Cân bằng hệ vi sinh đường ruột giúp kiểm soát huyết áp

4/12/2024 8:47:00 AM
Hệ vi sinh đường ruột có mối liên hệ chặt chẽ đến sự xuất hiện, phát triển của bệnh tăng huyết áp. Vậy nên chúng ta cần bổ sung men vi sinh, kháng sinh, chế độ ăn kiêng giúp hệ vi sinh đường ruột cân bằng từ đó kiểm soát huyết áp hiệu quả.

 

Hệ vi sinh đường ruột có mối liên hệ chặt chẽ đến sự xuất hiện, phát triển của bệnh tăng huyết áp. Vậy nên chúng ta cần bổ sung men vi sinh, kháng sinh, chế độ ăn kiêng giúp hệ vi sinh đường ruột cân bằng từ đó kiểm soát huyết áp hiệu quả.

Bổ sung thực phẩm chứa probiotic, prebiotic

Tiêu thụ thường xuyên các thực phẩm chứa probiotic, prebiotic sẽ giúp bổ sung lợi khuẩn trong hệ vi sinh đường ruột từ đó giúp cải thiện huyết áp cao hiệu quả. Bổ sung các thực phẩm giàu prebiotic, probiotic vào chế độ ăn hàng ngày có thể giúp tăng cường vi sinh vật có lợi trong đường ruột.

Prebiotic là một loại chất xơ giúp nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Trong khi đó, probiotic là vi khuẩn sống có lợi cho đường ruột. Các thực phẩm giàu prebiotic và probiotic bao gồm: thực phẩm từ sữa như sữa tách bơ, một số loại pho mát mềm, sữa lên men và nấm sữa kefir (nấm tuyết Tây tạng), các loại đồ uống từ đậu nành và các sản phẩm như miso và tempeh (men đậu tương), kim chi, dưa cải và các loại dưa chua

Một số các thực phẩm giàu prebiotic: atiso, măng tây, chuối, lúa mạch, quả mọng, rau diếp xoăn, ca cao, rau bồ công anh, hạt lanh, tỏi, các loại rau xanh, tỏi tây, yến mạch, hành, cà chua, đậu nành, lúa mì, khoai sâm,…

Ăn thực phẩm lên men

Một số thực phẩm lên men như sữa chua, kim chi, dưa cải bắp, trà kombucha,…đã trải quá một quá trình lên men trong đó đường của chúng bị phân hủy bởi nấm men và vi khuẩn. Khi ăn các thực phẩm này sẽ giúp cung cấp nhiều vi sinh vật có lợi cho đường ruột từ đó tăng cường sức khỏe, kiểm soát huyết áp hiệu quả.

Men vi sinh

Sử dụng men vi sinh có tác dụng làm giảm đáng kể huyết áp tâm thu và tâm trương, đồng thời sự kết hợp men vi sinh cho thấy tác dụng hạ huyết áp rõ ràng hơn so với chỉ dùng một loại men vi sinh. Khi chúng ta tiêu thụ các sản phẩm có chứa Lactobacillus casei lên men ít nhất 3 lần mỗi tuần có thể làm giảm nguy cơ tăng huyết áp. Bên cạnh đó, Lactobacillus và Bifidobacteria có thể phát huy tác dụng hạ huyết áp thông qua việc điều chỉnh hệ thống renin-angiotensin bằng cách sản xuất các peptide ức chế men chuyển angiotensin, SCFA, axit linoleic liên hợp và axit gamma-aminobutyric.

Uống đủ nước

Uống đủ nước không chỉ có lợi cho sức khỏe mà còn giúp kiểm soát huyết áp. Nước sau khi được uống vào cơ thể sẽ hỗ trợ quá trình phân hủy thức ăn từ đó hấp thu chất dinh dưỡng, làm mềm phân, ngăn ngừa báo bón, tăng sự đa dạng của vi khuẩn trong đường ruột của chúng ta.

Chế độ ăn nhiều chất xơ, hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, nhiều muối

Kiểm soát cao huyết áp hiệu quả chúng ta nên thay đổi chế độ ăn uống với thực đơn nhiều chất xơ. Chất xơ từ các loại rau củ, trái cây có thể ảnh hưởng đến chức năng của ruột như: quá trình tiêu hóa, hấp thu các chất dinh dưỡng, giữ nước khối thực phẩm khi di chuyển, tăng khả năng lên men của vi khuẩn ở ruột già, đồng thời ngăn cản sự hấp thu các độc chất có trong thức ăn, hạn chế sự tăng đường huyết sau khi ăn, tạo khối phân, kích thích trực tràng hoạt động nhẹ nhàng, chống táo bón,…

Sự phân hủy chất xơ của vi sinh vật đường ruột có thể góp phần tăng lợi khuẩn, giảm sự phát triển của vi khuẩn có hại. Ngoài ra, chất xơ prebiotic có trong một số thực phẩm giàu chất xơ rất hữu ích cho hệ vi sinh vật đường ruột, bởi chúng có thể hoạt động như một loại phân bón cho vi sinh vật khỏe mạnh trong ruột của chúng ta. Cải thiện sức khỏe đường ruột, do vậy chúng ta nên bổ sung các thực phẩm như: các loại rau xanh lá, đậu xanh, đậu lăng và các loại đậu, trái cây giàu vitamin, bánh mì nguyên cám, các loại ngũ cốc, bánh mì lúa mạch đen, lúa mạch và yến mạch mốt số loại hạt như hạnh nhân, hạt điều, hạt bí,…

Việc tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa nhiều muối không chỉ gây giảm lợi khuẩn, tăng hại khuẩn trong hệ vi sinh đường ruột mà còn có thể góp phần gây ra huyết áp cao. Do vậy một số thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm chứa nhiều muối như bánh mì, giăm bông, pho mát, thực phẩm chế biến sẵn, lạp xưởng,…nên hạn chế ăn.

Hạn chế rượu bia, hút thuốc lá

Uống quá nhiều rượu bia, hút thuốc lá sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho những vi sinh vật có hại phát triển từ đó phá vỡ sự cân bằng của vi khuẩn trong đường ruột. Khi uống một lượng lớn rượu hệ vi sinh vật đường ruột có thể thay đổi tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại gây bệnh, tiêu diệt những vi sinh vật có lợi.

Sự phát triển của vi khuẩn gây viêm, vi khuẩn có hại trong đường ruột do uống rượu có thể làm lớp niêm mạc ruột mỏng đi, theo thời gian kéo dài gây tình trạng viêm. Ruột có một lớp chất nhầy hoạt động như một hàng rào, cho các chất dinh dưỡng đi vào máu, ngăn chặn các chất độc xâm nhập vào máu. Để giảm thiểu tác hại tiêu cực của rượu với hệ vi sinh vật đường ruột, bệnh huyết áp điều quan trọng nhất chính là chúng ta nên uống rượu bia ở mức vừa phải, tránh uống rượu bia mất kiểm soát, uống quá nhiều, nên ăn trước khi uống rượu giúp cồn không bị hấp thu nhanh chóng vào cơ thể, bỏ hút thuốc lá.

Tập thể thao thường xuyên

Tập luyện các môn thể thao như chạy bộ, đi bộ, bơi lội, chơi cầu lông, bóng đá, bóng chuyền,… Tập thể dục có tác dụng giúp cơ thể khỏe hơn, tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, từ đó giúp cho hệ vi sinh đường ruột được cân bằng, khỏe mạnh giảm cân hiệu quả, ngăn ngừa béo phì, tốt tim mạch, kiểm soát huyết áp.

Giảm căng thẳng, stress

Nếu tình trạng stress, căng thẳng kéo dài rất dễ gây những ảnh hưởng xấu cho tâm lý, thể chất, tinh thần, huyết áp, tim mạch, hệ vi sinh đường ruột, các cơ quan khác trong cơ thể. Tập thể dục, nghe nhạc thư giãn, chơi với thú cưng, ngủ đủ giấc, hít thở sâu, nhai kẹo cao su,…có tác dụng làm giảm hormone căng thẳng- chẳng hạn như cortisol - về lâu dài, giải phóng endorphin - hormon cải thiện tâm trạng và hoạt động như thuốc giảm đau tự nhiên, thúc đẩy cảm giác tự tin, thúc đẩy tinh thần được thoải mái từ đó giúp cho hệ vi sinh đường ruột được cân bằng, khỏe mạnh góp phần giảm nguy cơ béo phì, thừa cân, bệnh tim mạch, huyết áp.

Theo dõi huyết áp, thăm khám thường xuyên

Nên theo dõi huyết áp thường xuyên, đảm bảo việc thay đổi lối sống đang đạt hiệu quả. Đồng thời, thăm khám kiểm tra sức khỏe thường xuyên để kiểm soát tốt huyết áp. Khi sử dụng thuốc điều trị huyết áp nên tuân thủ theo chỉ dẫn của các bác sĩ chuyên môn, không tự ý sử dụng thuốc khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Mối liên hệ giữa bệnh tăng huyết áp và hệ vi sinh đường ruột như thế nào?

Vì sao mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột gây tăng huyết áp

Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột ngừa rối loạn tiêu hóa

Mắc bệnh vẩy nến cảnh báo đường ruột có vấn đề

Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột và bệnh tự kỷ

Suckhoecuocsong.vn

Các tin liên quan

Các tin khác