Những ai không nên ăn cơm nguội tránh ảnh hưởng sức khỏe
Những ai không nên ăn cơm nguội tránh ảnh hưởng sức khỏe
Ăn cơm nguội là điều hết sức bình thường với nhiều người để tránh lãng phí lượng cơm còn lại sau bữa ăn. Nhưng nếu ăn cơm nguội không được bảo quản đúng cách sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe rất nhiều. Ngoài ra không phải ai cũng ăn được cơm nguội, một số người dưới đây không nên ăn cơm nguội để đảm bảo sức khỏe, phòng tránh ngộ độc.
Ăn cơm nguội là thói quen tiết kiệm hay là sở thích của nhiều người để tránh lãng phí lượng cơm còn lại sau mỗi bữa ăn. Mặc dù đây là điều hết sức bình thường nhưng đây cũng là nguyên nhân gây nhiều bệnh mà nhiều người khó lường trước được.
Những tác hại khôn lường khi ăn cơm nguội
Gây ung thư
Khá nhiều người thường ăn cơm nguội vì tiết kiệm, tiện lợi hoặc sở thích ăn cơm nguội nên thường xuyên hâm nóng lại cơm nguội để ăn. Nhưng điều này không tốt cho dạ dày, hệ tiêu hóa. Bởi cơm nguội sau khi được bảo quản trong tủ lạnh, bỏ ra hâm nóng khi ăn rất khó tiêu hóa, nếu ăn nhiều cơm nguội trong thời gian dài có thể gây ra ung thư dạ dày, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, cơm chủ yếu là tinh bột, vitamin, khoáng chất... Khi tinh bột được làm nóng đến 60 độ C trở lên sẽ dần dần nở ra, cuối cùng biến thành dạng bột hồ, quá trình này được gọi là “hồ hóa”, khi ăn thường xuyên sẽ ảnh hưởng đáng kể đến hệ tiêu hóa, khó tiêu hóa, về lâu dài sẽ dẫn đến ung thư dạ dày.
Gây ngộ độc
Khi ăn cơm nguội dù quan sát bên ngoài, cơm nguội không có dấu hiệu như chua, có mùi, biến chất hoặc đã được rang hoặc hâm nóng lại thì vẫn có thể gây ngộ độc thực phẩm với các biểu hiện điển hình là buồn nôn, nôn, tiêu chảy, mệt mỏi.
Nguyên nhân gây tình trạng này chính là do vi khuẩn có tên là Bacillus cereus. Loại vi khuẩn này có sẵn trong gạo do bị nhiễm từ đất trong quá trình trồng trọt và thu hoạch lúa. Quá trình nấu chín gạo thành cơm không tiêu diệt được vi khuẩn này vì nó đã hình thành dạng bào tử để tự vệ. Đối với cơm sau khi nấu được ăn ngay thì bào tử Bacillus cereus không có cơ hội phục hồi ngược lại, cơm sau khi nấu ăn còn thừa bảo quản trong nhiệt độ phòng, điều kiện bình thường thì vi khuẩn Bacillus cereus có thể hoạt động trở lại, tăng dần số lượng và sản sinh ra một số độc tố từ đó gây ngộ độc
Dễ gây tăng cân
Khi sử dụng cơm nguội nhiều người thường đem đi chiên, rang với dầu mỡ, kết hợp với các thực phẩm khác như: trứng, lạp xưởng, xúc xích, rau xanh, thịt nguội, phô mai,... để đem lại cảm giác ngon miệng. Nhưng bên trong cơm nguội có chứa nhiều tinh bột, khi ăn thường xuyên cơm nguội trong bữa ăn hàng ngày, tinh bột vẫn sẽ được đưa vào cơ thể cùng với các chất dinh dưỡng khác từ đó gây tình trạng tăng cân
Suy nhược cơ thể
Để điều chỉnh cân nặng của cơ thể, nhiều người sử dụng cơm nguội để giảm cân thay vì các thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc, khoai lang, rau xanh, trái cây, kết hợp với chế độ tập luyện hợp lý. Khi ăn cơm nguội thường xuyên để giảm cân, cơ thể của chúng ta sẽ rơi vào tình trạng suy giảm sức khỏe do thiếu đi các chất thiết yếu như protein canxi vitamin… Từ đó dẫn đến tình trạng mất cơ, cơ chảy nhão suy nhược cơ thể.
Có hại cho đường tiêu hóa
Khi cơm nguội bảo quản trong thời gian khoảng 6 giờ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển, dễ sản sinh ra các loại độc tố cực có hại cho đường tiêu hóa
Nếu như cơm nguội không được bảo quản đúng các các vi khuẩn phát triển, từ đó gây nên các tình trạng đau bụng buồn nôn đi ngoài chóng mặt đau đầu… Đặc biệt, đối với người già và trẻ em, chức năng tiêu hóa kém có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác cực kỳ nguy hiểm
Những người tuyệt đối không nên ăn cơm nguội
Người già, trẻ nhỏ
Những người có thể trạng yếu như người cao tuổi, trẻ em không nên ăn cơm nguội bởi nếu chẳng may ăn cơm nguội bị hỏng, gây nên tình trạng đau bụng, nôn mửa, có thể gây thêm nhiều biến chứng nguy hiểm khác, và thậm chí có thể gây tử vong...
Người bị đau dạ dày
Những người bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày mạn tính không nên ăn cơm nguội thường xuyên. Bởi những người bị đau dạ dày thường bị thiếu dinh dưỡng do tiêu hóa hấp thu kém mà cơm nguội là thực phẩm khó tiêu.
Phụ nữ sau sinh
Những phụ nữ sau khi sinh không nên ăn cơm nguội hãy ăn cơm nóng cùng với các thực phẩm giàu dinh dưỡng khác. Phụ nữ sau khi sinh cần có một chế độ ăn uống nhiều chất dinh dưỡng cân đối, hợp lý, cung cấp nhiều năng lượng, để mau chóng phục hồi sức lực, có đủ sữa cho con. Do đó, trong giai đoạn sau khi sinh tuyệt đối không ăn cơm nguội, các đồ nguội vì ít chất dinh dưỡng, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Bảo quản cơm đúng cách
Để bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, khi nấu cơm cho gia đình nên nấu lượng cơm vừa đủ cho gia đình vừa đảm bảo dinh dưỡng, vừa tiết kiệm, tránh lãng phí. Nếu còn thừa cơm sau bữa ăn nên thực hiện theo các khuyến cáo sau
+ Cơm sau khi còn thừa nếu để bên ngoài quá 5 giờ và để trong tủ lạnh quá 24 giờ thì không nên sử dụng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe
+ Không hâm cơm nguội, rang cơm nguội quá 2 lần để đảm bảo dinh dưỡng và không bị hồ hóa tinh bộ
+ Nếu hấp bằng nồi cơm điện có thể thêm một chút nước hoặc hấp lên trên cơm mới nấu
+ Nếu hấp cơm nguội bằng nồi cơm điện có thể thêm một chút nước hoặc hấp lên trên cơm mới nấu. Hấp bằng lò vi sóng có thể giúp cơm đủ nóng mà không bị khô khi ăn sẽ dễ hơn
+ Tuyệt đối không bảo quản cơm chung với thức ăn khác, như thế cơm và cả thức ăn đều sẽ mau hư, cũng như không giữ được hương vị
+ Không nên bảo quản cơm vào tủ lạnh khi cơm còn nóng, vì nhiệt và hơi nước sẽ khiến cơm nhanh hư hỏng.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Thói quen xấu vào sáng sớm gây hại cho gan hơn cả uống rượu
Những loại rau củ giúp bổ sung sắt cực tốt cho cơ thể
5 thực phẩm nên hạn chế ăn thường xuyên ngừa ung thư ruột
Những sai lầm cần tránh khi ăn tổ yến gây hại cho sức khỏe
Những bí quyết giảm chất gây ung thư khi nướng thịt
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
- Ngộ độc rượu mật nhân: cách nhận biết, sơ cứu chuẩn xác nhất
- Cách sơ cứu khi bị ngộ độc so biển
- Cách xử trí khi bị ngộ độc dứa chuẩn xác
- Cách xử lý ngộ độc thực phẩm tại nhà hiệu quả
- Cảnh báo ngộ độc chì: Chì vào cơ thể bằng cách nào, gây ngộ độc ra sao, nguy hiểm với trẻ nhỏ đến mức nào
- Nhận biết ngộ độc thực phẩm trong ngày Tết và cách xử lý
- Bí quyết phòng ngừa ngộ độc trong kỳ nghỉ lễ
- Ngộ độc thịt cóc: nguyên nhân, dấu hiệu, cách xử trí chuẩn nhất
- Nhóm rau củ quả tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc
- Ngộ độc trà sữa dấu hiệu nhận biết, cách xử lý chuẩn
- Ngộ độc trà sữa nguyên nhân do đâu, cách xử trí chuẩn nhất
- Biến chứng do ngộ độc khí CO nguy hiểm ra sao?
- Ngộ độc sắn, say sắn: triệu chứng, cách xử lý chuẩn nhất
- Sau khi ngộ độc thực phẩm nên ăn uống như thế nào?
- Cẩn trọng ngộ độc từ thực phẩm đường phố trong mùa hè
- Tránh nguy cơ ngộ độc khi bảo quản thực phẩm trong tủ đông
- Dấu hiệu nhận biết ngộ độc rượu, cách giảm nôn nao sau uống rượu
- Tránh ngộ độc nấm những điều cần nhớ
- Những món ăn để qua đêm dễ gây ngộ độc, ung thư không nên ăn
- Xử lý ngộ độc dứa, cách phòng ngừa hiệu quả nhất
Các tin khác
-
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào? -
Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Sau mưa bão ngập lụt thực phẩm, nguồn nước dễ bị nhiễm khuẩn do đó để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột cần áp dụng các nguyên tắc dưới đây. -
Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
Vitamin C có trong những thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, chống lão hóa, làm đẹp da mà còn có lợi cho sức khỏe đường ruột. -
Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nâng cao sức khỏe tinh thần, hạn chế căng thẳng, stress là một trong những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, có lợi cho sức khỏe tổng thể. -
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo lành mạnh không chỉ hỗ trợ cơ thể giảm viêm khi hệ miễn dịch phản ứng với các mầm bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. -
Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột
Những loại đồ uống dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe đường ruột. -
Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột
Tiêu thụ những thực phẩm chứa prebiotic sẽ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp cho hệ vi sinh đường ruột cân bằng.