Bệnh X: WHO cảnh bảo nguy hiểm gấp 20 lần covid 19
Đại dịch covid 19 vừa lắng xuống, một dịch bệnh mới mang tên "bệnh X" căn bệnh do loại vi rút giả định gây ra được cho là nguy hiểm gấp 20 lần COVID-19 đã xuất hiện. Vậy căn bệnh này nguy hiểm ra sao? Phương án đối phó với dịch bệnh như thế nào?
Theo CBS News, các nhà lãnh đạo thế giới đã tập trung tại Diễn đàn Kinh tế thế giới ở Davos (Thụy Sĩ) để thảo luận về "bệnh X" - một căn bệnh do loại vi rút giả định gây ra, được cho là nguy hiểm gấp 20 lần COVID-19. Mặc dù chưa biết loại vi rút này có tồn tại hay không nhưng các nhà nghiên cứu, nhà khoa học và các chuyên gia hy vọng có thể chủ động đưa ra kế hoạch hành động để chống lại nó, đồng thời chuẩn bị hệ thống y tế trong trường hợp trở thành đại dịch.
Theo WHO, dịch bệnh "bệnh X" có những chủng vi rút gây tỉ lệ tử vong rất cao có thể phát triển khả năng lây truyền nhanh chóng từ người sang người" - tiến sĩ Amesh Adalja từ Trung tâm An ninh y tế Johns Hopkins chia sẻ với CBS News. Tại Việt Nam, phó chủ tịch UBND TP.HCM ông Dương Anh Đức đã nhắc lại cảnh báo của WHO về dịch bệnh nguy hiểm gấp 20 lần COVID-19 và đề nghị các địa phương tăng cường nâng chất hệ thống y tế cơ sở.
Giải nghĩa Bệnh X
Năm 2022, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã tập hợp 300 nhà khoa học để xem xét 25 loại vi rút và vi khuẩn nhằm lập ra danh sách các mầm bệnh mà họ tin rằng có khả năng tàn phá và cần được nghiên cứu thêm. Nằm trong danh sách đó là “bệnh X” được WHO công nhận lần đầu tiên vào năm 2018. Theo WHO, loại vi rút này "đại diện cho nhận thức rằng một đại dịch quốc tế nghiêm trọng có thể do một mầm bệnh (chưa biết) gây ra". Tại Davos (Thụy Sĩ) ngày 17-1, Tổng giám đốc WHO Tedros Ghebreyesus cho rằng COVID-19 có thể là “bệnh X” đầu tiên.
Bệnh X có thể bắt nguồn từ đâu
Theo tiến sĩ Adalja, một mầm bệnh chết người như bệnh X có thể là một loại virus đường hô hấp đã lây lan ở các loài động vật và chưa có khả năng lây sang người. Ông cho biết "Đó có thể là vi rút ở loài dơi như COVID-19, có thể ở các loài chim như cúm gia cầm, hoặc có thể là một số loại động vật khác, chẳng hạn như heo" và giải thích thêm "Thực ra, chính ở điểm giao thoa giữa con người và động vật, nơi những tương tác xảy ra, thì những loại vi rút này mới có cơ hội bám rễ".
Các phương án chuẩn bị đối phó bệnh X
Theo WHO, cần có công tác chuẩn bị đối phó khoa học, thống nhất trên toàn cầu vì rất có thể sẽ xuất hiện căn bệnh gây chết chóc hơn đại dịch COVID-19 - đại dịch đã giết chết hơn 7 triệu người. Đại dịch cúm năm 1918 đã giết chết khoảng 50 triệu người trên toàn thế giới, tiến sĩ Adalja lo ngại: "Nếu chúng ta làm quá kém với một thứ như COVID-19, bạn có thể hình dung tình hình sẽ tệ đến mức nào khi có dịch bệnh như năm 1918". Đó là lý do tại sao các chuyên trên khắp thế giới đang nỗ lực nghiên cứu các kế hoạch một cách mạnh mẽ, quyết liệt và hiệu quả để chuẩn bị cho tình huống xấu nhất.
Tổng giám đốc WHO Ghebreyesus cho biết một hệ thống cảnh báo sớm và kế hoạch về hạ tầng y tế - vốn quá tải trong đại dịch COVID-19 dẫn đến nhiều ca tử vong - có thể giúp ích chúng ta trong tương lai. Một bài học quan trọng khác từ COVID-19 đó là tính minh bạch. Ông chia sẻ "Tôi nghĩ những gì chúng ta thấy bây giờ là sự mất lòng tin ở các bác sĩ chuyên về bệnh truyền nhiễm, những người hành nghề y tế công cộng và công chúng nói chung, khi các chính trị gia nhúng tay vào. Mọi người có thể không thực sự tiếp nhận các biện pháp (phòng bệnh) mà các chuyên gia y tế khuyến cáo"
Được biết WHO đã và đang hợp tác với các tổ chức toàn cầu khác để đưa ra các sáng kiến chuẩn bị cho tình huống xảy ra đại dịch hoặc dịch bệnh lớn tiếp theo như lập quỹ nhằm giúp những quốc gia có thu nhập thấp chuẩn bị nguồn lực và trung tâm chuyển giao công nghệ vắc xin mRNA để đảm bảo công bằng vắc xin, lập trung tâm thông tin về đại dịch và dịch bệnh để cải thiện hoạt động hợp tác giám sát giữa các quốc gia...
Tại Việt Nam, Bộ Y tế cho biết chưa phát hiện tác nhân lạ, nhưng đã đưa ra phương án phòng ngừa. Thời gian vừa qua các tỉnh thành xuất hiện nhiều ca mắc cúm, sốt xuất huyết, COVID-19 và nhiều bệnh lý đường hô hấp khác. Tình hình tại Việt Nam vẫn trong tầm kiểm soát, chưa có gì đáng ngại và chưa thấy tác nhân lạ. Tuy nhiên theo khuyến cáo của WHO sự nguy hiểm của căn bệnh X gấp 20 lần COVID-19 do đó công tác chuẩn bị cần sẵn sàng để đối phó với các tình huống.
Bệnh X hiện mới là tình huống giả định song thực tế chưa có căn bệnh như vậy. Tuy nhiên cần có công tác chuẩn bị song song với việc chăm sóc sức khỏe, nâng cao chất lượng hệ thống y tế công cộng…sẵn sàng đối phó nếu dịch bệnh xảy ra trong tương lai. Để bảo vệ sức khoẻ, phòng tránh các bệnh về hô hấp lây lan trong cộng đồng, Bộ Y Tế khuyến cáo người dân đeo khẩu trang khi đến những nơi công cộng, hạn chế tụ tập đông người…đảm bảo chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất, tập thể thao hàng ngày giúp tăng cường sức đề kháng, phòng tránh lây nhiễm các căn bệnh về bệnh đường hô hấp nói chung.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Di chứng nguy hiểm hậu Covid-19 MIS-C ở trẻ em
Ngăn chặn cúm gà bùng phát thành đại dịch
Sau khi khỏi COVID-19: Phục hồi sức khỏe như thế nào? người bệnh Covid-19 sau khi khỏi cần gì?
Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân Covid-19 F0 tại nhà: Nên và không nên
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
- Những thực phẩm nên tránh xa khi bị cảm cúm, mắc cúm A, Covid-19
- Ăn gì để tăng đề kháng trước cúm A, cúm B, Covid-19 đang tăng trở lại
- Bệnh đậu mùa khỉ vì sao không dễ trở thành đại dịch như Covid-19
- Cách phân biệt sốt xuất huyết, Covid-19 chuẩn xác
- Khắc phục tình trạng ù tai, nghe kém hậu Covid-19
- Chương trình Trao đi là còn mãi số 3: Cuộc hội ngộ sau đại dịch covid-19 tại xóm thận Lê Thanh Nghị
- Điểm giống và khác nhau giữa bệnh COVID-19 và bệnh cúm mùa
- Nghiên cứu mới nhất: Covid-19 ảnh hưởng đến phổi như thế nào
- Thường xuyên cảm thấy ớn lạnh hậu Covid-19 nguyên nhân do đâu?
- Đau lưng, đau vai gáy hậu Covid-19, làm thế nào để khắc phục hiệu quả nhất
- Bổ sung những thực phẩm giúp cải thiện sức khỏe phổi hậu Covid-19
- Bổ sung 4 thức uống sau khi khỏi Covid-19 giúp sạch phổi, phòng tránh di chứng hậu Covid-19
- Khỏi Covid-19 có nên tiếp tục xông hơi hay không?
- Những ai nên cần đi chụp X-quang phổi sau khi khỏi Covid-19
- Trẻ ho kéo dài hậu Covid-19: cách xử lý hiệu quả
- Khi mắc Covid-19 có nên uống cà phê?
- Khắc phục giảm ham muốn hậu Covid-19 hiệu quả
- Cải thiện tình trạng đau đầu khi mắc Covid-19
- Bí quyết giảm đau họng khi mắc Covid-19
- Căng thẳng hậu Covid-19 phải làm sao để cải thiện?
Các tin khác
-
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào? -
Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Sau mưa bão ngập lụt thực phẩm, nguồn nước dễ bị nhiễm khuẩn do đó để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột cần áp dụng các nguyên tắc dưới đây. -
Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
Vitamin C có trong những thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, chống lão hóa, làm đẹp da mà còn có lợi cho sức khỏe đường ruột. -
Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nâng cao sức khỏe tinh thần, hạn chế căng thẳng, stress là một trong những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, có lợi cho sức khỏe tổng thể. -
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo lành mạnh không chỉ hỗ trợ cơ thể giảm viêm khi hệ miễn dịch phản ứng với các mầm bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. -
Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột
Những loại đồ uống dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe đường ruột. -
Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột
Tiêu thụ những thực phẩm chứa prebiotic sẽ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp cho hệ vi sinh đường ruột cân bằng.