Hướng dẫn các phương pháp khử khuẩn khẩu trang
Dịch Covid-19 vẫn lây lanh nhanh chóng, hàng ngày số liệu người bị nhiễm vẫn tiếp tục gia tăng. Sử dụng khẩu trang vải, khẩu trang y tế dùng một lần đạt chuẩn để phòng ngừa dịch Covid-19 được các chuyên gia y tế khuyến cáo sử dụng. Nhưng nếu sử dụng khẩu trang y tế dùng một lần khiến gây ô nhiễm môi trường, tốn kém chi phí, chỉ đeo được một vài lần,…Do đó để tiết kiệm chi phí, phòng ngừa rác thải tại sao bạn không khử khuẩn khẩu trang y tế dùng một lần để dùng lại cho lần tiếp theo mà vẫn đảm bảo việc phòng dịch Covid-19.
Khử khuẩn khẩu trang bằng lò vi sóng
Cách khử khuẩn khẩu trang này khá đơn giản, theo TS Doãn Ngọc Hải, Viện trưởng Sức khỏe Nghề nghiệp và Môi trường, Bộ Y tế đã chia sẻ với báo chí về những giải pháp mà Viện đang thực hiện để cùng chống dịch.
Tiến sĩ Doãn Ngọc Hải, Viện trưởng Sức khỏe Nghề nghiệp và Môi trường cho biết “Đối với UV thì chỉ có thể khử khuẩn trên bề mặt khẩu trang nhưng không có hiệu quả với lớp giữa. Trong khi đó, thiết bị khử khuẩn bằng ozone lại quá cồng kềnh, phức tạp. Cuối cùng, chúng tôi tập trung vào phương pháp sử dụng sóng viba vì khả thi và dễ ứng dụng nhất”.
Chuẩn bị:
Để diệt khuẩn khẩu trang đúng cách bạn cần chuẩn bị một chiếc lò vi sóng riêng biệt không dùng chung lò vi sóng này để hâm nóng thức ăn. Công suất cảu lò vi sóng ở mức 800W.
Loại khẩu trang được khuyến nghị sử dụng là loại khẩu trang vải, khẩu trang y tế dùng 1 lần đạt chuẩn. Đối với các loại khẩu trang khác, khẩu trang không rõ nguồn gốc, chất lượng có thể tiềm ẩm những vật liệu gây phản ứng cháy khi quay trong lò vi sóng.
Các bước thực hiện diệt khuẩn khẩu trang bằng lò vi sóng cũng khá đơn giản theo các bước dưới đây:
Bước 1: Dùng dung dịch có tính sát khuẩn bất kỳ để xịt lên khẩu trang, có thể sử dụng nước muối ion, nước muối sinh lý 0,9% hoặc các dung dịch có tính sát khuẩn khác. Thao tác này có mục đích chính là làm ẩm khẩu trang, việc sát khuẩn chỉ là phụ
Bước 2: Cho khẩu trang vào lò vi sóng để mặt được xịt dung dịch sát khuẩn hướng lên trên, đặt lò ở chế độ chỉ sóng viba (không bật tính năng nướng) ở công suất 800W và quay trong vòng 1 phút.
Bước 3: Sau khi quay xong chờ một lúc cho khẩu trang nguội, lấy khẩu trang ra bằng cách cầm vào phần quai là ta đã có một chiếc khẩu trang sạch khuẩn, đảm bảo cho việc tái sử dụng.
TS Doãn Ngọc Hải khuyến cáo các thông số thiết lập cho lò vi sóng đã được nghiên cứu kỹ lưỡng bằng các thử nghiệm. Do vậy người dân khi áp dụng phương pháp khử khuẩn khẩu trang bằng lò vi sóng cần tuân thủ chính xác, để đảm bảo khả năng sát khuẩn, cũng như an toàn cho chính mình, tuyệt đối không tự ý sáng tạo, điều chỉnh mức thời gian hay công suất vì có thể gây cháy nổ trong quá trình diệt khuẩn bằng lò vi sóng.
Theo TS Hải, khẩu trang sau khi tiệt trùng bằng cách trên đã được Viện đánh giá, kiểm nghiệm tiệt khuẩn tuyệt đối. Tuy nhiên,cần chú ý chỉ nên tiệt trùng khẩu trang riêng của mình, không để chung với khẩu trang của người khác. Tốt nhất nên tiệt trùng từng cái một, nên đứng quan sát trong quá trình khử khuẩn để xử lý khi có vấn đề gì xảy ra.
Theo Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường đã cải tiến một số lò vi sóng, để cho ra đời thiết bị chuyên dùng cho mục đích khử khuẩn khẩu trang ở bệnh viện hoặc công sở.
Để tránh việc người dùng điều chỉnh thông số lò sai khuyến nghị, ở các thiết bị này các chuyên gia đã tháo nút điều chỉnh công suất lò, chỉ còn nút điều chỉnh thời gian ở các mức đã quy định.
Làm sạch khẩu trang vải bằng cách:
Đem khẩu trang vải ngâm nước sôi 5 phút rồi giặt xà phòng. Khi phơi khẩu trang ở nơi kín gió, tránh để sát cửa sổ, không ủi/là khẩu trang vì dễ làm lây nhiễm chéo vi khuẩn, virus.
Dùng đèn UV
Hãy đặt khẩu trang trên mặt phẳng khô ráo, dùng đèn UV diệt khuẩn chiếu lên 2 mặt khẩu trang khoảng 30 phút với nhiệt độ 70°C. Nếu không có đèn UV diệt khuẩn y tế, có thể dùng máy sấy chén bát. Sau khi dùng tia UV sát khuẩn xong, đặt khẩu trang vào nơi khô ráo khoảng 3 ngày mới dùng lại.
Lưu ý:
Không dùng nồi cơm điện hoặc nồi áp suất để tiệt trùng khẩu trang bởi hơi nước sẽ làm khẩu trang bị hư hỏng
Nếu khẩu trang bị ướt, dính nước bọt của người khác, đi qua những nơi có nhiều như bệnh viện, sân bay không nên dùng lại.
Suckhoecuocsong.vn/Theo Trithuctre
Các tin liên quan
- Những thực phẩm nên tránh xa khi bị cảm cúm, mắc cúm A, Covid-19
- Ăn gì để tăng đề kháng trước cúm A, cúm B, Covid-19 đang tăng trở lại
- Bệnh đậu mùa khỉ vì sao không dễ trở thành đại dịch như Covid-19
- Cách phân biệt sốt xuất huyết, Covid-19 chuẩn xác
- Khắc phục tình trạng ù tai, nghe kém hậu Covid-19
- Chương trình Trao đi là còn mãi số 3: Cuộc hội ngộ sau đại dịch covid-19 tại xóm thận Lê Thanh Nghị
- Điểm giống và khác nhau giữa bệnh COVID-19 và bệnh cúm mùa
- Nghiên cứu mới nhất: Covid-19 ảnh hưởng đến phổi như thế nào
- Thường xuyên cảm thấy ớn lạnh hậu Covid-19 nguyên nhân do đâu?
- Đau lưng, đau vai gáy hậu Covid-19, làm thế nào để khắc phục hiệu quả nhất
- Bổ sung những thực phẩm giúp cải thiện sức khỏe phổi hậu Covid-19
- Bổ sung 4 thức uống sau khi khỏi Covid-19 giúp sạch phổi, phòng tránh di chứng hậu Covid-19
- Khỏi Covid-19 có nên tiếp tục xông hơi hay không?
- Những ai nên cần đi chụp X-quang phổi sau khi khỏi Covid-19
- Trẻ ho kéo dài hậu Covid-19: cách xử lý hiệu quả
- Khi mắc Covid-19 có nên uống cà phê?
- Khắc phục giảm ham muốn hậu Covid-19 hiệu quả
- Cải thiện tình trạng đau đầu khi mắc Covid-19
- Bí quyết giảm đau họng khi mắc Covid-19
- Căng thẳng hậu Covid-19 phải làm sao để cải thiện?
Các tin khác
-
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào? -
Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Sau mưa bão ngập lụt thực phẩm, nguồn nước dễ bị nhiễm khuẩn do đó để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột cần áp dụng các nguyên tắc dưới đây. -
Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
Vitamin C có trong những thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, chống lão hóa, làm đẹp da mà còn có lợi cho sức khỏe đường ruột. -
Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nâng cao sức khỏe tinh thần, hạn chế căng thẳng, stress là một trong những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, có lợi cho sức khỏe tổng thể. -
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo lành mạnh không chỉ hỗ trợ cơ thể giảm viêm khi hệ miễn dịch phản ứng với các mầm bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. -
Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột
Những loại đồ uống dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe đường ruột. -
Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột
Tiêu thụ những thực phẩm chứa prebiotic sẽ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp cho hệ vi sinh đường ruột cân bằng.