Biến thể lai Deltacron: triệu chứng phổ biến
Biến thể lai Deltacron: triệu chứng phổ biến
Biến thể lai Deltacron là một biến thể mới của virus SARS-CoV-2, đây là biến thể lai giữa Delta và Omicron, được phát hiện ở châu Âu, Mỹ trong thời gian gần đây khiến nhiều người lo lắng. Vậy khi mắc biến thể lai Deltacron sẽ xuất hiện những triệu chứng gì?
Deltacron là biến chủng lai giữa Delta và Omicron đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chính thức công nhận sau khi nghiên cứu về cấu trúc "độc đáo" của biến thể mới này. Biến thể lai này được phát hiện vào tháng 1/2022 tại một số nước châu Âu và Mỹ. Cho đến nay chỉ có 17 trường hợp trên toàn thế giới báo cáo nhiễm, không có báo cáo về mức độ nghiêm trọng hoặc tốc độ lây truyền so với các biến thể trong tương lai.
Các chuyên gia y tế hàng đầu cho biết phiên bản đặc biệt này của SARS-CoV-2 có thể gây ra các triệu chứng giống như cảm lạnh thường như ở người nhiễm chủng Delta và mệt mỏi nhiễm biến thể Omicron.
Tiến sĩ John Mourani, giám đốc y tế về bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Y tế Bệnh viện Pomona Valley, cho biết, Deltacron là sự pha trộn lai giữa các biến thể Delta và Omicron, được gọi là tái tổ hợp, với các gai trông giống như biến thể Omicron.
Tiến sĩ Vivek Cherian, một bác sĩ nội khoa có trụ sở tại Chicago cho rằng còn nhiều điều cần khám phá về biến thể đặc biệt này của virus SARS-CoV-2. Tiến sĩ Cherian giải thích rằng gen của Deltacron với các protein gai cực kì giống với biến thể Omircon. Điều này có nghĩa là có nhiều khả năng bạn sẽ phòng ngừa được nếu tiêm phòng đầy đủ và tiêm các mũi vaccine Covid-19 tăng cường.
Deltacron có phải là một biến thể đáng quan tâm?
Mặc dù WHO đã thừa nhận sự tồn tại của Deltacron, nhưng vẫn chưa đưa ra cảnh báo chính thức về khả năng lây lan của nó đối với con người. Điều đó có thể thay đổi trong tương lai, tại thời điểm đó họ cũng có thể sẽ đổi tên cho biến thể tái tổ hợp này.
Các nhà nghiên cứu đã bắt đầu điều tra Deltacron chính thức hơn sau khi xác nhận sự tồn tại của nó. Những bằng chứng đầu tiên xung quanh chủng đặc biệt này cho thấy nó sẽ không thúc đẩy sự lây lan COVID-19. Tiến sĩ Maria Van Kerkhove, trưởng nhóm kỹ thuật COVID-19 của WHO, nói với các phương tiện truyền thông hồi đầu tháng này rằng dữ liệu hiện tại cho thấy nhiễm Deltacron không dẫn đến "bất kỳ thay đổi nào về mức độ nghiêm trọng".
Những triệu chứng phổ biến khi nhiễm biến thể Deltacron
Cho đến khi nhiều nghiên cứu hơn về Deltacron được hoàn thành, các chuyên gia nói rằng không có triệu chứng rõ ràng khi mắc biến thể lai Deltacron.
Các quan chức tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) chỉ ra rằng các triệu chứng bệnh COVID-19 có thể khác nhau ở mỗi người khi bị nhiễm. Người mắc COVID-19 có thể gặp phải 11 triệu chứng phổ biến với mức độ nghiêm trọng khác nhau.
+ Sốt hoặc ớn lạnh
+ Ho
+ Mệt mỏi
+ Mất vị giác hoặc khứu giác
+ Nghẹt mũi hoặc sổ mũi
+ Buồn nôn hoặc nôn
+ Đau cơ hoặc cơ thể
+ Đau họng
+ Đau nhức đầu
+ Khó thở hoặc khó thở
+ Tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa
Điều tương tự cũng đúng với bất kì ai nhiễm biến thể Deltacron. Các chuyên gia nói rằng biến thể này sẽ không gây ra các triệu chứng hoàn toàn mới và khác biệt nhưng bất kỳ ai bị nhiễm Deltacron cũng có thể sẽ phải chịu cùng một nhóm triệu chứng với hai biến thể trước đó là Delta và Omicron.
Delta thường dẫn đến 3 triệu chứng cụ thể là sốt cao, ho và đau đầu. Các trường hợp nhiễm Omicron thường được biểu hiện bằng mệt mỏi mãn tính và đau cơ thể. Các phiên bản trước của virus SARS-CoV-2 có xu hướng tạo ra các triệu chứng liên quan đến hệ hô hấp trên, bao gồm khó thở và mất vị giác và khứu giác (hay còn gọi là chứng anosmia).
Do đó nếu thấy bất kỳ triệu chứng nào sau đây đều có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị nhiễm biến thể Deltacron tái tổ hợp:
+ Nhức đầu
+ Sốt cao và đổ mồ hôi hoặc ớn lạnh sau đó
+ Viêm họng
+ Ho dai dẳng
+ Mệt mỏi hoặc mất năng lượng không giải thích được
+ Đau và nhức mỏi cơ thể mãn tính, lan rộng
Cũng giống như các biến thể virus trước đó, nhiễm Deltacron dự kiến sẽ xuất hiện nhiều triệu chứng và tác dụng phụ tương tự như nhiễm các biến chủng khác của SARS-CoV-2. Các chuyên gia y tế cho rằng biến thể Deltacron không có các triệu chứng mới và tái khẳng định rằng cấu trúc gen tái tổ hợp của biến thể này cho thấy vaccine và hệ thống miễn dịch của con người được trang bị tốt để đối phó với bất kỳ khả năng phơi nhiễm nào trong tương lai.
Do đó, để tránh bị ảnh hưởng bởi biến thể lai Deltacron, cũng như các biến thể virus trước đó mọi người hãy tiêm phòng đầy đủ và mũi tiêm tăng cường vaccine ngừa COVID-19, hạn chế tập chung nơi đông người, đeo khẩu trang, sử dụng nước sát khuẩn, nước súc họng, vệ sinh tay nắm cửa, hạn chế chạm vào các khu vực như nút bấm thang máy, cầu thang,….
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Khắc phục giảm ham muốn hậu Covid-19 hiệu quả
Bí quyết cải thiện chứng mất vị giác, khứu giác hậu Covid-19 hiệu quả
Hướng dẫn 6 bài tập thở khi bị khó thở hậu Covid-19
Chế độ dinh dưỡng giúp bệnh nhân Covid-19 F0 nhanh phục hồi
Di chứng, ảnh hưởng lâu dài của COVID-19 (coronavirus) không nên chủ quan
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin liên quan
- Những thực phẩm nên tránh xa khi bị cảm cúm, mắc cúm A, Covid-19
- Ăn gì để tăng đề kháng trước cúm A, cúm B, Covid-19 đang tăng trở lại
- Bệnh đậu mùa khỉ vì sao không dễ trở thành đại dịch như Covid-19
- Cách phân biệt sốt xuất huyết, Covid-19 chuẩn xác
- Khắc phục tình trạng ù tai, nghe kém hậu Covid-19
- Chương trình Trao đi là còn mãi số 3: Cuộc hội ngộ sau đại dịch covid-19 tại xóm thận Lê Thanh Nghị
- Điểm giống và khác nhau giữa bệnh COVID-19 và bệnh cúm mùa
- Nghiên cứu mới nhất: Covid-19 ảnh hưởng đến phổi như thế nào
- Thường xuyên cảm thấy ớn lạnh hậu Covid-19 nguyên nhân do đâu?
- Đau lưng, đau vai gáy hậu Covid-19, làm thế nào để khắc phục hiệu quả nhất
- Bổ sung những thực phẩm giúp cải thiện sức khỏe phổi hậu Covid-19
- Bổ sung 4 thức uống sau khi khỏi Covid-19 giúp sạch phổi, phòng tránh di chứng hậu Covid-19
- Khỏi Covid-19 có nên tiếp tục xông hơi hay không?
- Những ai nên cần đi chụp X-quang phổi sau khi khỏi Covid-19
- Trẻ ho kéo dài hậu Covid-19: cách xử lý hiệu quả
- Khi mắc Covid-19 có nên uống cà phê?
- Khắc phục giảm ham muốn hậu Covid-19 hiệu quả
- Cải thiện tình trạng đau đầu khi mắc Covid-19
- Bí quyết giảm đau họng khi mắc Covid-19
- Căng thẳng hậu Covid-19 phải làm sao để cải thiện?
Các tin khác
-
Bí quyết cực hay giúp giảm trào ngược dạ dày khi tập thể dục
Trào ngược dạ dày khi tập luyện thể dục là vấn đề khá nhiều người gặp phải nhất là những người đang có vấn đề về dạ dày. Để tránh bị trào ngược dạ dày khi tập luyện hãy áp dụng những bí quyết cực hay dưới đây. -
Cẩn trọng ngộ độc từ thực phẩm đường phố trong mùa hè
Vào mùa hè nắng nóng nhiệt độ cao một số loai thực phẩm đường phố nếu không đảm bảo nguyên liệu, quy trình chế biến, bảo quản vẫn có thể khiến người dùng bị ngộ độc thực phẩm. Vậy làm thế nào để phòng tránh ngộ độc thực phẩm trong mùa hè. -
Phòng tránh say nắng khi tập luyện thể thao mùa hè
Mùa nắng nóng nhiệt độ cao, thời tiết khắc nghiệt khi tập luyện thể thao dễ bị say nắng gây nguy hiểm cho sức khỏe. Để phòng tránh say nắng trong quá trình tập luyện thể thao cần làm gì để bảo vệ sức khỏe. -
Ăn rau dền sai cách ảnh hưởng sức khỏe như thế nào?
Rau dền là một trong những rau thanh nhiệt, có lợi cho hệ tiêu hóa, tăng cường sức khỏe, bổ máu. Nhưng nếu ăn rau dền sai cách có thể gây ảnh hưởng cho sức khỏe ra sao? -
Măng cụt rất ngon nhưng cần cẩn trọng khi ăn
Măng cụt chứa nhiều hàm lượng vitamin C, vitamin A cùng nhiều khoáng chất khác rất tốt cho sức khỏe. Nhưng khi ăn măng cụt chín hay măng cụt xanh cần cẩn trọng khi ăn tránh ảnh hưởng sức khỏe. -
Cách ăn măng cụt tránh gây nổi mụn, da căng mịn
Măng cụt được mệnh danh là nữ hoàng trái cây sở hữu nhiều vitamin có lợi cho sức khỏe, hỗ trợ phòng ngừa bệnh. Nhưng măng cụt có chứa hàm lượng đường khá cao nên khi ăn nhiều, ăn không đúng cách dễ gây nổi mụn, nóng trong. -
Những loại đồ uống rất tốt cho gan nên uống thường xuyên
Gan là bộ phận quan trọng trong cơ thể do đó việc nuôi dưỡng gan khỏe mạnh là điều vô cùng quan trọng. Những loại đồ uống dưới đây rất tốt cho gan nên uống thường xuyên giúp gan khỏe mạnh, phòng ngừa các bệnh về gan, ung thư gan. -
Đi ô tô ngày nắng nóng cần làm gì để bảo vệ sức khỏe
Thời tiết mùa hè có những lúc có thể lên hơn 40 độ C nhưng việc di chuyển bằng ô tô những ngày nắng cũng có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro như là cháy nắng, sốc nhiệt, cháy nổ... Vậy cần làm gì để bảo vệ sức khỏe khi đi ô tô mùa nắng nóng? -
Nên đặt quạt dưới chân hay đầu giường khi ngủ?
Vào mùa hè bật quạt giúp làm mát cơ thể từ đó dễ dàng ngủ ngon hơn. Nhưng khi đặt quạt nên đặt dưới chân hay đầu giường khi ngủ để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe. -
Tránh nguy cơ ngộ độc khi bảo quản thực phẩm trong tủ đông
Mùa hè cũng là thời điểm khiến nhiều người bị ngộ độc thực phẩm do bảo quản thức ăn không đúng cách. Để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm khi bảo quản thực phẩm trong tủ đông của tủ lạnh hãy tránh những thói quen thường gặp sau.