Những loại rau nấu canh cua giúp thanh nhiệt, giảm cân cực tốt
Những loại rau nấu canh cua giúp thanh nhiệt, giảm cân cực tốt
Vào mùa hè được thưởng thức bát canh cua cùng vài ba miếng cà pháo muối chua giòn là món ăn yêu thích của nhiều người. Canh cua khi được nấu cùng một trong những loại rau dưới đây giúp thanh nhiệt cơ thể, giảm cân, giúp giấc ngủ ngon hơn.
Trong Đông y cua đồng có vị mặn, mùi tanh, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, mạnh gân xương, làm tan máu tụ, giải cơ, chữa mụn nhọt, sưng tấy, viêm cơ, sốt nóng, tiêu hóa kém. Đồng thời, cua đồng có nhiều calci phosphat nên rất tốt cho trẻ còi xương hay người bị loãng xương. Do đó vào mùa hè canh cua trở thành món canh yêu thích của nhiều gia đình, giúp giải nhiệt, kích thích ngon miệng, nhanh chóng lại lại nguồn năng lượng, xua tan mệt mỏi khỏi cái nắng mùa hè oi ả, kích thích ăn uống, tốt cho hệ tiêu hóa.
Khi nấu canh cua giải nhiệt mùa hè, kích thích ăn uống việc lựa chọn các loại rau để chế biến cùng cũng rất quan trọng. Khi sử dụng đúng các loại rau để nấu canh cua không chỉ giúp thanh nhiệt cơ thể, giảm cân nhanh mà còn giúp cơ thể thoải mái hơn trong thời tiết mùa hè nắng nóng đồng thời nâng cao sức khỏe hơn.
Nhằm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhất khi nấu canh cua hãy ưu tiên một trong những loại rau dưới đây được nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo:
Rau đay
Rau đay có vị ngọt, chứa nhiều muối khoáng và vitamin, tính hàn, không độc nên có tác dụng thanh nhiệt, trị táo bón, nhuận tràng, thông tiểu, tốt cho tim mạch, giảm cân cực tốt. Đây cũng là một trong những loại rau được nhiều người lựa chọn để kết hợp nấu cùng với cua đồng trong mùa hè.
Nhờ rau đay có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng quý giá: sắt, kali, canxi, photpho, axit oxalic, vitamin C, vitamin B1, vitamin B2, vitamin A cùng nhiều loại khoáng chất khác nên có lợi cho sức khỏe.
Bên cạnh đó, rau đay có đặc trưng chứa nhiều nhớt so với các loại rau khác. Chất nhớt trong rau đay là một tổ hợp sinh học có tác dụng kích thích ruột vận động, đồng thời làm nhờn phân, giúp đi ngoài dễ dàng hơn. Ngoài ra, trong rau đay có nhiều chất polysaccharid nên sẽ làm tăng lưu chuyển ruột, chống ứ đọng phân từ đó phòng ngừa chứng táo bón hiệu quả.
Rau đay có nhiều nước, nhiều đường và chất nhầy, có tính hàn nên có tác dụng giải nhiệt, tiêu khát, giải nhiệt, chữa say nắng, giúp hóa giải hiện tượng nóng trong nên rất tốt trong mùa hè nắng nóng.
Rau dâm bụt
Thông thường với nhiều người khi nấu canh cua thường chỉ kết hợp với rau đay hoặc rau mồng tơi nhưng một loại rau khác khi kết hợp với cua đồng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe chính là rau râm bụt.
Trong Đông y, rau dâm bụt có vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, an thần. Từ lâu rau dâm bụt để chữa kiết lỵ, mụn nhọt, rong kinh, kinh nguyệt không đều, bạch đới, khó ngủ, hồi hộp...
Nhưng rau dâm bụt còn có công dụng giảm cholesterol, hạ huyết áp, hạ đường huyết, giảm cân, ngủ ngon hơn, bảo vệ gan, ngăn chặn tổn thương gan, hạ huyết áp,...
Bên cạnh đó, rau dâm bụt có chứa saponin, chất này khi cơ thể sẽ liên kết với cholesterol, ngăn cản hấp thu vào trong cơ thể. Nhờ chứa nhiều chất xơ nên rau dâm bụt cũng ngăn ngừa tăng cân hiệu quả, lợi cho đường tiêu hóa.
Khi kết hợp với cua đồng để nấu canh không chỉ là món ăn dân dã ngon, lạ mà mà còn giúp thanh nhiệt cơ thể vào những ngày nắng nóng. Canh cua rau dâm bụt ăn có vị như canh cua rau đay mùng tơi nhưng lại thơm, ngọt và mát. Khi nhai, rau không hề có cảm giác hơi nhẫn như canh cua nấu với rau đay mà tan ngay nơi đầu lưỡi rất ngon miệng, ăn kèm với cà pháo muối giòn, rất ngon, bổ và mát trong những ngày hè nắng nóng.
Rau mồng tơi
Một trong những loại rau được nhiều người kết hợp với cua chính là rau mồng tơi. Trong Đông y rau mồng tơi có tính hàn, vị chua, không độc, đi vào 5 kinh tâm, tì, can, đại trường, tá tràng, giúp lợi tiểu, tán nhiệt, giải độc, làm đẹp da, trị rôm sảy, mụn nhọt nên rất có lợi cho sức khỏe.
Cũng giống như rau đay, rau mồng tơi cũng có chứa chất nhầy pectin nên có tác dụng nhuận tràng, trừ thấp nhiệt, giảm béo, chống béo phì, giảm cân hiệu quả. Một số người có mỡ máu, đường huyết cao, muốn giảm cân, kiểm soát cân nặng có thể sử dụng loại rau này thường xuyên với lượng phù hợp.
Đồng thời, chất nhầy pectin trong rau mồng tơi có khả năng hấp thụ cholesterol, khóa màng bấm ở thành ruột. Từ đó, cholesterol không ngấm vào máu được mà theo đường đại tiện đi ra ngoài, giúp giảm cân hiệu quả.
Rau mồng tơi nấu canh cua giúp cơ thể thanh nhiệt, giải độc và cải thiện chứng táo bón, hỗ trợ giảm cân, giúp ngủ ngon hơn, cải thiện làn da, trị vết thương và cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp, ngăn ngừa loãng xương hiệu quả.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Những điều cần tránh khi ăn mồng tơi tránh ảnh hưởng sức khỏe
Mùa hè nắng nóng ăn gì để giải nhiệt
Những loại đồ uống giúp giải nhiệt mùa hè
Bổ sung ngay những thực phẩm giải nhiệt ngày nắng nóng
Cỏ seo gà lương huyết, giải độc
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
- Những loại trái cây sấy khô cực tốt cho sức khỏe, hỗ trợ giảm cân
- Bổ sung 5 loại nước rất tốt giúp đẹp da, giảm cân trong mùa hè
- Giảm cân nên uống trà xanh pha nóng hay lạnh?
- Các loại thịt không gây tăng cân mà còn giúp giảm cân nhanh
- Sai cầm cần tránh khi giảm cân bằng bí đao
- Bật mí cách giảm cân nhanh chóng, hiệu quả bằng kết hợp thực phẩm
- Mẹo giảm cân cực hay cho dân công sở sau Tết
- Muốn giảm cân nhanh sau Tết hãy giữ những thói quen tốt vào buổi tối
- Giảm cân nên uống nước chanh trước hay sau bữa ăn thì tốt nhất?
- Top 5 loại đồ uống giúp trắng da, trị nám, giảm cân siêu nhanh
- 5 loại nước giúp giảm cân, tăng collagen cực tốt
- Đồ uống detox dùng khi bụng đói giúp giảm cân
- Tía tô đun với 3 nguyên liệu này chống ung thư, làm đẹp da, giảm cân cực tốt
- Nguyên tắc vàng cần nhớ khi ăn trưa bên ngoài giúp tiêu mỡ, giảm cân hiệu quả
- Buổi sáng uống 5 loại đồ uống giúp bạn giảm cân, giảm mỡ bụng hiệu quả
- Nước lọc kết hợp 5 thứ quả này sẽ giúp giải độc tố, giảm cân cực tốt
- Giảm cân, giữ dáng hãy ăn 7 loại quả này vào buổi sáng
- Ngủ đủ để giảm cân bạn đã biết điều này chưa?
- 5 loại thức uống giúp giảm cân nhanh, tăng cường sức khỏe
Các tin khác
-
Các bài thuốc chữa đau đầu cực hay từ ngải cứu
Ngải cứu không chỉ được trị mụn, chữa đau xương khớp, làm đẹp da mà ngải cứu còn được đặc trị các hội chứng đau đầu thường gặp. -
Các bài thuốc hay từ cây ngải cứu
Ngải cứu trong Đông y có vị đắng, tính ấm nên từ lâu được nhiều người sử dụng để điều trị đau bụng kinh, suy nhược cơ thể, kén ăn, đau cổ họng, đau đầu, đau dây thần kinh… -
Lạm dụng lá ngải cứu gây ảnh hưởng gì cho sức khỏe?
Lá ngải cứu mang lại nhiều công dụng cho sức khỏe, trừ cảm, làm đẹp da,… nhưng nếu lạm dụng lá ngải cứu sẽ gây ra nhiều nguy hiểm cho sức khỏe như thế nào? -
Có nên uống nước ngải cứu hàng ngày?
Uống nước ngải cứu mang lại nhiều công dụng cho sức khỏe, hỗ trợ phòng ngừa bệnh nhưng có nên uống nước ngải cứu thường xuyên, nên uống như thế nào để ngải cứu phát huy hiệu quả cho sức khỏe. -
5 loại thực phẩm cực tốt cho giấc ngủ, giúp ngủ ngon
Những loại thực phẩm dưới đây không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn tốt cho giấc ngủ, giúp ngủ ngon hơn, cải thiện nâng cao chất lượng giấc ngủ mà lại còn dễ kiếm, giá thành không quá cao. -
Ngải cứu khô mang lại lợi ích gì cho sức khỏe?
Lá ngải cứu khô không chỉ có tác dụng trừ cảm lạnh, đẹp da mà còn vô vàn tác dụng mang lại cho sức khỏe. -
Những loại thực phẩm chứa đầy độc tố tuyệt đối không nên ăn
Những loại thực phẩm, rau quả dưới đây tuyệt đối không an toàn, gây ảnh hưởng tới sức khỏe không nên ăn. -
Biến chứng do ngộ độc khí CO nguy hiểm ra sao?
Lượng khí CO sinh ra lớn trong các vụ hỏa hoạn khiến nhiều người gặp tình trạng ngộ độc khí CO từ đó nguy hiểm cho sức khỏe, tính mạng. -
Hồi phục sức khỏe sau khi ngạt khí do hỏa hoạn như thế nào?
Các biện pháp hồi phục sức khỏe, chăm sóc sức khỏe do ngạt khí, khói bụi do hỏa hoạn gây nên được nhiều người quan tâm. Việc bổ sung chế độ dinh dưỡng phù hợp, nghỉ ngơi hợp lý,... giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục sau cơn hỏa hoạn. -
Có nên ăn đậu phụ sống hay không?
Đậu phụ sống chưa qua chế biến được nhiều người yêu thích bởi hương vị thơm ngon, tươi mát khác biệt so với đậu phụ được chế biến trên nhiệt độ cao. Nhưng liệu ăn đậu phụ sống có được hay không, nên ăn đậu phụ sống như nào để an toàn cho sức khỏe.