diệt virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 trên bề mặt trong vòng 20 phút, giảm nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng. -
Chế tạo robot lỏng hoạt động liên tục không cần pin, nguồn điện
Nhóm các nhà nghiên cứu Khoa Năng lượng thuộc Phòng thí nghiệm Quốc gia Lawrence Berkeley (LBNL) và Đại học Massachusetts Amherst đã chế tạo một loại robot lỏng hoạt động liên tục không cần điện. -
Phát triển loại thép không gỉ có thể tiêu diệt virus SARS-CoV-2
Các nhà nghiên cứu tại Hồng Kông đã nghiên cứu phát triển một loại thép không gỉ có khả năng tiêu tiệt SARS-CoV-2 trong vài giờ giúp hạn chế sự lây lan virus ở các khu vực công cộng, thang máy, tay nắm cửa,… -
Nhật Bản phát minh loại khẩu trang phát hiện được Covid-19
Nhóm các nhà khoa học đến từ Đại học tỉnh Kyoto (KPU), nằm ở phía tây Nhật Bản đã nghiên cứu phát minh ra một loại khẩu trang không những ngăn ngừa lây nhiễm Covid-19 mà còn có khả năng phát hiện nếu tiếp xúc với SARS-CoV-2 -
Sáng chế loại kẹo cao su giúp giảm lây nhiễm Covid-19
Mới đây, các nhà khoa học Mỹ đã sáng chế một loại kẹo cao su mới có khả năng giúp bẫy virus SARS-CoV-2, từ đó giảm các ca lây nhiễm Covid-19. -
Mũ cách ly di động phòng chống dịch Covid-19 lợi hại như thế nào?
"Mũ cách ly" di động Vihelm của 3 bạn trẻ Việt Nam được Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới vinh danh, trao danh hiệu Đại sứ trẻ Sở hữu trí tuệ. Vậy sáng chế “chiếc mũ cách ly di động” này có điểm gì đặc biệt trong việc phòng chống dịch Covid-19 hiện nay? -
Trung Quốc phát triển robot tí hon chở thuốc đến tiêu diệt tế bào ung thư
Nghiên cứu mới đăng trên tạp chí ACS Nano cho biết, các nhà khoa học Trung Quốc phát triển robot động vật in 3D có thể di chuyển trong mạch máu, mang theo hạt nano thuốc và tự động phun ra khi đến đích. -
Nghiên cứu phát triển biến bã cà phê thành vật liệu dùng trong pin Lithium-ion
Bã cà phê không chỉ sử dụng để chăm sóc da, làm đẹp, khử mùi ẩm mốc, phân bón,…mà các nhà nghiên cứu tại Indonesia đã phát triển phương pháp biến bã cà phê thành vật liệu dùng trong pin Lithium-ion.