Tái chế chai nhựa đã qua sử dụng biến đổi thành hương liệu vani
Tái chế chai nhựa đã qua sử dụng biến đổi thành hương liệu vani
Trước đó, đã có rất nhiều cuộc nghiên cứu về việc tái chế các chai nhựa sau khi sử dụng để giảm thiểu vấn đề ô nhiễm nhựa trên thế giới. Các nhà nghiên cứu đã phát triển các enzyme đột biến để phá vỡ polyme polyethylene terephthalate được sử dụng trong chai đựng đồ uống thành đơn vị cơ bản hơn của nó, axit terephthalic (TA). Mới đây, các nhà nghiên cứu đã tiếp tục sử dụng các vi khuẩn để có thể chuyển đổi axit terephthalic (TA) thành hương liệu vani.
Hương liệu vani được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp thực phẩm, mỹ phẩm. Đây cũng là một hóa chất quan trọng được sử dụng với số lượng lớn để sản xuất dược phẩm, thuốc diệt cỏ, sản phẩm tẩy rửa trong nhà,... Dưới sự phát triển của xã hội, nhu cầu sử dụng nguyên liệu này đang tăng, tính đến năm 2018 như cầu sử dụng hương liệu vani đạt tới 37.000 tấn, vượt xa nguồn cung từ đậu vani tự nhiên. Theo thống kê, có tới 85% lượng hương liệu vani hiện nay được tổng hợp từ các hóa chất có nguồn gốc từ nhiên liệu hóa thạch.
Người đại diện nghiên cứu mới, Joanna Sadler, Đại học Edinburgh cho biết: “Đây là ví dụ đầu tiên về việc sử dụng một hệ thống sinh học để xử lý rác thải nhựa thành một hóa chất công nghiệp có giá trị và nó có những tác động rất thú vị đối với nền kinh tế tuần hoàn.”
Stephen Wallace, cũng ở Đại học Edinburgh, cho biết thêm: “Công việc của chúng tôi cho thấy nhựa không phải một loại chất thải có vấn đề, thay vào đó là một nguồn vật liệu mới có thể tạo ra các sản phẩm có giá trị cao”
Hiện nay, cứ khoảng 1 triệu chai nhựa được bán mỗi phút trên toàn cầu thì chỉ có 14% trong số chai nhựa đó được tái chế, sử dụng. Nhưng những chai được tái chế cũng chỉ có thể biến thành sợi sử dụng cho quần áo hoặc thảm.
Nghiên cứu mới của các nhà nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Green Chemistry, đã sử dụng vi khuẩn E coli được thiết kế để biến đổi axit terephthalic (TA) thành hương liệu vani. Wallace cho biết, nhóm đã làm ấm nước chứa TA và vi sinh vật đến 37 độ C trong một ngày, điều kiện tương tự như để nấu bia, và chuyển đổi thành công 79% TA thành vanillin.
Tiếp đến, các nhà nghiên cứu sẽ tinh chỉnh thêm vi khuẩn để tăng tỷ lệ chuyển đổi hơn nữa, theo Wallace: “Chúng tôi nghĩ rằng tỷ lệ có thể sẽ tiếp tục cải thiện khá nhanh chóng". Các nhà nghiên cứu cũng sẽ tìm cách mở rộng quy trình để chuyển đổi được lượng nhựa lớn hơn. Các phân tử có giá trị khác cũng có thể được ủ từ TA, chẳng hạn như một số loại phân tử được sử dụng trong nước hoa.
Ellis Crawford, thuộc Hiệp hội Hóa học Hoàng gia Anh, đánh giá: “Đây là một ứng dụng thực sự thú vị của khoa học vi sinh vật để cải thiện tính bền vững. Sử dụng vi sinh để biến nhựa phế thải, có hại cho môi trường, thành một loại hàng hóa quan trọng là một minh chứng về hóa học xanh”.
Các nghiên cứu cho thấy, chai nhựa đã qua sử dụng là loại ô nhiễm nhựa phổ biến thứ hai trong các đại dương đứng sau túi nilon. Vào năm 2018, các nhà khoa học đã vô tình tạo ra một loại enzyme đột biến có khả năng phá vỡ chai nhựa và các nghiên cứu tiếp theo đã tạo ra một loại siêu enzyme có thể ăn chai nhựa nhanh hơn để giảm thiểu rác thải nhựa trên toàn cầu.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
+ Cách giảm thiểu, tái chế nhựa, rác thải trong phòng thí nghiệm
+ Nhà khoa học tìm ra cách tái chế chai nhựa thành dầu diezel
Suckhoecuocsong.vn (Theo Khoa học phát triển)
Các tin khác
-
Malaysia nghiên cứu phát triển vaccine Covid-19 dạng xịt mũi hoặc uống
Rất nhiều người không được tiêm vaccine ngừa Covid-19 do sợ kim tiêm do đó các nhà nghiên cứu tại Malaysia đã nghiên cứu phát triển vaccine Covid-19 dạng uống hoặc xịt mũi -
Phát triển thiết bị phân tích chất lượng nước sinh hoạt bằng giấy
Các nhà nghiên cứu thuộc Trường đại học Công giáo Louvain (UCLouvain) đã nghiên cứu, phát triển một thiết bị phân tích được chất lượng nước bằng giấy. -
Phát triển vật liệu in 3D có khả năng tiêu diệt virus SARS-CoV-2
Loại vật liệu in 3D đầu tiên trên thế giới được nghiên cứu và phát triển có khả năng tiêu diệt virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 trên bề mặt trong vòng 20 phút, giảm nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng. -
Chế tạo robot lỏng hoạt động liên tục không cần pin, nguồn điện
Nhóm các nhà nghiên cứu Khoa Năng lượng thuộc Phòng thí nghiệm Quốc gia Lawrence Berkeley (LBNL) và Đại học Massachusetts Amherst đã chế tạo một loại robot lỏng hoạt động liên tục không cần điện. -
Phát triển loại thép không gỉ có thể tiêu diệt virus SARS-CoV-2
Các nhà nghiên cứu tại Hồng Kông đã nghiên cứu phát triển một loại thép không gỉ có khả năng tiêu tiệt SARS-CoV-2 trong vài giờ giúp hạn chế sự lây lan virus ở các khu vực công cộng, thang máy, tay nắm cửa,… -
Nhật Bản phát minh loại khẩu trang phát hiện được Covid-19
Nhóm các nhà khoa học đến từ Đại học tỉnh Kyoto (KPU), nằm ở phía tây Nhật Bản đã nghiên cứu phát minh ra một loại khẩu trang không những ngăn ngừa lây nhiễm Covid-19 mà còn có khả năng phát hiện nếu tiếp xúc với SARS-CoV-2 -
Sáng chế loại kẹo cao su giúp giảm lây nhiễm Covid-19
Mới đây, các nhà khoa học Mỹ đã sáng chế một loại kẹo cao su mới có khả năng giúp bẫy virus SARS-CoV-2, từ đó giảm các ca lây nhiễm Covid-19. -
Mũ cách ly di động phòng chống dịch Covid-19 lợi hại như thế nào?
"Mũ cách ly" di động Vihelm của 3 bạn trẻ Việt Nam được Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới vinh danh, trao danh hiệu Đại sứ trẻ Sở hữu trí tuệ. Vậy sáng chế “chiếc mũ cách ly di động” này có điểm gì đặc biệt trong việc phòng chống dịch Covid-19 hiện nay? -
Trung Quốc phát triển robot tí hon chở thuốc đến tiêu diệt tế bào ung thư
Nghiên cứu mới đăng trên tạp chí ACS Nano cho biết, các nhà khoa học Trung Quốc phát triển robot động vật in 3D có thể di chuyển trong mạch máu, mang theo hạt nano thuốc và tự động phun ra khi đến đích. -
Nghiên cứu phát triển biến bã cà phê thành vật liệu dùng trong pin Lithium-ion
Bã cà phê không chỉ sử dụng để chăm sóc da, làm đẹp, khử mùi ẩm mốc, phân bón,…mà các nhà nghiên cứu tại Indonesia đã phát triển phương pháp biến bã cà phê thành vật liệu dùng trong pin Lithium-ion.