Bật mí cách tự kiểm tra sức khỏe phổi tại nhà đơn giản, hiệu quả
Bật mí cách tự kiểm tra sức khỏe phổi tại nhà đơn giản, hiệu quả
Nhiều người sau khi bị nhiễm Covid-19 đã khỏi bệnh đã quan tâm nhiều hơn sức khỏe cũng như phổi của mình. Nhưng để làm thế nào để biết phổi có đang khỏe mạnh hay gặp vấn đề gì hay không? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách tự kiểm tra sức khỏe phổi tại nhà ai cũng có thể thực hiện được.
Phổi là một trong những cơ quan quan trọng nhất của hệ hô hấp, có nhiệm vụ trao đổi khí, vận chuyển CO2, lọc độc tố trong máu,… kết hợp với các bộ phận khác của hệ hô hấp, duy trì hoạt động sống của cơ thể. Nhưng do tác động của các yếu tố như virus, vi khuẩn, ô nhiễm môi trường, khói bụi từ khí thải của các phương tiện, khói thuốc lá ảnh hưởng đến phổi rất nhiều trong đó có virus SARS-CoV-2 đang lây lan mạnh ở nhiều nước trong đó có Việt Nam. Để tự đáng giá kiểm tra sức khỏe của phổi hãy thực hiện cách đơn giản sau.
Những cách đánh giá kiểm tra sức khỏe phổi tại nhà
Chạy tại chỗ
Chạy tại chỗ là một trong những phương pháp đơn giản có thể giúp bạn kiểm tra sức khỏe phổi
Bước 1: Tiến hành chạy tại chỗ với tốc độ vừa phải, cho đến khi thấy mệt và phải dừng lại.
Bước 2: Đánh giá sức khỏe phổi: Sau khi dừng lại khoảng 5-6 phút nếu có thể hồi phục lại trạng thái bình thường thì sức khỏe phổi đang ở mức ổn định. Nhưng nếu cần nhiều thời gian hơn để trở lại bình thường như trạng thái ban đầu thì chức năng phổi đang không được tốt cần đi kiểm tra, thăm khám tại các cơ sở bệnh viện.
Kiểm tra sức khỏe phổi bằng cách thổi nến
Kiểm tra sức khỏe phổi bằng cách thổi nến là một trong những cách đáng giá sức khỏe phổi thực hiện đơn giản, có thể thực hiện tại nhà. Trước khi bắt đầu thực hiện đánh giá sức khỏe phổi hãy chọn phòng hạn chế gió lùa lớn.
Bước 1: Đặt một cây nến và thắp sáng ngọn nến, đặt cách miệng 15cm, ngang với tầm thổi của mỗi người.
Bước 2: Đánh giá sức khỏe phổi: Tiến hành thổi nến, nếu có thể thổi một hơi khiến hco nến tắt thì chức năng phổi đang ở mức ổn, không gặp vấn đề gì nghiêm trọng. Nếu thổi vài lần lửa trên nến không tắt thì có thể phổi đang gặp vấn đề không ổn về phổi. Nếu không thể được thổi tắt ở khoảng cách 5cm, có nghĩa là chức năng phổi cực kỳ kém
Giữ hơi thở
Để đánh giá sức khỏe phổi khi thực hiện giữ hơi thở không nhất thiết phải ngâm mình trong nước để nín thở có thể hít thở sâu, sau đó nín thở một lúc
Đánh giá sức khỏe phổi: Nếu có thể nín thở trong 30 giây là chức năng tim phổi tốt, nếu nhiều hơn 20 giây, sức khỏe phổi của bạn chỉ ở mức tương đối, nếu thời gian này ngắn hơn con số 20 giây thì có lẽ chức năng phổi của bạn không tốt cần đi kiểm tra, thăm khám tại các cơ sở bệnh viện.
Leo cầu thang
Leo cầu thang cũng là một trong những cách đơn giản để đáng giá sức khỏe của phổi.
Bước 1: Hãy đi bộ từ tầng 1 lên tầng 3 với tốc độ chậm dãi, bình thường không cần đi nhanh quá
Bước 2: Đánh giá sức khỏe phổi: Trong quá trình thực hiện nếu không phải dừng lại để nghỉ ngơi, không xuất hiện tình trạng thở dốc thì phổi đang ở mức ổn. Ngược lại nếu thấy khó thở, cảm thấy tức ngực, cần nghỉ ngơi nhiều lần trong quá trình đi cầu thang thì có nghĩa là chức năng của phổi đang bị suy giảm nghiêm trọng cần đi kiểm tra, thăm khám tại các cơ sở bệnh viện.
Đánh giá khả năng dự trữ khí và oxy của phổi và đường hô hấp
Bước 1: Hãy hít một hơi thật sâu, đồng thời phình bụng ra, sau đó nín thở, lưu ý không để hơi thoát ra qua đường mũi và miệng.
Bước 2: Đánh giá sức khỏe phổi: Nếu có thể nín thở trong khoảng 30 giây thì chức năng phổi khá tốt, nếu chỉ nín thở được ít hơn 20 giây thì chức năng phổi không tốt, phổi đang gặp vấn đề nào đó cần đi kiểm tra, thăm khám tại các cơ sở bệnh viện.
Bên cạnh đó, nếu thấy một trong những dấu hiệu này thì chứng tỏ phổi đang gặp vấn đề, cần đi kiểm tra để tránh được bệnh nghiêm trọng.
''1 chậm, 2 nhanh, 3 hơn'' cho thấy phổi có bệnh
1 chậm
Trong Đông y, tạng người tương ứng với ngón tay cái là phổi, khi quan sát ngón tay cái nếu móng tay cái của một người sáng bóng, các ngón tay có tính đàn hồi, và các khớp khỏe mạnh thì phổi mới khỏe.
Ngược lại nếu ấn vào ngón tay cái rồi bỏ ra, tốc độ đàn hồi của chỗ da bị lõm xuống do bị ấn vào chậm thì tức là khí phổi không đủ nên phải kịp thời điều chỉnh, khám xét ngay để tránh các bệnh nghiêm trọng
2 nhanh
+ Hạch bạch huyết xuất hiện nhanh bất ngờ
Các hạch bạch huyết sưng to hoặc đau nhiều lần có thể liên quan đến sức khỏe của phổi, đặc biệt là ở những người hút thuốc lá lâu năm. Sau khi chất tar và nicotine trong thuốc lá vào cơ thể người, khả năng tự bảo vệ của vùng bạch huyết giảm đi do đó cần đi kiểm tra sức khỏe phổi càng sớm càng tốt
+ Đầu ngón tay nhô lên nhanh chóng bất thường
Thông thường, độ dày của ngón tay khi chúng ta trưởng thành sẽ không thay đổi, trừ khi chúng ta làm một số công việc đặc biệt, tất nhiên những người hút thuốc lâu năm ngón tay có thể bị ngả sang màu vàng. Nhưng đầu ngón tay sẽ không bao giờ phồng lên nếu như không gặp vấn đề về sức khỏe
Khi quan sát nếu thấy các đầu ngón tay nhô lên và thay đổi rõ rệt giữa các ngón tay thì đây là dấu hiệu sinh ra sau khi bị bệnh phổi, (khối u phổi) tiếp tục tích tụ trong đường thở, ảnh hưởng đến khả năng cung cấp máu và tăng sinh mô do các rối loạn nội tiết thì cần đi kiểm tra sức khỏe sớm.
3 hơn
Hay bị sốt hơn
Thông thường cơ thể sẽ gặp tình trạng sốt do yếu tố thời tiết thay đổi hoặc do nhiều yếu tố khác. Có thể sử dụng thuốc hạ sốt để giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục. Tuy nhiên nếu thấy mình bị sốt nhẹ kéo dài, đó có thể là bệnh phổi.
Bởi một khi các tổn thương ở phế quản xuất hiện ở phổi và tình trạng viêm xảy ra trên bề mặt phổi, nó sẽ ảnh hưởng đến cơ chế bảo vệ của chính nó, biểu hiện bằng sốt kéo dài
Ho nhiều hơn
Nếu bị ho kéo dài thì dù có uống thuốc ho, kháng viêm cũng không thuyên giảm, thậm chí còn làm nặng thêm hiện tượng khó thở, tức ngực và đau nhức thì bạn nên đến bệnh viện chụp CT phổi để đánh giá sức khỏe của phổi
Đau ngực nhiều hơn
Khi phổi đang gặp vấn đề sẽ xuất hiện các triệu chứng như đau ngực, đau thắt ngực, tức ngực, có thể bị sốt, có thể bị nhiễm trùng viêm phổi. Nếu tình trạng đau tức ngực kéo dài không thuyên giảm, thậm chí ngày càng trầm trọng hơn kèm theo ho dai dẳng, ho ra máu, đây có thể là dấu hiệu báo trước của bệnh viêm phổi cần đi kiểm tra ngay lập tức
Bên cạnh việc thường xuyên kiểm tra, đánh giá tình trạng sức khỏe phổi hãy áp dụng một số khuyến cáo sau:
+ Hãy bỏ hút thuốc lá, tránh xa khói thuốc lá
+ Khi đi ra ngoài đường, khu vực có nhiều khói bụi, các công trình xây dựng nên đeo khẩu trang ngăn ngừa bụi
+ Luyện tập thể dục thường xuyên, giúp phổi được rèn luyện, khỏe mạnh hơn
+ Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, thiết lập chế độ nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế stress, căng thẳng. Bổ sung nhiều thực phẩm có lợi cho phổi, rau xanh, trái cây.
+ Kết hợp các bài tập thở có lợi cho phổi. Có thể tập thở bất cứ lúc nào mà chúng ta rảnh đơn giản khi ngồi, nằm, khi tập đi bộ, kết hợp dùng máy thổi Spirometry, các bài tập thiền, để cải thiện vấn đề phổi đang gặp phải, giúp phổi hoạt động hiệu quả hơn
MH
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Hụt hơi hậu Covid-19: khi nào cần khám, cách khắc phục hiệu quả
Hướng dẫn 6 bài tập thở khi bị khó thở hậu Covid-19
Cách cải thiện các vấn đề sức khỏe hậu Covid-19
Di chứng, ảnh hưởng lâu dài của COVID-19 (coronavirus) không nên chủ quan
Các di chứng hậu COVID-19 từ nhẹ đến nặng? kéo dài bao lâu?
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
- Những thực phẩm nên tránh xa khi bị cảm cúm, mắc cúm A, Covid-19
- Ăn gì để tăng đề kháng trước cúm A, cúm B, Covid-19 đang tăng trở lại
- Bệnh đậu mùa khỉ vì sao không dễ trở thành đại dịch như Covid-19
- Cách phân biệt sốt xuất huyết, Covid-19 chuẩn xác
- Khắc phục tình trạng ù tai, nghe kém hậu Covid-19
- Chương trình Trao đi là còn mãi số 3: Cuộc hội ngộ sau đại dịch covid-19 tại xóm thận Lê Thanh Nghị
- Điểm giống và khác nhau giữa bệnh COVID-19 và bệnh cúm mùa
- Nghiên cứu mới nhất: Covid-19 ảnh hưởng đến phổi như thế nào
- Thường xuyên cảm thấy ớn lạnh hậu Covid-19 nguyên nhân do đâu?
- Đau lưng, đau vai gáy hậu Covid-19, làm thế nào để khắc phục hiệu quả nhất
- Bổ sung những thực phẩm giúp cải thiện sức khỏe phổi hậu Covid-19
- Bổ sung 4 thức uống sau khi khỏi Covid-19 giúp sạch phổi, phòng tránh di chứng hậu Covid-19
- Khỏi Covid-19 có nên tiếp tục xông hơi hay không?
- Những ai nên cần đi chụp X-quang phổi sau khi khỏi Covid-19
- Trẻ ho kéo dài hậu Covid-19: cách xử lý hiệu quả
- Khi mắc Covid-19 có nên uống cà phê?
- Khắc phục giảm ham muốn hậu Covid-19 hiệu quả
- Cải thiện tình trạng đau đầu khi mắc Covid-19
- Bí quyết giảm đau họng khi mắc Covid-19
- Căng thẳng hậu Covid-19 phải làm sao để cải thiện?
Các tin khác
-
Những loại rau giảm nóng gan, đào thải độc tố hiệu quả
Muốn gan khỏe mạnh, giảm nóng gan, đào thải độc tố trong mùa hè nắng nóng nên ăn thường xuyên những loại rau dưới đây. -
Top các thực phẩm dễ gây ngộ độc trong mùa nắng nóng
Nắng nóng nhiệt độ cao tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Những thực phẩm tưởng chừng vô hại nhưng lại có thể trở thành thủ phạm thầm lặng gây ngộ độc thực phẩm nếu không được bảo quản, chế biết đúng cách. -
Top 5 món canh rất tốt cho gan nên ăn
Những món canh dân dã nhưng khi ăn giúp giảm tình trạng nóng trong, giảm mệt mỏi, loại bỏ độc tố, rất tốt cho gan nên ăn thường xuyên. -
6 thói quen tiết kiệm cần bỏ ngay để tránh nguy cơ mắc ung thư
Những thói quen tiết kiệm dưới đây cần bỏ ngay để tránh nguy cơ mắc ung thư, gây hại cho sức khỏe -
Cá không nên kết hợp với thực phẩm nào?
Tránh giảm giá trị dinh dưỡng trong cá, bảo đảm an toàn cho sức khỏe khi ăn cá tránh kết hợp cá chung với các loại thực phẩm sau đây. -
Nấm kim châm chứa formaldehyde: cách nhận biết chính xác nhất
Nấm kim châm là thực phẩm chứa nhiều chất xơ, giàu chất dinh dưỡng, có giá thành rẻ nhưng cũng rất dễ chứa hàm lượng formaldehyde, nếu ăn phải có thể gây nguy hại đến sức khỏe. -
Những loại nấm rất tốt cho não nên ăn nhiều
Những loại nấm dưới đây không chỉ giàu chất xơ mà còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, hoạt chất kích thích tế bào thần kinh phát triển, tăng cường trí nhớ, rất tốt cho não. -
Cách ăn rau củ quả gây hao hụt dinh dưỡng, đường huyết tăng
Ăn rau củ quả trái cây giúp bổ sung chất xơ, vitamin và khoáng chất cho cơ thể từ đó tăng cường sức khỏe, phòng ngừa lão hóa, tốt cho hệ tiêu hóa. -
Những thực phẩm tuyệt đối không bọc trong giấy bạc
Giấy bạc là vật dụng quen thuộc nên được nhiều người sử dụng trong chế biến, làm chín thức ăn nhưng có những loại thực phẩm dưới đây tuyệt đối không nên bọc trong giấy bạc để tránh gây ảnh hưởng sức khỏe, cơ thể bị hấp thụ kim loại. -
5 đồ dùng nhà bếp cần bỏ đi càng sớm càng tốt để bảo vệ sức khỏe
Những loại đồ dùng nhà bếp nếu có những dấu hiệu dưới đây cần bỏ đi càng sớm càng tốt để bảo vệ sức khỏe, tránh nhiễm chất độc hại.