Ăn lại thức ăn thừa để qua đêm?

2/15/2023 4:49:00 PM
Thói quen ăn lại thức ăn thừa để qua đêm ngày hôm trước tránh lãng phí thực phẩm, tiết kiệm liệu có ảnh hưởng gì cho sức khỏe hay không?

 

Ăn lại thức ăn thừa để qua đêm?

Thói quen ăn lại thức ăn thừa để qua đêm ngày hôm trước tránh lãng phí thực phẩm, tiết kiệm liệu có ảnh hưởng gì cho sức khỏe hay không?

Đối với nhiều gia đình các thức ăn bữa tối hôm trước ăn không hết thường cất trữ trong ngăn mát tủ lạnh bảo quản qua đêm để đến bữa sáng, bữa trưa ngày hôm sau đem quay nóng trong lò vi sóng hoặc đun lại. Nhưng khá nhiều người lo ngại việc ăn đồ thừa để qua đêm liệu có ảnh hưởng gì cho sức khỏe hay không.

Một số người quan niệm rằng nếu ăn đồ thừa để qua đêm sẽ tạo ra nitrit dễ gây ung thư, ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhưng theo các chuyên gia cho biết, bản thân nitrit không phải là chất gây ung thư tuy nhiên sau khi ăn vào dạ dày, nitrit có thể phản ứng dưới tác dụng của axit dạ dày để tạo thành nitrosamine gây quái thai, ung thư

Nhưng bản thân các loại rau có chứa nitrat, nitrit, hàm lượng nitrat trong các loại rau lá xanh tương đối cao. Nếu như rau sai khi được mua về, bảo quản trong tủ lạnh lâu hàm lượng nitrit cũng sẽ tăng lên, bảo quản rau trong tủ lạnh từ 3-5 ngày, hàm lượng nitrit sẽ đạt đến đỉnh điểm. Do đó, đối với các loại rau xanh lá chỉ nên mua một lượng rau phù hợp, mua nhiều lần, cố gắng chọn mua rau tươi.

Bên cạnh đó, nguy cơ sức khỏe lớn nhất của rau để qua đêm đến từ nitrit.Trong quá trình nấu nướng ở nhiệt độ cao, hoạt tính của men khử nitrat đã bị mất đi, thức ăn đun nóng càng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Nếu để lâu ở nhiệt độ phòng, men khử nitrat trong vi khuẩn sẽ làm tăng hàm lượng nitrit, do đó gây nguy hiểm cho sức khỏe, gây ra các vấn đề tiêu hóa

Các loại rau lá

Đối với các loại rau lá sau khi bảo quản trong tủ lạnh trong 24 giờ, hàm lượng nitrit trong tất cả các món ăn từ rau lá vẫn nằm trong giá trị an toàn. Do đó, để rau để qua đêm nếu được bảo quản đúng cách vẫn có thể ăn được

Tuy nhiên, hầu hết các vitamin trong rau sẽ bị mất đi sau nhiều lần đun nóng, giá trị dinh dưỡng cũng sẽ bị giảm đi nhiều. Do đó chúng ta nên hình thành thói quen nấu vừa ăn không nấu quá nhiều, không để thức ăn trong tủ lạnh cũng không được quá 24 giờ

Gạo, mì ống, các loại thực phẩm giàu tinh bột khác

Cơm sau khi ăn còn thừa lại khi bảo quản trong tủ lạnh vẫn có thể bị mốc, do vậy cần bảo quản trong tủ lạnh tối đa một ngày, không ăn cơm thừa quá hai ngày. Tinh bột gạo mới nấu sẽ bị hồ hóa để cơ thể dễ hấp thụ. Nhưng sau khi để nguội tinh bột trong gạo sẽ bị già đi cơm sẽ trở nên khó tiêu hóa, lâu dần nếu ăn cơm thừa lâu ngày có thể mắc các bệnh về dạ dày.

Các sản phẩm từ cá, thịt, đậu

Các sản phẩm từ cá, thịt, đậu có hàm lượng nitrit rất thấp. Một số thực phẩm nấu chín từ thịt đã qua chế biến sẽ sử dụng một lượng nhỏ nitrit làm phụ gia thực phẩm, giúp tạo màu sắc, ức chế vi khuẩn. Vậy nên nhìn chung không có nguy cơ tăng nitrit trong các món thịt nấu tại nhà qua đêm.

Nhưng các loại cá, thịt hay các sản phẩm từ đậu nành đều là thực phẩm giàu đạm, lại là môi trường nuôi cấy tự nhiên ở nhiệt độ phòng, rất thích hợp cho vi khuẩn phát triển, trong đó có nhiều vi khuẩn có hại cho sức khỏa của chúng ta. Nếu ăn phải dễ gây viêm dạ dày, ruột, đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy thậm chí là ngộ độc thực phẩm.

Cần làm gì với thức ăn thừa?

Rau xanh

+ Đối với các loại rau xanh ăn thừa, bảo quản trong tủ lạnh sau khi đun nóng nhiều lần, rau sẽ mất vitamin nghiêm trọng và nitrit dễ dàng hình thành qua đêm. Do đó, nên ăn hết rau trong một bữa ăn, không nên nấu nhiều rau, chỉ nấu lượng rau phù hợp với gia đình.

Nếu thừa rau hãy đóng gói và làm lạnh phần thức ăn còn dang dở càng sớm càng tốt, bảo quản trong không quá 24 giờ trong ngăn mát tủ lạnh

Thịt, trứng

Việc đun nóng, hâm đi hâm lại thịt, trứng cũng sẽ có ảnh hưởng đến dinh dưỡng bên trong của các thực phẩm này. Sau khi thịt trứng còn thừa nên bảo quản chúng trong hộp thủy tinh có nắp đậy kín, cho vào tủ lạnh càng sớm càng tốt, sau khi sử dụng hãy bỏ ra đun nón

Rau ăn củ

Sau khi đun nhiều lần, rau củ mất vitamin, có hàm lượng nitrat thấp hơn so với rau lá xanh và hương vị có thể chấp nhận được sau một đêm. Đối với các loại rau củ thừa hãy bảo quản trong hộp thủy tinh có nắp đậy, cho vào tủ lạnh càng sớm càng tốt nếu ăn không hết, thời gian bảo quản từ 1-2 ngày

Hải sản, các sản phẩm thủy sản khác

Theo các chuyên gia dinh dưỡng các axit béo không bão hòa dễ bị hỏng sau khi đun nhiều lần,  các sản phẩm của quá trình thoái hóa protein dễ dàng được tạo ra trong một đêm, có thể gây hại cho chức năng gan và thận. Đối với các hải sản, sản phẩm thủy sản hãy nấu vừa đủ, nếu còn thừa hãy đóng gói và cấp đông càng sớm càng tốt nếu bạn không thể ăn hết.

Thực phẩm làm từ đậu nành

Thực phẩm làm từ đậu nành sau khi hâm nóng, chúng không dễ bị mất đạm nhưng thực phẩm từ đậu nành đã nấu chín rất dễ bị biến chất. Do đó, cố gắng ăn thành bữa, sau khi mua về bảo quản trong tủ lạnh càng sớm càng tốt.

Canh

Các chất độc hại sẽ sinh ra nếu canh thừa được đựng trong nồi nhôm, nồi sắt lâu ngày.

Hãy cho ít muối và các gia vị khác để giữ được lâu, cho vào hũ sành hoặc hộp giữ lạnh.

Nấm

Sau nhiều lần đun nóng, lượng dinh dưỡng bị hao hụt trong nấm không lớn, hương vị có thể chấp nhận được sau một đêm. Đối với nấm sau khi ăn thừa để bảo quản chúng hãy đóng gói và cho vào tủ lạnh càng sớm càng tốt nếu ăn không hết, giữ được 1-2 ngày.

Món ăn lạnh

Sau một đêm, nhiều chất độc hại được tạo ra và không thích hợp để xử lý nhiệt do đó dù là thịt hay rau, hãy cố gắng ăn hết như một bữa ăn.

Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh

Dù là loại thực phẩm nào, nếu để ở nhiệt độ phòng càng lâu thì vi sinh vật, vi khuẩn càng sinh sôi, càng kém an toàn để ăn. Cố gắng bảo quản thức ăn thừa trong tủ lạnh càng sớm càng tốt.

Đối với các đồ đựng trong tủ lạnh không nên để quá nhiều bát đĩa cũng không nên quá lớn, cố gắng sử dụng hộp giữ thực phẩm có nhẹ, mỏng nhằm đẩy nhanh tốc độ làm lạnh.

Nhiệt độ của tủ lạnh nên được đặt trong khoảng 0-6°C, giúp làm chậm tốc độ sinh sản của một số vi sinh vật, giảm khả năng phát triển quá mức hoặc sinh độc tố của vi khuẩn có hại trong thực phẩm.

Tránh lây nhiễm chéo vi khuẩn, bảo quản chúng trong hộp sạch, kín khí hoặc bọc bát đĩa bằng một lớp màng bọc thực phẩm.

Khi lấy thức ăn thừa trong tủ lạnh ra đừng quên kiểm tra và ngửi trước khi ăn, hâm nóng kỹ trước khi ăn nếu không có gì bất thường . Nếu thức ăn có màu sắc thay đổi, có đốm mốc, nhớp nháp hoặc chua, hôi, xuất hiện mùi lạ khác cần bỏ đi ngay lập tức

Trước khi ăn thức ăn thừa, hãy nấu lại chúng trong nồi ở nhiệt độ cao, đun nóng toàn bộ món ăn đến 100°C và giữ sôi trong hơn 3 phút. Để đảm bảo tốt nhất nên ăn bao nhiêu, đun nóng bấy nhiêu, tránh đun đi đun lại món ăn nhiều lần.

Bên cạnh đó, thỉnh thoảng chúng ta có thể ăn 1-2 bữa ăn thừa nhưng chúng không tốt bằng bữa ăn tươi. Do đó thức ăn thừa để trong tủ lạnh nên ăn trong vòng 1-2 ngày.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Cách bảo quản khoai tây tránh sản sinh độc tố cần nhớ

Có nên ăn bánh chưng để trong tủ lạnh quá lâu?

Thói quen tích trữ đồ ăn ngày Tết có nên hay không?

Nhận thấy những dấu hiệu này trên thực phẩm, vứt đi ngay đừng tiếc

Các phương pháp bảo quản phòng ngừa vi sinh vật trong thực phẩm

Suckhoecuocsong.vn

Các tin liên quan

Các tin khác