Những điều cần nhớ khi ăn sắn tránh ảnh hưởng sức khỏe

9/4/2023 2:24:00 PM
Củ sắn có hương vị thơm bùi hấp dẫn, chứa hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng không phải ai cũng nên ăn.

 

Củ sắn hay khoai mì là một trong những thực phẩm bổ dưỡng, chứa hàm lượng giá trị dinh dưỡng cao. Chứa hàm lượng chất xơ cao, hàm lượng calo thấp nên khi ăn sắn có tác dụng no lâu, giảm cảm giác thèm ăn. Đồng thời, củ sắn còn cung cấp lượng vitamin A nên có tác dụng cải thiện thị lực, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh về mắt (quáng gà, suy giảm thị lực, khô mắt...). Khi ăn thường xuyên còn giúp cải thiện hệ thống tiêu hóa, hấp thụ tất cả các độc tố từ ruột của bạn và hỗ trợ giảm viêm trực tràng.

Củ sắn dù chứa nhiều dinh dương nhưng trong sắn chứa thành phần độc tố khá nguy hiểm, mọi người cần hết sức cẩn trọng khi ăn để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.

Những điều cần nhớ khi ăn củ sắn

Sắn chứa nhiều cacbonhydrate nên giúp cacbonhydrate cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể, ngoài ra còn có kali và chất xơ. Đồng thời, hàm lượng tinh bột cao nên nên thường được dùng để chế bột làm bánh, mạch nha, chế rượu, chất xơ ngăn ngừa táo bón...

Tuy nhiên, độc tố trong sắn là axit cyanhydric (HCN) có thể gây độc chết người nguy hiểm cho sức khỏe. Độc tố axit cyanhydric của củ sắn nằm ở 3 bộ phận: hai đầu củ sắn, xơ sắn, độc tố tồn tại nhiều nhất là ở vỏ sắn. Để thưởng thức củ sắn an toàn, tránh bị ngộ độc tuyệt đối không ăn củ sắn còn sống, chưa nấu chín hay ăn cả vỏ, chỉ ăn phần bên trong của củ sắn, củ sắn đã được nấu chín hoàn toàn.

Ngoài ra, dù thực sự thích ăn nhưng đừng ăn quá nhiều vì có thể dễ bị say sắn hoặc thậm chí ngộ độc sau khi ăn sắn.

Để đề phòng ngộ độc do ăn sắn khi sơ chế sắn cần lột sạch vỏ, ngâm vào nước vo gạo ít nhất 1 giờ. Trong quá trình chế biến mở vung khi đun để chất độc bay hơi bớt. Nên ăn sắn luộc với các loại đường, mật để trung hòa acid cyanhydric. Không nên ăn sắn luộc vào buổi tối vì nếu bị ngộ độc, sẽ khó xử lý kịp từ đó gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Những người không nên ăn củ sắn

Mặc dù sở hữu hương vị thơm ngon hấp dẫn, nhưng không phải ai cũng nên ăn, những nhóm người dưới đây không nên ăn để tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

+ Những phụ nữ mang thai không nên ăn sắn, bởi sắn có chứa cyanhydric (HCN) có thể gây ra tình trạng rối loạn tiêu hoá hay thậm chí là bị ngộ độc. Do đó những phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn sắn luộc, sắn hấp như bữa phụ trong ngày

+ Trẻ nhỏ dưới 3 tuổi không nên ăn sắn. Bởi giai đoạn này hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ còn yếu, chưa thực hiện tốt việc tiêu hóa và loại thải độc tố. Do vậy nếu ăn nhiều các chất độc tố có thể sẽ tích tụ lại trong cơ thể trẻ lâu ngày gây ảnh hưởng sức khỏe, sự phát triển của trẻ nhỏ.

+ Tuyệt đối không nên cho trẻ ăn sắn vào lúc đói vì rất nguy hiểm. Ngộ độc sắn cấp là một trong những nguyên nhân gây ra tử vong ở trẻ nhỏ cần hết sức lưu ý

+ Những người có sức khỏe không tốt cũng hãy hạn chế ăn củ sắn.

+ Tuyệt đối không sử dụng củ sắn cao sản, sắn đắng để ăn. Khi ăn thấy sắn đắng nên bỏ đi vì sắn càng đắng thì càng nhiều axitcyanhydric gây nguy hiểm cho sức khỏe

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Những ai không nên ăn mướp, thực phẩm không kết hợp với mướp

Tác dụng kỳ diệu của bột sắn dây trong điều trị ung thư

Bổ sung ngay những thực phẩm giải nhiệt ngày nắng nóng

Những công dụng tuyệt vời của mộc nhĩ trong đời sống

Vì sao mướp được mệnh danh nhâm sâm của người nghèo?

Suckhoecuocsong.vn

Các tin liên quan

Các tin khác