Vì sao người cao tuổi nên tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19
Tùy thuộc vào loại vắc-xin COVID-19 được sử dụng, mà người cao tuổi có thể cần tiêm mũi thứ hai sau 3 hoặc 4 tuần mũi tiêm đầu tiên.
Sau khi chủng ngừa, một số người bị tác dụng phụ. Các tác dụng phụ ở người thường gặp bao gồm:
- Đau, đỏ hoặc sưng ở nơi bạn tiêm
- Mệt mỏi
- Đau đầu
- Đau cơ
- Ớn lạnh
- Sốt
- Buồn nôn
Đây là những dấu hiệu bình thường cho thấy cơ thể đang xây dựng lớp bảo vệ chống lại COVID-19. Tìm hiểu thêm về những điều sẽ xảy ra sau khi tiêm vắc xin COVID-19.
Ở Việt Nam người >65 tuổi bắt đầu được tiêm vaccine ngừa COVID-19 và tuy lượng vaccine có hạn, vẫn còn rất nhiều người hiện đang ngần ngại không muốn tiêm.
Nguy cơ bị bệnh nặng do COVID-19 tăng lên theo tuổi. Đây là lý do tại sao CDC Mỹ khuyến cáo người từ 65 tuổi trở lên nên tiêm vắc-xin COVID-19. Tiêm vắc-xin phòng COVID-19 là một bước quan trọng để giúp ngăn ngừa bệnh do COVID-19.
Covid-19 bị nặng và tử vong cao nhất ở người cao tuổi. Càng cao tuổi nguy cơ càng lớn. Theo một nghiên cứu trên 16 nước có tỉ lệ nhiễm Covid-19 cao năm ngoái, so với người <55 tuổi, người 55-64 có tỉ lệ tử vong do covid cao hơn 8.1 lần, còn người >65 tuổi cao hơn tới 62 lần. Đàn ông lớn tuổi có nguy cơ cao hơn phụ nữ. Ở Mỹ, theo số liệu mới nhất của CDC, người >50 tuổi chiếm 34% số ca nhiễm nhưng tới 95% số tử vong do covid. Người >65 chiếm 13% số ca nhiễm nhưng tới 80% số tử vong. Số liệu tử vong do covid ở VN thời gian qua cũng cho thấy đa số đều ở người cao tuổi.
Tại sao người cao tuổi lại tăng cao nguy cơ bệnh nặng và tử vong do covid? Người cao tuổi đa số có bệnh mãn tính (theo số liệu của Mỹ khoảng 80% có ít nhất 1 bệnh mãn tính). Các bệnh mãn tính này làm nhiễm covid thêm nặng và phức tạp hóa việc điều trị covid. Cao tuổi đồng nghĩa với suy giảm tự nhiên của hệ miễn dịch, các cơ quan đoàn thể đều yếu đi. Dung lượng phổi giảm, chức năng gan, thận đều kém…thì cơ thể khó chống chọi với covid. Covid lại là một loại virus mới cơ thể chưa gặp, chưa có sẵn kháng thể, càng làm hệ thống phòng ngự của cơ thể dễ bị ngã quỵ.
Mấy tháng trước khi dịch covid ở Vn còn ít, nguy cơ nhiễm covid thấp. Khi dịch đã lan rộng như hiện nay, nguy cơ nhiễm covid là hiện hữu. Với mỗi cá nhân người cao tuổi, các biện pháp như giãn cách, 5K chỉ giúp một phần, mà chủ yếu phải trông chờ vào bảo vệ trực tiếp của vaccine.
Hiệu lực vắc xin ngừa COVID-19 ở người cao tuổi
Hiện có 3 loại vaccine phổ biến đang được dùng ở Việt Nam là Astrazeneca, Pfizer, và Moderna. Trong các thử nghiệm lâm sàng (TNLS) pha 3 của cả 3 loại vaccine trên đều có nhóm người >65 tuổi, nhưng nhóm >75 tuổi thì ít hơn. Với Pfizer, hiệu lực trong nhóm >65 là 95%. Trong nhóm >75 là 100% nhưng số ca quá ít nên không có xác định chắc chắn (0 ca nhóm vaccine và 5 ca nhóm chứng). Trong nghiên cứu quan sát ở Israel với số liệu của 4 tháng đầu năm nay, xuât bản trên tờ Lancet, hiệu lực của vaccine Pfizer với ca có triệu chứng, với ca nặng/tử vong đều trên 95-96% và giống nhau giữa các lứa tuổi kể cả với người >65.
Một liều vắc xin Covid-19 duy nhất mang lại mức độ bảo vệ cao chống lại bệnh nặng, nhiều bằng chứng cho thấy hiệu quả ngay cả ở những nhóm tuổi già nhất.
Một nghiên cứu trên các bệnh nhân ở Bệnh viện Bristol cho thấy cả thuốc tiêm Pfizer BioNTech và Oxford AstraZeneca ngăn ngừa 80% trường hợp nhập viện ở những người trên 80 tuổi.
Theo thử nghiệm lâm sàng pha 3, vắc xin Moderna có hiệu lực 86.4% với ca có triệu chứng và 100% với ca nặng ở người >65. Với Astrazeneca cho thấy hiệu lực 80% với ca có triệu chứng và 100% với ca nặng ở người >65. Các nghiên cứu quan sát cũng cho thấy hiệu lực bảo vệ ca nặng của Moderna là 94% và Atrazeneca ở mức 80% trở lên.
Nghiên cứu ở Anh cho thấy giảm 57% và 63% nguy cơ nhiễm trùng có triệu chứng ở những người trên 80 tuổi được tiêm vắc xin Pfizer và AstraZeneca sau 14 ngày được tiêm liều duy nhất.
Ở Scotland, tiêm vắc xin Pfizer dường như giúp giảm 85% và Astrazeneca giảm 94% nguy cơ nhập viện đối với những trường hợp ở nhóm cao tuổi này, hcos tác dụng trong một thời gian 28-34 ngày sau liều đầu tiên.
Nhưng các nhà nghiên cứu khuyến cáo không nên tập trung quá kỹ vào những khác biệt nhỏ về số lượng.
Hiệu lực với các chủng covid khác nhau có thể khác nhau, nhưng nhìn chung các covid vaccine khi tiêm đủ 2 mũi đều có bảo vệ ca nặng/tử vong rất tốt ở người cao tuổi.
An toàn của các loại vắc xin ngừa COVID-19 với người cao tuổi
An toàn là lý do nhiều người cao tuổi còn ngần ngại tiêm vaccine. Qua kết quả của các thử nghiệm lâm sàng và thực tế hàng trăm triệu liều đã được sử dụng trên khắp thế giới, tất cả các vaccine hiện nay đều được cho là an toàn ở người cao tuổi. Người cao tuổi thậm chí còn có ít tác dụng phụ hơn người trẻ tuổi.
Các tác dụng phụ thường gặp nhất với vaccine covid trong các thử nghiệm pha 3 và trong theo dõi an toàn trong thực tế là đau tại chỗ tiêm, đau đầu, và mệt mỏi, và chủ yếu là ở mức nhẹ hoặc trung bình, và sẽ hết đi trong vòng 1-3 ngày sau tiêm. Đau cơ, sốt, chóng mặt, ớn lạnh là các tác dụng phụ khác có thể gặp. Những người tiêm mũi 2 vaccine Pfizer hoặc Moderna thường có tác dụng phụ nhiều hơn so với mũi 1, vắc xin Astrazeneca thì thường là ngược lại.
Những tác dụng phụ này không có gì là bất thường. Nó là biểu hiện chứng tỏ cơ thể đang tập trung lực lượng xây dựng miễn dịch chống lại covid.
Các vaccine ngừa COVID-19 đều không phải là vaccine sống giảm độc lực, nên không có chuyện tiêm làm nhiễm covid, cũng không có chuyện các vaccine mRNA (Pfizer/Moderna) làm thay đổi gen của cơ thể. Kinh nghiệm với vaccine nói chung và với vaccine ngừa COVID-19 nói riêng của thế giới không cho thấy nên có lo ngại gì về tính an toàn lâu dài của vaccine.
Tóm lại, nguy cơ của người cao tuổi với COVID-19 là rất cao. Một chút khó chịu sau tiêm vaccine là chấp nhận được, và nguy cơ an toàn nếu có thì cũng rất nhỏ. Chừng nào dịch covid còn thì cân bằng giữa lợi ích và nguy cơ nghiêng hẳn về phía lợi ích. Người cao tuổi nên đi tiêm vaccine để bảo vệ mình. Nên động viên khuyến khích người cao tuổi trong gia đình tiêm vaccine ngừa COVID-19.
TH.
Các tin liên quan
- Những thực phẩm nên tránh xa khi bị cảm cúm, mắc cúm A, Covid-19
- Ăn gì để tăng đề kháng trước cúm A, cúm B, Covid-19 đang tăng trở lại
- Bệnh đậu mùa khỉ vì sao không dễ trở thành đại dịch như Covid-19
- Cách phân biệt sốt xuất huyết, Covid-19 chuẩn xác
- Khắc phục tình trạng ù tai, nghe kém hậu Covid-19
- Chương trình Trao đi là còn mãi số 3: Cuộc hội ngộ sau đại dịch covid-19 tại xóm thận Lê Thanh Nghị
- Điểm giống và khác nhau giữa bệnh COVID-19 và bệnh cúm mùa
- Nghiên cứu mới nhất: Covid-19 ảnh hưởng đến phổi như thế nào
- Thường xuyên cảm thấy ớn lạnh hậu Covid-19 nguyên nhân do đâu?
- Đau lưng, đau vai gáy hậu Covid-19, làm thế nào để khắc phục hiệu quả nhất
- Bổ sung những thực phẩm giúp cải thiện sức khỏe phổi hậu Covid-19
- Bổ sung 4 thức uống sau khi khỏi Covid-19 giúp sạch phổi, phòng tránh di chứng hậu Covid-19
- Khỏi Covid-19 có nên tiếp tục xông hơi hay không?
- Những ai nên cần đi chụp X-quang phổi sau khi khỏi Covid-19
- Trẻ ho kéo dài hậu Covid-19: cách xử lý hiệu quả
- Khi mắc Covid-19 có nên uống cà phê?
- Khắc phục giảm ham muốn hậu Covid-19 hiệu quả
- Cải thiện tình trạng đau đầu khi mắc Covid-19
- Bí quyết giảm đau họng khi mắc Covid-19
- Căng thẳng hậu Covid-19 phải làm sao để cải thiện?
Các tin khác
-
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào? -
Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Sau mưa bão ngập lụt thực phẩm, nguồn nước dễ bị nhiễm khuẩn do đó để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột cần áp dụng các nguyên tắc dưới đây. -
Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
Vitamin C có trong những thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, chống lão hóa, làm đẹp da mà còn có lợi cho sức khỏe đường ruột. -
Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nâng cao sức khỏe tinh thần, hạn chế căng thẳng, stress là một trong những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, có lợi cho sức khỏe tổng thể. -
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo lành mạnh không chỉ hỗ trợ cơ thể giảm viêm khi hệ miễn dịch phản ứng với các mầm bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. -
Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột
Những loại đồ uống dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe đường ruột. -
Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột
Tiêu thụ những thực phẩm chứa prebiotic sẽ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp cho hệ vi sinh đường ruột cân bằng.