Mẹo bảo quản đồ hộp tránh ngộ độc Botulinum

3/26/2025 8:23:00 AM
Bảo quản các loại đồ hộp đúng cách là một trong những bước quan trọng giúp ngăn ngừa ngộ độc Botulinum, ngộ độc thực phẩm, rối loạn tiêu hóa, bảo vệ sức khỏe cơ thể.

 

Bảo quản các loại đồ hộp đúng cách là một trong những bước quan trọng giúp ngăn ngừa ngộ độc Botulinum, ngộ độc thực phẩm, rối loạn tiêu hóa, bảo vệ sức khỏe cơ thể.

Ngộ độc botulinum, botulism hay được biết đến với tên gọi khác là ngộ độc thịt vì độc tố botulinum thường được tìm thấy trong các sản phẩm thịt chế biến, bảo quản không đúng cách, đặc biệt là thịt hộp, pate, các loại rau củ đóng hộp, cá đóng hộp và thậm chí cả mật ong hay các loại hải sản lên men, đóng hộp không đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm

Ngộ độc Botulism gây ra bởi một loại vi khuẩn có tên là Clostridium botulinum, chúng tồn tại trong thực phẩm không được bảo quản đúng cách, sinh ra độc tố gây ngộ độc gây hại cho sức khỏe.

Do độc tố Botulinum là chất độc thần kinh nên sẽ gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Nếu ăn phải thực phẩm không được bảo quản đúng cách, thực phẩm có chứa độc tố vi khuẩn Clostridium botulinum khi đó cơ thể xuất hiện bao gồm mệt mỏi rõ rệt, yếu và chóng mặt, thường tiếp theo là mờ mắt, khô miệng, khó nuốt, nôn mửa, tiêu chảy, táo bón và sưng bụng, yếu ở cổ và cánh tay, các cơ hô hấp và cơ ở phần thân dưới bị ảnh hưởng, không sốt và không mất ý thức. Các triệu chứng thường xuất hiện trong vòng 12 đến 36 giờ sau khi tiếp xúc.

Vi khuẩn Clostridium botulinum có đặc điểm kỵ khiw, không phát triển được trong môi trường chua (pH<4,6), mặn (nồng độ muối ăn >5%) nên nếu tiêu thụ phải các thực phẩm khi chế biến có lẫn một vài bào tử vi khuẩn hay sau sản xuất thực phẩm được đóng gói kín như chai, lọ, hộp, lon, túi mà không đủ độ chua, độ mặn như trên thì sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và tiết ra độc tố botulinum.

Để phòng ngừa ngộ độc botulinum chúng ta nên ưu tiên ăn các thực phẩm mới chế biến, mới nấu chín. Bởi các thực phẩm được nấu chín sẽ phá hủy bào tử của vi khuẩn C. botulinum và các vi khuẩn gây ngộ độc khác nếu không may có trong thực phẩm. Bởi độc tố botulinum là chất độc thần kinh cực mạnh, tuy nhiên nhanh chóng bị phá hủy khi nấu chín.

Hạn chế ăn các thực phẩm đóng hộp, thịt hộp, cá đóng hộp, các loại rau củ đóng hộp, hải sản lên men. Chỉ nên sử dụng các dụng cụ đóng hộp đã được tiệt trùng, không dùng hộp giữ nhiệt để bảo quản các loại thực phẩm, đồ ăn có hàm lượng axit thấp, bảo quản đúng nhiệt độ dưới 30°C, tốt nhất từ 10 - 21°C, để các đồ hộp ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng và nhiệt độ cao.

Sau khi mở nắp đồ hộp cần bảo quản trong tủ lạnh, bọc kín miệng hộp, sử dụng trong vòng 2-3 ngày. Nếu các loại đồ hộp có dấu hiệu bất thường như hết hạn sử dụng, bị phồng, bẹp, biến dạng, hoen gỉ, không còn nguyên vẹn hoặc có mùi vị, màu sắc thay đổi khác thường hãy vứt bỏ ngay và không nên ăn sản phẩm đó

Khi ăn các thực phẩm lên men như dưa muối, măng, cà muối..., cần đảm bảo phải có độ chua, mặn, nếu thực phẩm hết chua thì không nên ăn để phòng tránh ngộ độc.

Suckhoecuocsong.vn

Các tin khác