Thói quen tích trữ đồ ăn ngày Tết có nên hay không?
Thói quen tích trữ đồ ăn ngày Tết có nên hay không?
Những ngày lễ Tết thói quen tích trữ quá nhiều thức ăn trong tủ lạnh là nguyên nhân gây nhiều bệnh nguy hiểm cho sức khỏe như dễ mắc bệnh đường tiêu hóa, tim mạch, tiểu đường, thận,... Vậy ngày Tết nên tích trữ đồ ăn như thế nào để đảm bảo sức khỏe, tránh thức ăn bị hư hỏng
Vào ngày Tết thường xuất hiện nhiều món ăn đa dạng, cầu kỳ hơn so với những ngày thường. Nên ngăn đá của tủ lạnh thường chứa nhiều thịt, cá, cua, tôm, chân giò, thịt bò, thịt bê, thịt đông thậm trí cả dứa, me, hành khô,...Hay ngăn mát tủ lạnh chứa nhiều các loại trái cây, rau củ, giò chả, nem, các đồ chế biến sẵn, sữa, bơ,...
Tích trữ đồ ăn ngày Tết quá nhiều, thời gian tích trữ lâu sẽ khiến các thực phẩm dễ bị mất chất, mùi vị các món ăn đã chế biến bị biến đổi so với thực phẩm tươi gây mất cảm giác ngon miệng. Bên cạnh đó, việc tích trữ nhiều đồ ăn khiến cho chúng ta phải ăn quá nhu cầu cần thiết của cơ thể từ đó gây nên các tình trạng như rối loạn tiêu hóa, đau bụng, chướng bụng, khó tiêu, đau dạ dày,...thậm chí nhiều người phải nhập viện do bị ngộ độc thực phâm do các thực phẩm chín, thực phẩm sống để lẫn lộn với nhau trong quá trình bảo quản trong tủ lạnh
Nhưng theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, việc tích trữ đồ ăn nên được thực hiện khoa học. Sau khi mua các thực phẩm tươi sống như các loại thịt, cá nên bảo quản tủ lạnh nên được thực hiện trong vòng 2 tiếng sau khi mua về hoặc chế biến tránh để các loại thịt, cá ngoài trời quá lâu. Các loại cá, hải sản, chỉ nên bảo quản tối đa 2 ngày, các loại thịt có thể 3 - 5 ngày. Khi các loại thực phẩm này đã rã đông thì dùng hết một lần, không cho đông lại để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.
Bên cạnh đó, khi tích trữ thực phẩm bằng đồ nhựa, những hạt nhựa li ti sẽ qua thức ăn, nước uống để vào cơ thể, gây nên những tổn thương tế bào vĩnh viễn cho cơ thể.
Do nước ta có nhiệt độ nóng ẩm nên nếu không bảo quản thực phẩm đúng cách, tích trữ quá nhiều thực phẩm không sử dụng hết sẽ khiến các vi khuẩn, nấm, mốc dẫn đến hư hỏng và ngộ độc thực phẩm, rối loạn tiêu hóa, đau bụng, buồn nôn,...
Tích trữ đồ ăn ngày Tết như thế nào?
Giò, chả:
Giò, chả, giò lụa, giò bò, giò tai, giò xào… là món ngon đặc trưng của người Việt. Giò lụa với thành phần chủ yếu là thịt lợn nạc, ngoài ra còn có thịt mỡ, nước mắm và gia vị, vì thế giò không để lâu được. Do vậy khi bảo quản giò lụa, giò bò, chả là giống nhau, để ở nhiệt độ thường dưới 25oC . Khi bảo quản đúng cách giò sẽ giữ được 4-6 ngày nếu để ngăn mát, thậm chí giữ được khoảng 10 ngày nếu để ở ngăn đá.
Bánh chưng, bánh tét, bánh nếp
Ngày Tết các món ăn như bánh chưng, bánh tét, các loại bánh nếp thường không thể thiếu. Nhưng việc tích trữ quá nhiều các loại thực phẩm này không đúng cách sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Với thời tiết nóng nên bảo quản vào ngăn mát tủ lạnh, ăn đến đâu cắt đến đó, phần còn lại thì dùng màng che thực phẩm bao kín tránh sự xâm nhập của vi khuẩn, nấm mốc
Những loại bánh có dấu hiệu bị mốc trắng, lên men mùi chua… tốt nhất là không nên ăn vì tất cả các thực phẩm đã mốc đều sinh ra độc tố Aflatoxin
Dưa hành:
Dưa hành có vị chua dịu, cay nhẹ và vị thơm của dưa hành giúp gia tăng hương vị của những món ăn khác và kích thích tiêu hóa tốt hơn. Khi bảo quản dưa hành nên bảo quản ở nơi thoáng mát, khi ăn dùng đũa sạch gắp dưa hành ra, rửa qua bằng nước sôi để nguội hoặc nước muối pha loãng, sau đó bóc vỏ ngoài, lấy phần dưa hành trắng nõn để ăn.
Thịt đông:
Thịt nấu đông ăn với cơm nóng, chấm nước mắm nguyên chất với chanh ớt, ăn với dưa hành, dưa cải, củ kiệu… Món thịt đông là món ăn truyền thống, độc đáo nên khi nấu nhiều gia đình thường nấu nhiều, khi ăn bỏ ra một chút để sử dụng. Khi bảo quản món thịt đông, nên chia thành từng hộp nhỏ vừa đủ ăn từng bữa để bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh giúp món ăn bảo quản lâu hơn.
Các thực phẩm nấu chín khác
Không nên để món ăn là các loại rau vào tủ lạnh khi dùng không hết, vì hàm lượng nitrat có trong các loại rau xanh khá nhiều, nếu nấu xong để quá lâu, vi khuẩn phân hủy, lượng nitrat sẽ lại tạo thành nitrit – chất gây ung thư không tốt cho sức khỏe.
Những thực phẩm đã chế biến nên ăn ngay, không nên để thức ăn đã nấu chín trong môi trường nhiệt độ thường quá 2 giờ đồng hồ. Những thức ăn còn dư sau bữa ăn nên đun nóng lại, để nguội rồi mới đẻ vào trong ngăn mát tủ lạnh.
Vậy nên vào ngày Tết chúng ta không nên tích trữ quá nhiều món ăn, quá nhiều số lượng từng món, chỉ mua vừa đủ, vừa tránh lãng phí, vừa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Bởi chỉ nên mua thực phẩm vừa đủ cho ba ngày tết, sau 3 ngày siêu thị, các chợ mở lại chúng ta có thể dễ dàng mua đồ tươi ngon. Sau ngày nghỉ Tết giá cả của các thực phẩm có thể nhỉnh hơn một chút nhưng đó là giá trị của vitamin tươi, bảo vệ sức khỏe.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Thời gian bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh bao lâu?
Cách trị chứng đầy bụng, khó tiêu trong dịp lễ Tết cực hiệu quả
Các phương pháp bảo quản phòng ngừa vi sinh vật trong thực phẩm
Nhận thấy những dấu hiệu này trên thực phẩm, vứt đi ngay đừng tiếc
Suckhoecuocsong.vn
Các tin khác
-
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào? -
Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Sau mưa bão ngập lụt thực phẩm, nguồn nước dễ bị nhiễm khuẩn do đó để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột cần áp dụng các nguyên tắc dưới đây. -
Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
Vitamin C có trong những thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, chống lão hóa, làm đẹp da mà còn có lợi cho sức khỏe đường ruột. -
Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nâng cao sức khỏe tinh thần, hạn chế căng thẳng, stress là một trong những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, có lợi cho sức khỏe tổng thể. -
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo lành mạnh không chỉ hỗ trợ cơ thể giảm viêm khi hệ miễn dịch phản ứng với các mầm bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. -
Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột
Những loại đồ uống dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe đường ruột. -
Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột
Tiêu thụ những thực phẩm chứa prebiotic sẽ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp cho hệ vi sinh đường ruột cân bằng.