Phòng ngừa các bệnh hô hấp mùa đông xuân như thế nào?
Phòng ngừa các bệnh hô hấp mùa đông xuân như thế nào?
Mùa đông xuân thời tiết lạnh ẩm tạo điều kiện cho các vi khuẩn, virus phát triển làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp như viêm họng, ho,viêm phế quản, viêm phổi, cúm, Covid-19, rubella, thủy đậu, tiêu chảy, bệnh chân tay miệng … Vậy cần làm gì để phòng ngừa các bệnh hô hấp vào mùa đông xuân?
Sau Tết nguyên đán, thời tiết bắt đầu chuyển sang mưa phùn, lạnh, ẩm tạo điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn phát triển mạnh. Những người có chức năng đề kháng kém, trẻ em, người già, phụ nữ có thai, người có bệnh lý nền, suy giảm miễn dịch, hệ hô hấp còn yếu dễ mắc các bệnh hô hấp như viêm họng, ho,viêm phế quản, viêm phổi, cúm, Covid-19, rubella, thủy đậu, tiêu chảy, bệnh chân tay miệng, cảm lạnh, rối loạn tiêu hóa,....
Nhằm phòng ngừa các bệnh hô hấp khi thời tiết chuyển mùa hãy tuân thủ các khuyến cáo sau đây:
Tiêm phòng vaccine
Phòng ngừa các bệnh hô hấp hiệu quả, tăng cường sức đề kháng của cơ thể biện pháp ưu tiên hàng đầu nên thực hiện chính là tiêm phòng vaccine đầy đủ, gồm vaccine Covid, các loại vaccine phòng bệnh hô hấp, như vaccine cúm, vaccine phế cầu.
Giữ khoảng cách với người bệnh
Do những ngày Tết tại nhiều nơi tổ chức các lễ hội, khai xuân nên nhiều người thường tập trung đến đó đông. Trong không gian đông kín người, không đủ thông gió cũng là yếu tố nguy cơ gây nhiễm khuẩn hô hấp cao hơn
Do vậy để phòng tránh các bệnh hô hấp cho trẻ em, người lớn, bản thân hãy cần tránh không gian kín, đông đúc và tiếp xúc gần. Hạn chế tiếp xúc với người có biểu hiện ho, sốt.
Đeo khẩu trang
Luôn đảm bảo khẩu trang che mũi, miệng và cằm. Nên rửa tay sạch sẽ trước khi đeo, sau khi tháo ra và khi chạm vào khẩu trang. Khi bạn tháo khẩu trang, để vào túi nilon sạch, giặt hàng ngày nếu là khẩu trang vải hoặc vứt vào thùng rác nếu là khẩu trang y tế.
Lau dọn vệ sinh sàn nhà
Vi trùng có thể đi từ bên ngoài vào trong nhà khi có thành viên về nhà mà không thay quần áo, tắm rửa ngay hoặc xâm nhập vào nhà do bạn bè, người thân đến chơi gia đình bạn. Do đó, để ngừa ngừa virus, vi khuẩn hãy vệ sinh sàn bằng cách hút bụi và lau chùi bằng các chất tẩy rửa thông thường.
Khi ở trong nhà nên mở cửa sổ để không khí lưu thông khoảng 15-20 phút . Bởi virus không thể tồn tại trong một không gian thông thoáng
Giữ vệ sinh, sát khuẩn tay
Thường xuyên rửa tay sạch sẽ bằng dung dịch sát khuẩn có cồn hoặc bằng xà phòng và nước sau khi xì mũi, ho, hay chạm vào động vật, sau khi thay tã lót cho em bé, xử lý rác thải, đi vệ sinh.
Che miệng và mũi khi ho, hắt hơi
Chú ý che miệng và mũi của bạn bằng khuỷu tay hoặc khăn giấy khi ho hoặc hắt hơi. Vứt bỏ khăn giấy đã sử dụng ngay lập tức và rửa tay thường xuyên để phòng ngừa vi khuẩn, virus
Thiết lập chế độ dinh dưỡng, luyện tập thể dục hợp lý
Hãy đảm bảo chế độ ăn khoa học, đủ chất để tăng cường đề kháng cho cơ thể. Nên ăn cân đối các nhóm dưỡng chất như tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Uống nước ấm, tránh ăn uống lấy trực tiếp từ tủ lạnh để phòng ngừa đau họng. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không ăn tiết canh, thịt chưa được chế biến kỹ, tuyệt đối không sử dụng gia cầm, động vật ốm chết, các loại thịt không rõ nguồn gốc để chế biến thực phẩm.
Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân
Tất cả các thành viên trong gia đình không dùng chung đồ dùng các nhân như khăn tắm, bàn chải, khăn rửa mặt,…Các vật dụng cá nhân phải được giặt 2 lần/tuần bằng xà phòng. Bởi khăn ẩm là nơi trú ngụ cho các virus cảm thông thường, các loại trứng sán và virus corona.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Dịch Covid-19 có thể lây lan cho bạn qua những vật dụng gì?
Phòng ngừa virus corona tài xế lái xe ô tô cần làm gì?
Triệu chứng, chẩn đoán, phòng và điều trị khi nhiễm biến thể Delta
Vắc xin phòng bệnh đầu mùa khỉ
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
- Những thực phẩm nên tránh xa khi bị cảm cúm, mắc cúm A, Covid-19
- Ăn gì để tăng đề kháng trước cúm A, cúm B, Covid-19 đang tăng trở lại
- Bệnh đậu mùa khỉ vì sao không dễ trở thành đại dịch như Covid-19
- Cách phân biệt sốt xuất huyết, Covid-19 chuẩn xác
- Khắc phục tình trạng ù tai, nghe kém hậu Covid-19
- Chương trình Trao đi là còn mãi số 3: Cuộc hội ngộ sau đại dịch covid-19 tại xóm thận Lê Thanh Nghị
- Điểm giống và khác nhau giữa bệnh COVID-19 và bệnh cúm mùa
- Nghiên cứu mới nhất: Covid-19 ảnh hưởng đến phổi như thế nào
- Thường xuyên cảm thấy ớn lạnh hậu Covid-19 nguyên nhân do đâu?
- Đau lưng, đau vai gáy hậu Covid-19, làm thế nào để khắc phục hiệu quả nhất
- Bổ sung những thực phẩm giúp cải thiện sức khỏe phổi hậu Covid-19
- Bổ sung 4 thức uống sau khi khỏi Covid-19 giúp sạch phổi, phòng tránh di chứng hậu Covid-19
- Khỏi Covid-19 có nên tiếp tục xông hơi hay không?
- Những ai nên cần đi chụp X-quang phổi sau khi khỏi Covid-19
- Trẻ ho kéo dài hậu Covid-19: cách xử lý hiệu quả
- Khi mắc Covid-19 có nên uống cà phê?
- Khắc phục giảm ham muốn hậu Covid-19 hiệu quả
- Cải thiện tình trạng đau đầu khi mắc Covid-19
- Bí quyết giảm đau họng khi mắc Covid-19
- Căng thẳng hậu Covid-19 phải làm sao để cải thiện?
Các tin khác
-
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào? -
Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Sau mưa bão ngập lụt thực phẩm, nguồn nước dễ bị nhiễm khuẩn do đó để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột cần áp dụng các nguyên tắc dưới đây. -
Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
Vitamin C có trong những thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, chống lão hóa, làm đẹp da mà còn có lợi cho sức khỏe đường ruột. -
Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nâng cao sức khỏe tinh thần, hạn chế căng thẳng, stress là một trong những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, có lợi cho sức khỏe tổng thể. -
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo lành mạnh không chỉ hỗ trợ cơ thể giảm viêm khi hệ miễn dịch phản ứng với các mầm bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. -
Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột
Những loại đồ uống dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe đường ruột. -
Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột
Tiêu thụ những thực phẩm chứa prebiotic sẽ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp cho hệ vi sinh đường ruột cân bằng.