Nhóm rau củ quả tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc
Thế giới thực phẩm đa dạng và phong phú phục vụ nhu cầu ẩm thực, tăng cường sức khỏe khỏe cho người dân. Thực đơn của người Việt không thể thiếu thịt cá, các loại rau củ quả theo mùa như rau muống, mùng tơi, xu hào, bắp cải... các loại trái cây tráng miệng như xoài, bưởi, chuối, hồng, táo, na…. Tuy nhiên ngoài nguyên tắc ăn chín, uống sôi, không sử dụng thực phẩm lâu ngày, thực phẩm không rõ nguồn gốc, người dân cần đề phòng nhóm củ quả tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc dưới đây.
Khoai tây xanh
Vỏ khoai tây thường có màu nâu nhạt hoặc vàng nhẹ, tuy nhiên khi tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời khoai tây có thể bị hư hỏng và chuyển sang màu xanh. Mắt thường có thể nhận thấy phần vỏ của khoai tây vẫn giữ nguyên màu ban đầu, tuy nhiên phần ruột bên trong đã đổi thành màu xanh lá khiến khoai đổi màu.
Khoai tây chuyển màu xanh do sự sản sinh ra chất diệp lục mục đích bảo vệ dưới tác động của tia UV. Tuy nhiên chất diệp lục này lại sinh ra một chất độc khác có tên là Solanine (glycoalkaloid). Khi ăn phải khoai tây có chứa hàm lượng Solanine cao sẽ dẫn đến các triệu chứng lú lẫn, buồn nôn, tiêu chảy, đau đầu thậm chí tử vong.
Quả khế
Khế có hai loại khế chua và khế ngọt dùng để ăn trực tiếp hoặc để chế biến cùng các món ăn. Tuy nhiên đây cũng là một loại quả có thể gây chết người nếu không sử dụng hợp lý.
Khế gây hại đối với người mắc bệnh thận do chứa caramboxin – một chất độc thần kinh có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới những người có chức năng thận bị suy yếu hoặc người đang phải chạy thận nhân tạo. Tương tự, những người mắc sạn thận cũng không nên ăn loại quả này vì việc hấp thụ hàm lượng lớn acid oxalic có thể khiến tái phát bệnh sỏi thận.
Khi nhiễm chất độc caramboxin sẽ xuất hiện các triệu chứng nôn mửa, nấc cụt, động kinh, co giật, rối loạn tâm thần, thậm chí tử vong.
Quả xoài
Xoài có vị ngọt, thơm chứa nhiều vitamin C, chất xơ và protein được người cao niên và trẻ em yêu thích. Tuy nhiên, ăn xoài không đúng cách cũng gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe gồm cả nguy cơ bị ngộ độc. Nguyên nhân do vỏ và lá xoài chứa độc tố urushiol do đó những người có cơ địa mẫn cảm hoặc dễ bị dị ứng khi tiêu thụ phải chất này có thể mắc các triệu chứng ngộ độc tạm thời như sưng tấy, khó thở, phát ban, ngứa xung quanh môi miệng, mắt khô, đau bụng, rát lưỡi..
Hạnh nhân đắng
Hạnh nhân là loại hạt được người dân Việt Nam và các quốc gia trên thế giới ưa chuộng. Tuy nhiên hạnh nhân đắng chứa chất glycoside amygdalin một hợp chất hoá học có khả năng biến đổi thành xyanua khi được tiêu thụ vào cơ thể.
Thử nghiệm cho thấy khi ăn từ 6 – 10 quả hạnh nhân đắng có thể gây ra các triệu chứng ngộ độc nghiêm trọng đối với một người trưởng thành. Ăn từ 50 quả trở lên có thể dẫn đến ngộ độc chết người. Do đó những người yêu thích hạnh nhân nên lựa chọn hạnh nhân ngọt để đảm bảo an toàn cho sức khỏe vì hàm lượng glycoside amygdalin thấp hơn tới 1000 lần so với hạnh nhân đắng.
Hạt cherry
Hạt cherry ăn không đúng cách có thể mất mạng. Nguyên nhân do trong hạt cherry có chứa cyanogenic khi nhai sẽ chuyển thành amygdalin – dấu vết của chất độc xyanua một trong những chất độc gây tác động trực tiếp đến hệ hô hấp và dẫn đến tử vong nếu ăn phải. Do đó, khi ăn cherry tuyệt đối không được nhai hay nuốt hạt để tránh bị ngộ độc thậm chí tử vong.
Hạt điều sống
Hạt điều là món ăn yêu thích của nhiều người. Loại hạt này được dùng song song với hạt hướng dương, hạt bí mỗi dịp lễ, tết xuân về...
Theo các chuyên gia hạt điều chỉ nên ăn khi đã được rang ở nhiệt độ cao để đảm bảo loại bỏ chất độc urushiol. Khi vô tình tiêu thụ chất độc này, cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng như tiêu chảy, dị ứng, ngứa da thậm chí tử vong.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Những món ăn để qua đêm dễ gây ngộ độc, ung thư không nên ăn
Những loại thực phẩm không nên bảo quản trong tủ lạnh quá 7 ngày
Góc chuyên gia: Tác dụng đa dạng của cây hồng bì
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
- Ngộ độc rượu mật nhân: cách nhận biết, sơ cứu chuẩn xác nhất
- Cách sơ cứu khi bị ngộ độc so biển
- Cách xử trí khi bị ngộ độc dứa chuẩn xác
- Cách xử lý ngộ độc thực phẩm tại nhà hiệu quả
- Cảnh báo ngộ độc chì: Chì vào cơ thể bằng cách nào, gây ngộ độc ra sao, nguy hiểm với trẻ nhỏ đến mức nào
- Nhận biết ngộ độc thực phẩm trong ngày Tết và cách xử lý
- Bí quyết phòng ngừa ngộ độc trong kỳ nghỉ lễ
- Ngộ độc thịt cóc: nguyên nhân, dấu hiệu, cách xử trí chuẩn nhất
- Ngộ độc trà sữa dấu hiệu nhận biết, cách xử lý chuẩn
- Ngộ độc trà sữa nguyên nhân do đâu, cách xử trí chuẩn nhất
- Biến chứng do ngộ độc khí CO nguy hiểm ra sao?
- Ngộ độc sắn, say sắn: triệu chứng, cách xử lý chuẩn nhất
- Sau khi ngộ độc thực phẩm nên ăn uống như thế nào?
- Cẩn trọng ngộ độc từ thực phẩm đường phố trong mùa hè
- Tránh nguy cơ ngộ độc khi bảo quản thực phẩm trong tủ đông
- Dấu hiệu nhận biết ngộ độc rượu, cách giảm nôn nao sau uống rượu
- Tránh ngộ độc nấm những điều cần nhớ
- Những món ăn để qua đêm dễ gây ngộ độc, ung thư không nên ăn
- Xử lý ngộ độc dứa, cách phòng ngừa hiệu quả nhất
Các tin khác
-
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào? -
Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Sau mưa bão ngập lụt thực phẩm, nguồn nước dễ bị nhiễm khuẩn do đó để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột cần áp dụng các nguyên tắc dưới đây. -
Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
Vitamin C có trong những thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, chống lão hóa, làm đẹp da mà còn có lợi cho sức khỏe đường ruột. -
Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nâng cao sức khỏe tinh thần, hạn chế căng thẳng, stress là một trong những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, có lợi cho sức khỏe tổng thể. -
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo lành mạnh không chỉ hỗ trợ cơ thể giảm viêm khi hệ miễn dịch phản ứng với các mầm bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. -
Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột
Những loại đồ uống dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe đường ruột. -
Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột
Tiêu thụ những thực phẩm chứa prebiotic sẽ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp cho hệ vi sinh đường ruột cân bằng.