Dấu hiệu nhận biết ngộ độc rượu, cách giảm nôn nao sau uống rượu

1/17/2023 9:17:00 AM
Những ngày Tết nhu cầu sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn gia tăng trong các buổi liên hoan cuối năm, gặp mặt gia đình. Nhưng cơ thể hấp thụ quá nhiều lượng bia, rượu hay đồ uống có cồn dẫn đến tình trạng say rượu, thậm chí ngộ độc rượu.

 

Dấu hiệu nhận biết ngộ độc rượu, cách giảm nôn nao sau uống rượu

Những ngày Tết nhu cầu sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn gia tăng trong các buổi liên hoan cuối năm, gặp mặt gia đình. Nhưng cơ thể hấp thụ quá nhiều lượng bia, rượu hay đồ uống có cồn dẫn đến tình trạng say rượu, thậm chí ngộ độc rượu. Vậy làm thế nào để nhận biết các dấu hiệu ngộ độc rượu, cũng như cách giảm nôn nao do uống quá nhiều rượu bia.

Rượu, bia hay các loại đồ uống có cồn thường được sử dụng nhiều trong các bữa tiệc, buổi liên hoan, tất niên công ty hay trong các buổi gặp mặt gia đình, bạn bè.

Nhưng việc cơ thể phải hấp thụ một lượng bia, rượu nhiều hơn bình thường khiến gan không kịp sản xuất men để chuyển hóa cồn. Từ đó khiến các độc chất được tạo ra từ rượu, bia sẽ bị ứ lại trong cơ thể, trực tiếp phá hủy tế bào gan, gây độc cho nhiều cơ quan nội tạng khiến cơ thể bị mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn…. Nếu như uống quá nhiều rượu, rượu không đảm bảo an toàn, rõ nguồn gốc người uống có thể phải nhập viện do men gan cao, viêm gan cấp, suy gan…

Việc uống rượu bia trong thời gian dài, lượng bia rượu nhiều dẫn đến tình trạng sút cân, chán ăn, nghiên rượu, rối loạn tiêu hóa, thoái hóa gan, xơ gan dẫn tới ung thư gan, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ ở những người có huyết áp cao, mất trí nhớ, run, rối loạn tinh thần

Dấu hiệu nhận biết ngộ độc rượu do uống quá nhiều rượu, bia

Theo các chuyên gia y tế cho biết, tình trạng ngộ độc rượu được biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau từ mức độ nhẹ đến mức độ nặng. Mỗi một mức độ sẽ có những dấu hiệu nhận biết khác nhau:

Mức độ nhẹ:

+ Giảm khả năng tự kiềm chế bản thân

+ Cảm thấy hưng phấn thần kinh

+ Đi đứng loạng choạng, không vững

Mức độ nặng:

+  Hôn mê, nôn nhiều

+ Bất tỉnh, gọi hỏi không biết.

+ Co giật.

+ Cơ thể bị vã mồ hôi

+ Đi vệ sinh ra quần, đái ít (lượng nước tiểu ít hơn bình thường).

+Nhìn mờ, nhìn một vật thành hai.

+ Tê, yếu chân tay một bên chân tay hoặc một bên mặt, nói ngọng trong khi đã tỉnh táo.

+  Thở khò khè, ứ đọng đờm rãi ở miệng họng, ho yếu, thở yếu, nhịp thở không đều, thở chậm hoặc ngừng thở, có thể hít sâu và nhịp thở nhanh.

+ Xuất hiện tình trạng nôn nhiều, đau bụng, bụng chướng.

+ Da, môi, móng tay tím tái hoặc nhợt, lạnh.

+ Mệt nhiều.

Nếu phát hiện các dấu hiệu này cần lập tức đưa người bị ngộ độc rượu tới các bệnh viện để được cấp cứu, điều trị kịp thời tránh ảnh hưởng tới tính mạng

Cách sơ cứu người bị ngộ độc rượu

Khi thấy người uống nhiều rượu có biểu hiện ngộ độc rượu, chúng ta cần kê gối cho bệnh nhân nằm, đầu và vai cao hơn. Nếu ứ đọng đờm rãi, thở khò khè, bất tỉnh cho nằm nghiêng sang một bên. Sau đó, tìm cách gây nôn hết, xát mạnh hai bên má.

Nếu thời tiết lạnh cần ủ ấm cho người bị ngộ độc rượu. Cần chú ý chăm sóc và theo dõi người bệnh (đảm bảo thở đều, êm và hồng hào, gọi hỏi biết), tuyệt đối không nên để bệnh nhân ngủ li bì suốt ngày hoặc suốt đêm.

Cứ vài giờ phải đánh thức dậy, nếu người ngộ độc rượu tỉnh và có thể ăn uống được thì cho ăn cháo loãng... để tránh hạ đường huyết.

Cho người ngộ độc rượu uống nhiều nước ấm để tránh mất nước và để pha loãng nồng độ rượu trong cơ thể, giúp cho quá trình đào thải rượu được nhanh chóng và thuận lợi. Không để người ngộ độc rượu ngã hoặc va đập vào các vật cứng, không cho các vật cứng vào miệng.

Luôn quan sát kỹ người ngộ độc rượu, nếu không tỉnh, ứ đọng đờm rãi nhiều, lay gọi không tỉnh, thở nhanh và thở sâu, thậm chí có co giật...

Nếu người ngộ độc rượu tỉnh dậy nhưng đau đầu nhiều, chóng mặt và nhìn mờ, sợ ánh sáng, đau mắt, song thị, giảm hoặc mất thị lực, vã mồ hôi, tay chân lạnh, da xanh tái... thì vẫn giữ  người bị ngộ độc rượu ở tư thế đầu cao, nằm nghiêng an toàn, sau đó nhanh chóng gọi người đến hỗ trợ hoặc xe cấp cứu vận chuyển người bệnh đến cơ sở y tế để cấp cứu kịp thời.

Bí quyết giảm nôn nao khi ngộ độc rượu nhẹ

Tình trạng nôn nao, đau đầu, bụng cồn cào, khô miệng sau khi uống rượu, nhằm giảm cảm giác khó chịu, hồi phục sức khỏe nhanh hãy bổ sung một số đồ uống có lợi như:

Nước dừa

Nước dừa là một trong những loại đồ uống tốt cho sức khỏe, giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu do uống quá nhiều rượu. Nước dừa giàu vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác như axit lauric, clorua, sắt, kali, magiê, canxi, natri và phốt pho.

Bên cạnh đó, nước dừa rất giàu kali và các loại khoáng chất khác từ đó giúp điều tiết chất lỏng bên trong cơ thể. Nước dừa tươi còn giúp giải rượu nhanh chóng, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục.

Gừng

Gừng được nhiều người sử dụng để điều trị chứng buồn nôn gây cảm giác khó chịu cho cơ thể. Khi uống nước gừng giúp cho mạch máu lưu thông tốt hơn, nhờ đó giảm nồng độ cồn nhanh trong máu, giảm hiệu quả triệu chứng vàng đầu, đau đầu do rượu. Bên cạnh đó, gừng còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường miễn dịch, giúp ăn ngon và khỏe hơn cơ thể nhanh chóng hồi phục. Cách thực hiện cũng khá đơn giản chỉ cần sử dụng một ly nước chanh hoặc quất nóng cho vào một chút mật ong và vài lát gừng tươi khuấy đều là đã có thể sử dụng.

Chanh

 Sau khi uống cơ thể sẽ cố gắng phân hủy nó thông qua enzym alcohol dehydrogenase nhưng sau khi uống cơ thể vẫn gặp tình trạng khó chịu,mệt mỏi, nôn nao. Khi đó sử dụng chanh có thể cải thiện khả năng tạo ra loại enzym này và tăng tốc độ phân hủy rượu còn lại trong cơ thể.

Khi sử dụng chanh nên cân nhắc sử dụng nước chanh, nhất là với những người có bệnh lý dạ dày và tá tràng, không nên uống chanh khi bụng cồn cào, buồn nôn. Cách tốt nhất chính là hãy trộn một ít nước cốt chanh vào nước dừa để vừa bù nước vừa cải thiện quá trình phân hủy rượu, giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục, các triệu chứng khó chịu được cải thiện nhanh chóng, hiệu quả

Lê thể giúp tăng enzym alcohol dehydrogenase, từ đó giảm các triệu chứng nôn nao sau khi uống rượu. Ngoài ra, khi kết hợp lê với với trái cây khác có khả năng làm giảm đáng kể chứng đau đầu sau khi uống rượu

Nước ép mía

Nước ép mía cũng có thể giải rượu, giảm cảm giác khó chịu, mệt mỏi, nôn nao sau khi uống rượu. Nước ép mía tươi có tính lạnh, vị ngọt mát tự nhiên của mía có công dụng giải nhiệt, thanh lọc cơ thể, dễ hấp thụ và giải rượu. Ngoài ra, mía còn cung cấp lượng đường, nước cho cơ thể do uống nhiều bia rượu đồng thời giải nhiệt, thanh lọc cơ thể

Phòng tránh ngộ độc rượu

+ Những ngày lễ Tết, họp mặt, liên hoan hãy hạn chế uống rượu bia

+ Chỉ uống có điều độ những sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, có uy tín trên thị trường

+Tuyệt đối không tiêu thụ các loại rượu, đồ uống có cồn không rõ nguồn gốc, xuất xứ, thành phần

+  Hạn chế tiêu thụ các loại đồ uống có cồn ngâm các loại thảo dược, cây cỏ, động vật khi không biết rõ công dụng, nguồn gốc, rượu chưng cất thủ công.

+  Cố gắng kiểm soát lượng uống ở mức nguy cơ thấp nhất trong một lần uống.

+  Nên uống từ từ, kết hợp vừa ăn vừa uống, uống xen kẽ với nước lọc.

+  Sau khi uống, không nên tham gia vào các hoạt động ngoài trời hoặc ở những nơi nguy hiểm, không an toàn vì dễ bị ngã, va chạm, chấn thương...

+ Tuyệt đối không điều khiển phương tiện giao thông sau khi uống rượu, bia để đảm bảo an toàn và những người xung quanh, phòng tránh tai nạn giao thông có thể xảy ra do ngộ độc rượu.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Phương pháp làm giảm say rượu hiệu quả

Bí quyết giảm nôn nao do uống quá nhiều rượu hiệu quả

Cách sơ cứu người ngộ độc rượu

Lựa chọn kỹ thuật lọc máu ngoài cơ thể trong điều trị ngộ độc cấp

7 loại nước uống phổ biến nhất giúp giã rượu cho chồng ngày tết

Suckhoecuocsong.vn

Các tin liên quan

Các tin khác