Cân bằng hệ vi sinh đường ruột phòng các bệnh hô hấp

4/26/2024 11:22:00 AM
Căng bằng hệ vi sinh đường ruột bằng các thực phẩm giàu chất xơ, probiotic, prebiotic,… giúp đường ruột khỏe mạnh, tăng cường hệ thống miễn dịch từ đó giúp hỗ trợ phòng ngừa các bệnh hô hấp hiệu quả

 

Căng bằng hệ vi sinh đường ruột bằng các thực phẩm giàu chất xơ, probiotic, prebiotic,… giúp đường ruột khỏe mạnh, tăng cường hệ thống miễn dịch từ đó giúp hỗ trợ phòng ngừa các bệnh hô hấp hiệu quả

Hệ vi sinh đường ruột không chỉ tham gia vào sự phát triển miễn dịch của niêm mạc ruột mà còn biết đến như một chất điều hòa hệ thống miễn dịch bẩm sinh quan trọng. Hệ thống miễn dịch của cơ thể bị ảnh hưởng rất nhiều bởi vi khuẩn đường ruột.Trong những giai đoạn đầu đời phát triển của cơ thể, tỷ lệ mắc các bệnh về hệ thống miễn dịch, hen suyễn và các bệnh dị ứng khác tăng lên đáng kể do thiếu sự kích thích của vi khuẩn đường ruột. Ngoài ra, do lạm dụng kháng sinh, sử dụng trong thời gian dài ở những giai đoạn trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ làm giảm sự đa dạng của vi khuẩn đường ruột, từ đó góp phần gây ra bệnh hen suyễn, dị ứng, hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS), tổn thương phổi cấp tính (ALI) và viêm phổi ở tuổi trưởng thành. Do vậy để phòng ngừa các bệnh đường hô hấp hiệu quả thì hệ vi sinhh đường ruột phải khỏe mạnh, cân bằng.

Bổ sung thực phẩm chứa probiotic, prebiotic

Tiêu thụ thường xuyên các thực phẩm chứa probiotic, prebiotic sẽ giúp bổ sung lợi khuẩn trong hệ vi sinh đường ruột từ đó giúp phòng ngừa các bệnh đường hô hấp, ho, viêm phổi, bệnh hen suyễn, dị ứng,… hiệu quả. Bổ sung các thực phẩm giàu prebiotic, probiotic vào chế độ ăn hàng ngày có thể giúp tăng cường vi sinh vật có lợi trong đường ruột.

Prebiotic là một loại chất xơ giúp nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Trong khi đó, probiotic là vi khuẩn sống có lợi cho đường ruột. Các thực phẩm giàu prebiotic và probiotic bao gồm: thực phẩm từ sữa như sữa tách bơ, một số loại pho mát mềm, sữa lên men và nấm sữa kefir (nấm tuyết Tây tạng), các loại đồ uống từ đậu nành và các sản phẩm như miso và tempeh (men đậu tương), kim chi, dưa cải và các loại dưa chua

Một số các thực phẩm giàu prebiotic: atiso, măng tây, chuối, lúa mạch, quả mọng, rau diếp xoăn, ca cao, rau bồ công anh, hạt lanh, tỏi, các loại rau xanh, tỏi tây, yến mạch, hành, cà chua, đậu nành, lúa mì, khoai sâm,…

Ăn thực phẩm lên men

Một số thực phẩm lên men như sữa chua, kim chi, dưa cải bắp, trà kombucha,…đã trải quá một quá trình lên men trong đó đường của chúng bị phân hủy bởi nấm men và vi khuẩn. Khi ăn các thực phẩm này sẽ giúp cung cấp nhiều vi sinh vật có lợi cho đường ruột từ đó tăng cường sức khỏe, tăng cường sức đề kháng, phòng chống lại các bệnh đường hô hấp.

Chế độ ăn nhiều chất xơ

Thay đổi chế độ ăn uống với thực đơn nhiều chất xơ từ các loại trái cây, rau củ, các loại hạt. Chất xơ từ các loại rau củ, trái cây có thể ảnh hưởng đến chức năng của ruột như: quá trình tiêu hóa, hấp thu các chất dinh dưỡng, giữ nước khối thực phẩm khi di chuyển, tăng khả năng lên men của vi khuẩn ở ruột già, đồng thời ngăn cản sự hấp thu các độc chất có trong thức ăn, hạn chế sự tăng đường huyết sau khi ăn, tạo khối phân, kích thích trực tràng hoạt động nhẹ nhàng, chống táo bón,…

Sự phân hủy chất xơ của vi sinh vật đường ruột có thể góp phần tăng lợi khuẩn, giảm sự phát triển của vi khuẩn có hại. Ngoài ra, chất xơ prebiotic có trong một số thực phẩm giàu chất xơ rất hữu ích cho hệ vi sinh vật đường ruột, bởi chúng có thể hoạt động như một loại phân bón cho vi sinh vật khỏe mạnh trong ruột của chúng ta. Cải thiện sức khỏe đường ruột, do vậy chúng ta nên bổ sung các thực phẩm như: các loại rau xanh lá, đậu xanh, đậu lăng và các loại đậu, trái cây giàu vitamin, bánh mì nguyên cám, các loại ngũ cốc, bánh mì lúa mạch đen, lúa mạch và yến mạch mốt số loại hạt như hạnh nhân, hạt điều, hạt bí,…

Hạn chế rượu bia, hút thuốc lá

Uống quá nhiều rượu bia, hút thuốc lá sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho những vi sinh vật có hại phát triển trong hệ vi sinh đường ruột, từ đó phá vỡ sự cân bằng của vi khuẩn trong đường ruột. Khi uống một lượng lớn rượu hệ vi sinh vật đường ruột có thể thay đổi tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại gây bệnh, tiêu diệt những vi sinh vật có lợi từ đó gây ra các bệnh tim mạch, huyết áp, viêm phổi, các bệnh đường hô hấp khác.

Cung cấp đủ nước cho cơ thể

Uống ít nhất 1,5 lít nước mỗi ngày để tránh tình trạng mất nước làm cơ thể mệt mỏi, đảm bảo quá trình trao đổi chất hoạt động hiệu quả, tăng sức đề kháng, tăng sự đa dạng của vi khuẩn trong đường ruột.

Bên cạnh đó, đường hô hấp rất cũng rất cần nước để duy trì độ ẩm cho lớp niêm mạc mũi, họng để chống lại các tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp.

Ngủ đủ giấc

Ngủ đủ 7 - 9 tiếng mỗi ngày giúp cơ thể được nghỉ ngơi, sức khỏe được hồi phục để đảm bảo các hoạt động cho ngày tiếp theo, tránh được tình trạng hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng do mất ngủ, khó ngủ, ngủ không đủ giấc.

Tránh tiếp xúc với các đối tượng đang mắc bệnh đường hô hấp

Bệnh đường hô hấp dễ lây lan khi tiếp xúc, giao tiếp với nhau ở khoảng cách gần. Do đó, để phòng ngừa bệnh hô hấp nên hạn chế và tránh tiếp xúc với những người đang mắc bệnh đường hô hấp. Nếu trong trường hợp tiếp xúc gần phải thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn như đeo khẩu trang, duy trì khoảng cách thích hợp, sát trùng khử khuẩn sau khi tiếp xúc.

Tham gia thể dục thể thao nâng cao sức khỏe, sức bền

Tham gia thể dục thể thao nâng cao sức khỏe, sức bền, giúp tim và phổi hoạt động hiệu quả, cung cấp đầy đủ oxy cho cơ thể đồng thời đào thải CO2. Lá phổi khỏe mạnh giúp bảo vệ hệ hô hấp trước các tác nhân gây bệnh tốt hơn.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Hệ vi sinh đường ruột và các bệnh đường hô hấp có mối liên hệ như nào?

Vi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng mức độ nghiêm trọng của đột quỵ

Vi khuẩn đường ruột ảnh hưởng đến bệnh tim mạch như thế nào?

Các yếu tố gây mất cân bằng cho hệ vi sinh đường ruột

Suckhoecuocsong.vn

Các tin liên quan

Các tin khác