Hệ vi sinh đường ruột bị ảnh hưởng như thế nào nếu dùng kháng sinh kéo dài?
Trong đường ruột của chúng ta là một cộng đồng vi khuẩn phức tạp, số lượng nhiều, rộng lớn bao gồm: vi khuẩn, vi rút, vi khuẩn cổ điển, nấm và động vật nguyên sinh.
Chúng ta thể đã nghe thấy thuật ngữ ‘microbiota’ và ‘microbiome’ được sử dụng thay thế cho nhau, nhưng thực tế chúng có ý nghĩa hơi khác nhau. Microbiota – thuật ngữ này đề cập đến toàn bộ quần thể vi sinh vật có trong ruột của bạn. Bạn có thể coi đây là ‘ai ở đó?’. Microbiome thuật ngữ này đề cập đến microbiota (ai ở đó?) cũng như vật liệu di truyền của chúng (chúng có thể làm gì?) và chức năng trao đổi chất (chúng đang làm gì?). Khi phóng đại hình ảnh bên trong ruột của chúng ta, có hình ảnh giải thích rằng ‘hệ vi sinh vật đường ruột’ đề cập đến ai đang ở đó và ‘hệ vi sinh vật đường ruột’ đề cập đến ai đang ở đó, chúng có thể làm gì và chúng đang làm gì.
Ước tính sơ bộ cho thấy rằng ruột của con người có thể chứa tới 1.000 loài vi khuẩn (với 85% là lợi khuẩn, 15% là hại khuẩn) và 2 triệu gen vi khuẩn – gấp 100 lần số lượng gen ta có (khoảng 20.000), cư trú phần lớn ở hệ tiêu hóa, đặc biệt là ở ruột non và ruột già. Mặc dù chúng ta có sự tương đồng di truyền cao với những người khác, hệ vi sinh vật đường ruột của ta độc đáo hơn và có thể khác 80-90% so với hệ vi sinh vật của người khác.
Hệ vi sinh vật đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng “hàng rào” miễn dịch cơ thể, thúc đẩy quá trình tiêu hóa nhờ tiết ra các enzyme để tiêu hóa thức ăn và tổng hợp vitamin từ các loại thực phẩm, đào thải hại khuẩn, tạo lớp màng bảo vệ niêm mạc ruột, cải thiện các tình trạng viêm nhiễm, cung cấp nhiên liệu cho các tế bào trong đại tràng và tác động đến tốc độ thức ăn di chuyển qua ruột, tổng hợp các vitamin thiết yếu, đặc biệt là vitamin K và vitamin nhóm B như biotin, folate và thiamine,…
Đối với một cơ thể bình thường, tỷ lệ vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại trong đường ruột luôn được duy trì ở mức độ 85%:15% nhằm đảm bảo cho chức năng tiêu hóa, vận chuyển các chất dinh dưỡng ở đường ruột, hạn chế vi khuẩn có hại phát triển quá mức gây bệnh.
Để điều trị các bệnh lý nguyên nhân do nhiễm khuẩn các bác sĩ sẽ thường kê đơn thuốc kháng sinh kết hợp với một số loại thuốc điều trị, thực phẩm chức năng khác. Mỗi một loại kháng sinh chỉ được áp dụng cho những bệnh riêng biệt, chỉ sử dụng trong thời gian ngắn theo sự chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa. Tuy nhiên, một số người sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị một số bệnh không tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, không tham vấn về liều lượng, cách dùng nên dẫn đến tình trạng sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài từ đó gây nhiều hệ lụy cho hệ vi sinh đường ruột.
Ức chế vi khuẩn có lợi trong đường ruột
Uống thuốc kháng sinh nhằm mục đích ức chế, tiêu diệt các vi khuẩn, virus gây bệnh giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Nhưng kháng sinh cũng làm hạn chế hoạt động của các vi sinh vật có lợi trong đường ruột, phá vỡ sự cân bằng hệ vi sinh đường ruột từ đó dẫn đến tình trạng loạn khuẩn đường ruột, gây các các vấn đề tiêu hóa: táo bón, đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy,… Bởi theo các chuyên gia cho biết ngay cả khi sử dụng kháng sinh với liều thấp cũng có thể gây tác động đến sự sinh trưởng và phát triển vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Một số bệnh nhân sau khi sử dụng một số loại kháng sinh như Ampicillin, Clindamycin, Erythromycin,... gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa gây ảnh hưởng tới sức khỏe đường ruột.
Thúc đẩy sự phát triển mầm bệnh gây hại
Sử dụng kháng sinh kéo dài, không tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ không chỉ gây ức chế các vi sinh vật có lợi trong đường ruột mà còn thúc đẩy sự phát triển của mầm bệnh gây hại như Salmonella, tăng khả năng xâm nhập của các loại vi khuẩn mới từ đó khiến cơ thể dễ gặp tình trạng đi ngoài liên tục, tăng nguy cơ viêm dạ dày, bệnh viêm ruột, hội chứng ruột kích thích (IBS), loạn khuẩn ở ruột non, đau bụng, sốt, tiêu chảy ra máu.
Dấu hiệu hệ vi sinh đường ruột bị ảnh hưởng do dùng kháng sinh kéo dài
Khá nhiều người thường nhầm lẫn các bệnh đường tiêu hóa với triệu chứng dùng kháng sinh kéo dài hại đường ruột. Khi sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài sẽ gây ra các triệu chứng như:
+ Đi ngoài nhiều lần trong ngày
+ Phân lỏng, đổi màu, một số trường hợp phân có máu.
+ Sốt cao.
+ Đay bụng.
+ Trong trường hợp rối loạn do nhiễm vi khuẩn mới xâm nhập có thể bị tiêu chảy với mức độ nghiêm trọng tăng dần.
+ Người có sức đề kháng kém, trẻ nhỏ khi sử dụng kháng sinh kéo dài có thể gặp tình trạng đi ngoài ra máu, đau quặn bụng, nôn ói,...
Để đảm bảo sức khỏe, bảo vệ hệ vi sinh đường ruột được cân bằng nếu cơ thể xuất hiện các dấu hiệu trên cần ngưng sử dụng thuốc kháng sinh, đến các cơ sở bệnh viện, phòng khám tiêu hóa để được thăm khám, tư vấn điều trị kết hợp chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh, nghỉ ngơi hợp lý. Để chẩn đoán tình trạng bệnh các bác sĩ có thể thực hiện các phương pháp nội soi đại trực tràng, xét nghiệm máu, xét nghiệm phân, chụp CT hoặc MRI ổ bụng, xét nghiệm hơi thở hydro,...
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Stress, căng thẳng ảnh hưởng hệ vi sinh đường ruột như thế nào?
Mẹo cải thiện hệ vi sinh đường ruột do dùng kháng sinh kéo dài
Top các loại thực phẩm lên men có lợi cho hệ tiêu hóa, vi sinh vật đường ruột
Xét nghiệm hơi thở hydro và hội chứng ruột kích thích (IBS)
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
- Trẻ bị mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột cần phải làm gì?
- Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
- Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
- Ngủ đủ giấc giúp tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho hệ vi sinh đường ruột
- Cân bằng hệ vi sinh đường ruột giúp tăng cường hệ miễn dịch khỏe mạnh
- Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột và hệ thống miễn dịch
- Cải thiện hệ vi sinh đường ruột giúp kiểm soát bệnh viêm khớp dạng thấp (RA)
- Mối liên hệ vi sinh đường ruột và bệnh viêm khớp dạng thấp (RA)
- Bệnh đa xơ cứng và hệ vi sinh đường ruột có mối liên hệ như thế nào?
- Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột và bệnh trầm cảm
- Vì sao mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột gây viêm đại tràng
- Tập thể dục cải thiện bệnh Parkinson, tốt cho hệ vi sinh đường ruột
- Mối liên hệ mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột và bệnh Parkinson
- Hệ vi sinh đường ruột và bệnh Alzheimer có mối liên hệ như nào
- Hội chứng ruột kích thích IBS và hệ vi sinh đường ruột có mối liên hệ như nào
- Phòng ngừa bệnh viêm ruột bằng cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột
- Cải thiện hệ vi sinh đường ruột kiểm soát bệnh viêm ruột (IBD)
- Hệ vi sinh đường ruột và bệnh viêm ruột (IBD)
- Điều cần lưu ý khi ăn chế độ ăn thuần chay tránh ảnh hưởng hệ vi sinh đường ruột
- Chế độ ăn Địa Trung Hải mang lại lợi ích gì cho hệ vi sinh đường ruột
Các tin khác
-
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào? -
Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Sau mưa bão ngập lụt thực phẩm, nguồn nước dễ bị nhiễm khuẩn do đó để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột cần áp dụng các nguyên tắc dưới đây. -
Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
Vitamin C có trong những thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, chống lão hóa, làm đẹp da mà còn có lợi cho sức khỏe đường ruột. -
Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nâng cao sức khỏe tinh thần, hạn chế căng thẳng, stress là một trong những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, có lợi cho sức khỏe tổng thể. -
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo lành mạnh không chỉ hỗ trợ cơ thể giảm viêm khi hệ miễn dịch phản ứng với các mầm bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. -
Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột
Những loại đồ uống dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe đường ruột. -
Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột
Tiêu thụ những thực phẩm chứa prebiotic sẽ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp cho hệ vi sinh đường ruột cân bằng.