Những bí quyết giảm chất gây ung thư khi nướng thịt
Những bí quyết giảm chất gây ung thư khi nướng thịt
Món thịt nướng là một trong những món ăn được nhiều người yêu thích trong mỗi dịp tụ tập, nhưng món thịt nướng cũng là tác nhân làm tăng nguy cơ ung thư khi ăn nhiều, chế biến không đúng cách. Để giảm chất gây ung thư khi nướng thịt hãy tham khảo một trong những bí quyết sau đây.
Thịt nướng là món ăn khá phổ biến được nhiều người lựa chọn mỗi lần tụ họp bạn bè hay gia đình. Khi nướng thịt nhiều người thường sử dụng thịt bò, thịt gà, thịt lợn, xúc xích, nội tạng động vật hay các loại hải sản: cá, tôm, mực, cua, ghẹ, ốc,... cùng với các loại rau củ khác như măng tây, khoai lang, cà tím, đậu bắp, ngô để giúp cung cấp thêm vitamin cho cơ thể.
Nhưng khi nướng thịt ở nhiệt độ cao trên trên 300 độ F (tương đương 148,8 độ C trở lên) có thể tạo ra các hóa chất làm tăng nguy cơ ung thư ảnh hưởng tới sức khỏe. Khi các thực phẩm được nướng trên bếp than hoa, ngọn lửa gas chất dinh dưỡng kèm theo AGE ( hợp chất glycate hóa bền vững) giúp thực phẩm có màu hấp dẫn sẽ đi vào tế bào, mạch máu, các mô của cơ thể. Hợp chất glycate xâm nhập vào cơ thể làm tổn thương tổ chức mô lành, còn gây các bệnh tim mạch, xương khớp, thần kinh.
Thông thường khi nướng thịt trên than sẽ khiến mỡ từ các loại thịt động vật nhỏ giọt xuống than hồng bốc cháy tạo ra các phân tử hydrocarbure thơm đa vòng, chất này khi ăn vào cơ thể sẽ đến gan và biến thành chất độc đi xuống ruột, gây nguy cơ ung thư.
Trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nutrients vào năm 2019, quá trình nướng thịt sản sinh ra các chất gây ung thư là amin dị vòng (HA) và hydrocacbon thơm đa vòng (PAH).
Creatine - một axit hữu cơ trong thịt - khi nấu ở nhiệt độ cao sẽ sản sinh ra HA. Chất béo trong thịt rơi xuống lửa khi nướng sẽ cháy bốc lên dưới dạng hydrocacbon thơm đa vòng (PAH) và dính vào thịt. HA và PAH là những chất gây đột biến, có thể gây ra những thay đổi trong DNA của các tế bào, từ đó có thể dẫn tới ung thư.
Tuy nhiên, đây mới chỉ là kết quả của nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và trên động vật với liều lượng HA và PAH cao hơn mức mà con người có thể tiêu thụ. Cho tới nay vẫn chưa có bất kỳ nghiên cứu nào trên người để làm rõ vấn đề này.
Làm gì để giảm chất gây ung thư khi ăn thịt nướng?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chúng ta có thể thưởng thức các món nướng yêu thích của mình một cách an toàn hơn bằng các bí quyết sau đây:
Giảm thời gian nướng
Như các thông tin đã chỉ ra rằng việc nướng thịt ở nhiệt độ cao càng lâu thì hàm lượng hợp chất gây ung thư càng cao. Do đó, để đảo bảo sức khỏe, ngừa ung thư hiệu quả trong quá trình nướng thịt hãy giảm thời gian nướng bằng cách cắt thịt thành các miếng nhỏ hơn, mỏng hơn hoặc nướng một phần thịt trong lò nướng, lò vi sóng trước khi nướng trên lửa để giảm bớt phần chất béo. Đồng thời với bí quyết này sẽ giúp giảm bớt thời gian nướng thịt trên ngọn lửa.
Ngoài ra, có thể gói thịt trong giấy bạc và nướng để giảm lượng chất béo nhỏ vào ngọn lửa, đồng thời giúp thời gian nướng nhanh hơn, thịt không bị khô, mất nướng, miếng thịt mềm giữ lại được nhiều dinh dưỡng, hạn chế sản sinh các chất gây ung thư
Chọn thịt nạc hơn
Thay vì sử dụng những miếng thịt nhiều mỡ hãy lựa chọn những miếng thịt nạng để nướng. Việc chọn thịt nạc để nướng sẽ giúp giảm lượng chất béo rơi xuống lửa trong khi nướng, từ đó giảm việc hình thành các chất gây ung thư.
Ăn thịt với mức độ vừa phải
Thay vì chỉ sử dụng thịt để nướng hãy sử dụng thêm các loại thực phẩm khác trong quá trình nướng thịt. Để kiểm soát lượng thịt nướng hãy chia đĩa ăn thành 3 phần, các sản phẩm từ thịt chiếm ⅓ đĩa ăn hoặc ít hơn. ⅔ còn lại là các loại thực phẩm giàu chất chống ung thư như các loại rau họ cải (chứa nhiều glucosinolate) và các loại rau có màu xanh đậm khác.
Bởi các loại rau, củ không hình thành chất gây ung thư trong quá trình nướng. Do đó, hãy thêm khoai tây, ớt chuông, bí ngòi, hành tây (giàu quercetin), nấm và bất kỳ loại rau nào khác mà bạn yêu thích để nướng, vừa chống ngán, vừa cung cấp thêm chất chống oxy hóa, vitamin, khoáng chất, chất xơ cho cơ thể. Bên cạnh đó, nên hạn chế các loại thịt đã qua chế biến như xúc xích, thịt hun khói…
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất chống oxy hóa hơn
Hãy ăn nhiều các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như cà tím, đậu đen, đậu tây, dâu tây, bắp cải tím, cải xoăn, việt quất hay ăn nhiều các loại trái cây, rau và chất béo lành mạnh có trong bơ, quả hạch và các loại hạt giúp ngăn ngừa ung thư. Những hợp chất chống oxy hóa trong các thực phẩm này sẽ có tác dụng bảo vệ các tế bào trong cơ thể trước các chất gây ung thư và thậm chí có thể làm giảm sự sản xuất các hợp chất gây ung thư khi nướng thịt.
Bên cạnh đó, để đưa chất chống oxy hóa vào món nướng là ướp thịt ít nhất 20 phút trước khi nướng thịt trên nhiệt độ cao. Bởi theo một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng ướp thịt ít nhất 20 phút trước khi nướng làm giảm 72% nồng độ các hợp chất gây ung thư.
Để giúp món ăn tăng hương vị, hấp dẫn hơn bên cạnh sử dụng các loại nước sốt từ các gia vị thông thường hãy kết hợp thêm với các loại nước xốt tự chế như nước cam quýt, gia vị hoặc thêm dầu ô liu trong quá trình ướp thịt trước khi nướng thịt cũng là cách giúp giảm chất gây ung thư khi nướng thịt
Vệ sinh sạch vỉ nướng
Một trong những bí quyết giảm chất gây ung thư khi nướng thịt, cũng như hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn nên vệ sinh kỹ vỉ nướng mỗi lần sử dụng để giảm bớt các vụn thịt bị cháy dính vào thức ăn. Sau khi sử dụng vỉ nướng hãy để nguội dùng bàn chải để chà sạch vỉ nướng, rửa sạch với dầu rửa bát, lau qua bằng dầu thực vật trước khi cho thức ăn vào, sử dụng vỉ nướng khác để thay thế vỉ nướng đã bị các vụn thịt cháy dính vào nhiều.
Bạn có thể để sẵn một chai nước để dập lửa khi chất béo rơi xuống lửa và làm lửa bùng lên. Khi nướng thịt, cũng nên để vỉ nướng cách xa ngọn lửa để hạn chế bị PAH từ khói ám thêm vào thịt, hạn chế ung thư, bảo vệ sức khỏe
Để đảm bảo sức khỏe, ngừa ung thư, hạn chế tình trạng thừa cân, béo phì chỉ nên ăn với mức độ vừa phải và đừng nấu ở nhiệt độ quá cao, kết hợp thêm các loại rau củ, trái cây trong quá trình nướng thịt. Những người đang gặp tình trạng bị ung thư vú, ung thư đại tràng càng nên hạn chế ăn thịt nướng để đảm bảo sức khỏe cho cơ thể.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Tránh nguy cơ nhiễm khuẩn, ung thư khi ăn đồ nướng tại nhà
Phòng ngừa ung thư hãy bỏ ngay những thói quen khi xào rau
Những điều bệnh nhân cần nhớ sau khi điều trị ung thư thực quản
Ăn gì để tăng đề kháng trước cúm A, cúm B, Covid-19 đang tăng trở lại
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
- Vì sao rau mùi được ví như thuốc chống ung thư tự nhiên?
- Loại rau mệnh danh chống ung thư tốt nhất, rất quen thuộc
- 5 loại thực phẩm màu tím cực tốt cho sức khỏe, phòng ung thư
- 5 cách uống cà phê tăng nguy cơ tiểu đường, ung thư cần loại bỏ gấp
- Hãy từ bỏ 4 thói quen xấu phòng ngừa ung thư thực quản
- Sai lầm cần tránh khi nấu thịt dễ gây ung thư, ảnh hưởng sức khỏe
- Tránh ung thư tuyệt đối không sử dụng hộp nhựa có ký hiệu này
- 5 thực phẩm nên hạn chế ăn thường xuyên ngừa ung thư ruột
- 4 thực phẩm giúp phòng ngừa ung thư cực tốt
- Tránh nguy cơ nhiễm khuẩn, ung thư khi ăn đồ nướng tại nhà
- Phòng ngừa ung thư hãy bỏ ngay những thói quen khi xào rau
- Những món ăn để qua đêm dễ gây ngộ độc, ung thư không nên ăn
- Tía tô đun với 3 nguyên liệu này chống ung thư, làm đẹp da, giảm cân cực tốt
- Bỏ ngay 5 thói quen ăn cà muối để tránh ngộ độc, ung thư
- Ăn 4 loại thực phẩm khi bụng đói ngăn ngừa nguy cơ ung thư đại tràng, tốt cho hệ tiêu hóa
- Những thay đổi ở mắt cảnh báo ung thư, tiểu đường cần đi khám ngay
- Tránh những sai lầm khi sử dụng túi nilon phòng ngừa bệnh ung thư
- Những loại rau giúp chống lão hóa, sống thọ nên bổ sung thường xuyên
- Trung Quốc phát triển robot tí hon chở thuốc đến tiêu diệt tế bào ung thư
Các tin khác
-
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào? -
Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Sau mưa bão ngập lụt thực phẩm, nguồn nước dễ bị nhiễm khuẩn do đó để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột cần áp dụng các nguyên tắc dưới đây. -
Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
Vitamin C có trong những thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, chống lão hóa, làm đẹp da mà còn có lợi cho sức khỏe đường ruột. -
Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nâng cao sức khỏe tinh thần, hạn chế căng thẳng, stress là một trong những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, có lợi cho sức khỏe tổng thể. -
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo lành mạnh không chỉ hỗ trợ cơ thể giảm viêm khi hệ miễn dịch phản ứng với các mầm bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. -
Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột
Những loại đồ uống dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe đường ruột. -
Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột
Tiêu thụ những thực phẩm chứa prebiotic sẽ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp cho hệ vi sinh đường ruột cân bằng.