Những sai lầm thường gặp khiến hệ thống miễn dịch suy giảm
Nâng cao hệ miễn dịch, sức đề kháng của cơ thể là một trong những khuyến cáo quan trọng của các tổ chức về sức khỏe, các chuyên gia y tế khuyến cáo trước dịch bệnh Covid-19 đang lây lan. Nhưng một số thói quen thường ngày tưởng chừng như vô hại lại là tác nhân trực tiếp khiến sức khỏe của bạn bị ảnh hưởng và hệ miễn dịch suy giảm từ đó tạo điều kiện cho các virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
Không tiêm phòng cúm
Nhiều người nghĩ rằng việc tiêm phòng cúm là điều không cần thiết, mất thêm chi phí,…Nhưng theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), việc tiêm vắc-xin sẽ giảm khoảng một nửa nguy cơ mắc bệnh cúm.
Khi tiêm phòng vắc xin sẽ tạo ra kháng thể với virut cúm để nếu bạn bị phơi nhiễm, bạn sẽ không bị nhiễm bệnh gì cả hoặc các triệu chứng sẽ rất nhẹ.
Tiêm phòng cúm là điều đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 5 tuổi, người lớn trên 50 tuổi và những người có vấn đề về phổi như hen suyễn.
Không dành thời gian chăm sóc bản thân
Do công việc quá bận rộn, hay gặp khó khăn trong cộng việc khiến bạn rơi vào tình trạng bị stress, điều này cũng làm ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng miễn dịch của cơ thể.
Một nghiên cứu vào tháng 4 năm 2012 trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Science đã phát hiện ra rằng những người bị stress mãn tính có nhiều khả năng bị mắc bệnh sau khi tiếp xúc với virus nhất là trong thời điểm dịch Covid-19 đang lây lan nhanh chóng.
Nhà nghiên cứu miễn dịch học Kathleen Dass cho hay: "Khi bạn bị căng thẳng, cơ thể bạn sẽ tiết ra cortisol và adrenaline, loại hormone làm giảm mức độ tế bào lympho và phagocytes". Với số lượng tế bào bạch cầu giảm, cơ thể sẽ gặp khó khăn hơn trong việc chống lại sự đổ bộ của vi khuẩn và virus.
Ngoài ra, khi bị stress còn kéo theo một loạt các tác dụng phụ không lành mạnh như: uống rượu bia, mất ngủ, chứng thèm ăn, hút thuốc lá thậm chí còn sử dụng các chất kích thích,…Tất cả những điều này khiến hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu trầm trọng hơn tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus xâm nhập.
Do đó để khắc phục điều này khi bạn cảm thấy quá sức, stress hãy tự tách mình ra khỏi những tình huống ây lo lắng bất cứ khi nào có thể, hãy chia sẻ với người thân, bạn bè, đồng nghiệp vấn đề đang khiến bạn bị stress, lo lắng.
Hãy kết thúc những mối quan hệ không lành mạnh, chuyển đổi công việc nếu nơi làm việc quá ngột ngạt, quá nhiều người, nơi làm việc độc hại hoặc làm việc quá nhiều. Nếu bạn đang căng thẳng do việc chăm sóc con cái bạn hãy thuê giữ trẻ trong thời gian ngắn để phục hồi căng thẳng, cân bằng cảm xúc,…
Hãy thử áp dụng các bài tập hít thở sâu, ngồi thiềnở mọi lúc mọi nơi để thể thiết lập lại và làm dịu cơ thể. Khi tập thiền, hít thở sâu sẽ giúp bạn giải tỏa căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày từ đó tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, virus.
Tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chế biến
Thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, thịt hun khói, rau quả đóng hộp,…sẽ tấn công các vi khuẩn có lợi trong đường ruột, nhường chỗ cho vi khuẩn gây hại xâm nhập và làm suy yếu hệ thống miễn dịch.. Một chế độ ăn nhiều carbs tinh luyện, thêm đường nhân tạo và đường sẽ làm cho hệ thống miễn dịch khó khăn hơn khi thực hiện tốt nhiệm vụ của mình bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của virus.
Do đó, trong thực đơn hàng ngày hãy bổ xung nhiều chất xơ hòa tan nhằm tăng mức protein interleukin 4, kích thích cơ thể bạn tạo ra các tế bào T, để chống lại các tế bào bị nhiễm bệnh và phá hủy chúng. Các thực phẩm có chất xơ tốt nhất là táo, lúa mạch, yến mạch, các loại hạt, hạt và đậu lăng.
Hãy nhớ tiêu thụ 28 gram chất xơ hòa tan mỗi ngày với phụ nữ và 36 gram mỗi ngày cho nam giới.
Các bạn đừng quên bổ sung vitamin C, vitamin D, hành, tỏi, gừng, hồi, chanh,…vào bữa ăn để tăng sức đề kháng cho cơ thể
Lạm dụng bia rượu
Lạm dụng bia rượu không những làm ảnh hưởng đến dạ dày, sức khỏe mà còn phá vỡ hệ vi sinh vật đường ruột, thứ đóng vai trò chính trong chức năng miễn dịch, mất cân bằng giữa vi khuẩn lành mạnh và không lành mạnh trong ruột của bạn, loại bỏ vi khuẩn khỏe mạnh và kết quả khiến cho nhiều vi khuẩn xấu xâm nhập vào đường máu dẫn đến viêm gan.
Khi bị viêm gan sẽ khiến việc thải độc tố trở nên khó khăn hơn, ngoài ra, nó còn làm suy yếu các globulin miễn dịch - kháng thể bảo vệ chức năng miễn dịch trong ruột và nước bọt của bạn.
Theo Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ, uống bia rượu sẽ không có hại nếu như bạn biết uống điều độ.
Lười tập thể dục
Rất nhiều người lười tập thể dục, ngồi một chỗ cả ngày, lười vận động. Nhưng các bạn có biết theo đánh giá được công bố vào tháng 4 năm 2018 trên Frontiers of Immunology, tập luyện một cách thường xuyên - dù ở mức độ vừa phải hay cao hơn cũng đều tăng cường khả năng miễn dịch.
Khi tập luyện thể dục sẽ giúp cơ thể sản sinh ra kháng thể và tế bào bạch cầu, cho phép cơ thể ngăn ngừa và phòng chống virut hiệu quả hơn. Trong quá trình tập luyện thể dục, nhiệt độ cơ thể của bạn tăng lên khi tập thể dục, có thể giúp ngăn ngừa vi khuẩn phát triển và tiêu diệt các mầm bệnh.
Do đó, với người trưởng thành để tăng sức đề kháng, miễn dịch của cơ thể nên có ít nhất 150 phút hoạt động aerobic vừa phải hoặc 75 phút hoạt động cường độ cao mỗi tuần để rèn luyện sức khỏe.
Thức khuya
Thức khuy quá nhiều khiến bạn không ngủ đủ từ 7-8 tiếng mỗi đêm khiến cơ thể mệt mỏi. Các chuyên gia y tế khuyến cáo để ngăn ngừa virus corona hãy ngủ đủ giấc. Bởi khi bạn đang ngủ cơ thể giải phóng các cytokine - loại protein bảo vệ bạn khỏi viêm và nhiễm trùng. Nếu không nghỉ ngơi đầy đủ, bạn không thể sản xuất cytokine đủ để chống lại virus và vi khuẩn. Một típ nhỏ nữa chính là bạn hãy đi ngủ trước 11h đêm để cơ thể có một sức khỏe tốt.
Ngoài ra, hãy tránh sử dụng các thiết bị điện tử: điện thoại, vo tuyến, laptop, iPad,..Bởi chúng có thể phá vỡ nhịp sinh học của bạn, ức chế hormone melatonin gây ngủ và khiến bạn khó ngủ hơn.
Hút thuốc
Một thói quen xấu khác cũng làm suy giảm hệ miễn dịch của bạn chính thói quen hút thuốc lá. Khi hút thuốc lá các hợp chất học trong thuốc lá sẽ ảnh hưởng đến niêm mạc đường hô hấp, từ mũi đến phổi của bạn. Cơ thể sẽ tiết ra chất nhầy, làm hẹp đường thở và khiến phổi khó thải độc tố, từ đó gia tăng khả năng bị nhiễm trùng.
Bên cạnh đó, hút thuốc cũng làm giảm mức độ chất chống oxy hóa bảo vệ trong máu. Điều này làm tăng nguy cơ về mọi thứ, từ viêm phổi đến viêm phế quản.
Do đó, cách bảo vệ sức khỏe tốt nhất, tăng miễn dịch của cơ thể nên hạn chế hoặc bỏ hút thuốc dưới sự hướng dẫn của bác sĩ để đem lại hiệu quả tối ưu nhất
Suckhoecuocsong.vn/Theo Trithuctre
Các tin liên quan
- Những thực phẩm nên tránh xa khi bị cảm cúm, mắc cúm A, Covid-19
- Ăn gì để tăng đề kháng trước cúm A, cúm B, Covid-19 đang tăng trở lại
- Bệnh đậu mùa khỉ vì sao không dễ trở thành đại dịch như Covid-19
- Cách phân biệt sốt xuất huyết, Covid-19 chuẩn xác
- Khắc phục tình trạng ù tai, nghe kém hậu Covid-19
- Chương trình Trao đi là còn mãi số 3: Cuộc hội ngộ sau đại dịch covid-19 tại xóm thận Lê Thanh Nghị
- Điểm giống và khác nhau giữa bệnh COVID-19 và bệnh cúm mùa
- Nghiên cứu mới nhất: Covid-19 ảnh hưởng đến phổi như thế nào
- Thường xuyên cảm thấy ớn lạnh hậu Covid-19 nguyên nhân do đâu?
- Đau lưng, đau vai gáy hậu Covid-19, làm thế nào để khắc phục hiệu quả nhất
- Bổ sung những thực phẩm giúp cải thiện sức khỏe phổi hậu Covid-19
- Bổ sung 4 thức uống sau khi khỏi Covid-19 giúp sạch phổi, phòng tránh di chứng hậu Covid-19
- Khỏi Covid-19 có nên tiếp tục xông hơi hay không?
- Những ai nên cần đi chụp X-quang phổi sau khi khỏi Covid-19
- Trẻ ho kéo dài hậu Covid-19: cách xử lý hiệu quả
- Khi mắc Covid-19 có nên uống cà phê?
- Khắc phục giảm ham muốn hậu Covid-19 hiệu quả
- Cải thiện tình trạng đau đầu khi mắc Covid-19
- Bí quyết giảm đau họng khi mắc Covid-19
- Căng thẳng hậu Covid-19 phải làm sao để cải thiện?
Các tin khác
-
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào? -
Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Sau mưa bão ngập lụt thực phẩm, nguồn nước dễ bị nhiễm khuẩn do đó để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột cần áp dụng các nguyên tắc dưới đây. -
Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
Vitamin C có trong những thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, chống lão hóa, làm đẹp da mà còn có lợi cho sức khỏe đường ruột. -
Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nâng cao sức khỏe tinh thần, hạn chế căng thẳng, stress là một trong những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, có lợi cho sức khỏe tổng thể. -
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo lành mạnh không chỉ hỗ trợ cơ thể giảm viêm khi hệ miễn dịch phản ứng với các mầm bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. -
Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột
Những loại đồ uống dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe đường ruột. -
Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột
Tiêu thụ những thực phẩm chứa prebiotic sẽ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp cho hệ vi sinh đường ruột cân bằng.