Mối liên hệ vi khuẩn đường ruột và bệnh crohn như thế nào?
Bệnh crohn gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe như mệt mỏi, tiêu chảy, đau bụng, sụt cân,…Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra bằng hệ vi sinh đường ruột có mối liên hệ với căn bệnh này.
Trong những căn bệnh về đường tiêu hóa hay gặp phải bệnh crohn hay còn gọi là viêm ruột từng vùng, viêm mãn tính ở đường ruột xảy ra ở bất kỳ độ tuổi, giới tính… Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý của người mắc. Bệnh crohn gây ảnh hưởng đến hồi tràng và đại tràng, gây các triệu chứng như: sụt cân, chán ăn, tiêu chảy, đau bụng dưới, viêm loét đường ruột, xuất hiện máu trong phân, áp xe, rò trong và ngoài hay tắc ruột có thể phát sinh, có thể xảy ra các triệu chứng ngoài ruột, đặc biệt là viêm khớp. Bệnh còn gây ảnh hưởng đến ruột non, ruột già hoặc bất kỳ phần nào của đường tiêu hóa từ miệng đến ruột kết…Ngoài những triệu chứng trên, người bệnh crohn có thể bị mệt mỏi, sốt, viêm ở khớp, da hoặc mắt, viêm gan hoặc viêm ống dẫn mật, đặc biệt ở phái nữ có thể rối loạn kinh nguyệt, đổ mồ hôi vào ban đêm…
Theo thống kê, đa phần các ca mắc bệnh nằm trong độ tuổi từ 16 đến 30 và 60 đến 80, trong đó tỷ lệ nữ giới nhiều hơn nam giới. Ngược lại ở trẻ em, các bé trai mắc bệnh chiếm tỷ lệ cao hơn bé gái.
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh như hệ miễn dịch suy yếu, virus hoặc vi khuẩn sẽ có cơ hội tấn công đường ruột, chế độ dinh dưỡng thấp, kém vệ sinh có thể tạo điều kiện cho bệnh phát triển, gene di truyền, hút thuốc lá, nghiện rượu bia, sống ở vùng có nguồn nước bị ô nhiễm… Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hệ vi sinh vật đường ruột đóng một vai trò quan trọng trong căn bệnh này.
Hệ vi sinh đường ruột gồm một cộng đồng các vi sinh vật phức tạp: vi khuẩn, vi rút, vi khuẩn cổ điển, nấm và động vật nguyên sinh. Theo ước tính sơ bộ, trong đường ruột của con người có thể chứa tới 1.000 loài vi khuẩn (với 85% là lợi khuẩn, 15% là hại khuẩn) và 2 triệu gen vi khuẩn – gấp 100 lần số lượng gen ta có (khoảng 20.000), cư trú phần lớn ở hệ tiêu hóa, đặc biệt là ở ruột non và ruột già.
Các vi sinh vật trong đường ruột đóng nhiều vai trò khác nhau như: xây dựng “hàng rào” miễn dịch cơ thể, thúc đẩy quá trình tiêu hóa, tổng hợp vitamin từ các loại thực phẩm, đào thải hại khuẩn, tạo lớp màng bảo vệ niêm mạc ruột, cải thiện các tình trạng viêm nhiễm, cung cấp nhiên liệu cho các tế bào trong đại tràng và tác động đến tốc độ thức ăn di chuyển qua ruột, tổng hợp các vitamin thiết yếu. Đối với một cơ thể bình thường, tỷ lệ vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại trong đường ruột luôn được duy trì ở mức độ 85%:15% nhằm đảm bảo cho chức năng tiêu hóa, vận chuyển các chất dinh dưỡng ở đường ruột, hạn chế vi khuẩn có hại phát triển quá mức gây bệnh cho cơ thể, tiêu hóa các loại carbs phức tạp như tinh bột và chất xơ.
Nhiều nghiên cứu cho thấy những người mắc bệnh Crohn có hệ vi sinh vật đường ruột kém đa dạng hơn với những người khỏe mạnh. Hệ vi sinh đường ruột có ít một số loài vi sinh vật làm giảm viêm. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh Crohn, như nhiễm trùng “cúm dạ dày”, hút thuốc và sử dụng kháng sinh sớm trong đời hoặc sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài cũng ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật đường ruột.
Sự mất cân bằng vi khuẩn ở những người mắc bệnh Crohn cũng có thể liên quan đến những điều xảy ra trong các đợt bùng phát như: hấp thụ chất dinh dưỡng kém, lượng nước hoặc máu trong ruột cao hơn, nhu động ruột tăng lên.
Bên cạnh đó, một số người mắc bệnh Crohn có những thay đổi di truyền ảnh hưởng đến cách vi khuẩn tương tác với hệ thống miễn dịch của cơ thể. Ví dụ, một số gen nhất định có thể hoạt động quá mức trong ruột non của chúng ta. Điều này có thể gây ra tình trạng viêm quá mức hoặc làm cho môi trường trở nên kém thoải mái hơn đối với vi sinh vật có lợi trong đường ruột
Đặc biệt, một số vi khuẩn đã trở thành thủ phạm gây ra các triệu chứng của bệnh Crohn như E. coli, sẽ chiếm ưu thế hơn những vi sinh vật có lợi. Những vi khuẩn có hại có thể gây viêm và cũng có thể cạnh tranh với các loài khác có khả năng sản xuất SCFA tốt. Điều này có thể đóng một vai trò trong các triệu chứng khó chịu của bệnh Crohn.
Những người mắc bệnh Crohn cũng thường có lượng vi khuẩn có hại cao hơn gọi là Klebsiella pneumoniae. Mặc dù đây là vi khuẩn kỵ khí (loại phát triển mà không cần oxy), nhưng nó có thể phát triển mạnh ở những nơi có oxy. Khi mắc bệnh Crohn, tình trạng viêm có thể khiến lượng oxy trong ruột cao hơn. Vì vậy, Klebsiella có thể vượt lên trên các vi khuẩn khác không thể xử lý được oxy. Điều này có thể gây ra tình trạng viêm nhiều hơn và các triệu chứng tồi tệ hơn.Do đó, sự mất cân bằng vi khuẩn có thể dẫn đến các triệu chứng tồi tệ hơn, sức khỏe khiến đường ruột bị ảnh hưởng nhiều hơn.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Cân bằng hệ vi sinh đường ruột khắc phục các vấn đề về da
Nguy cơ mắc bệnh tim mạch do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột
Bệnh Crohn: nguyên nhân, phương pháp điều trị
Bệnh Crohn: Chẩn đoán và biến chứng
Bệnh Crohn: triệu chứng lâm sàng, hình ảnh nội soi
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
- Trẻ bị mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột cần phải làm gì?
- Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
- Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
- Ngủ đủ giấc giúp tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho hệ vi sinh đường ruột
- Cân bằng hệ vi sinh đường ruột giúp tăng cường hệ miễn dịch khỏe mạnh
- Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột và hệ thống miễn dịch
- Cải thiện hệ vi sinh đường ruột giúp kiểm soát bệnh viêm khớp dạng thấp (RA)
- Mối liên hệ vi sinh đường ruột và bệnh viêm khớp dạng thấp (RA)
- Bệnh đa xơ cứng và hệ vi sinh đường ruột có mối liên hệ như thế nào?
- Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột và bệnh trầm cảm
- Vì sao mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột gây viêm đại tràng
- Tập thể dục cải thiện bệnh Parkinson, tốt cho hệ vi sinh đường ruột
- Mối liên hệ mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột và bệnh Parkinson
- Hệ vi sinh đường ruột và bệnh Alzheimer có mối liên hệ như nào
- Hội chứng ruột kích thích IBS và hệ vi sinh đường ruột có mối liên hệ như nào
- Phòng ngừa bệnh viêm ruột bằng cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột
- Cải thiện hệ vi sinh đường ruột kiểm soát bệnh viêm ruột (IBD)
- Hệ vi sinh đường ruột và bệnh viêm ruột (IBD)
- Điều cần lưu ý khi ăn chế độ ăn thuần chay tránh ảnh hưởng hệ vi sinh đường ruột
- Chế độ ăn Địa Trung Hải mang lại lợi ích gì cho hệ vi sinh đường ruột
Các tin khác
-
Top các thực phẩm dễ gây ngộ độc trong mùa nắng nóng
Nắng nóng nhiệt độ cao tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Những thực phẩm tưởng chừng vô hại nhưng lại có thể trở thành thủ phạm thầm lặng gây ngộ độc thực phẩm nếu không được bảo quản, chế biết đúng cách. -
Top 5 món canh rất tốt cho gan nên ăn
Những món canh dân dã nhưng khi ăn giúp giảm tình trạng nóng trong, giảm mệt mỏi, loại bỏ độc tố, rất tốt cho gan nên ăn thường xuyên. -
6 thói quen tiết kiệm cần bỏ ngay để tránh nguy cơ mắc ung thư
Những thói quen tiết kiệm dưới đây cần bỏ ngay để tránh nguy cơ mắc ung thư, gây hại cho sức khỏe -
Cá không nên kết hợp với thực phẩm nào?
Tránh giảm giá trị dinh dưỡng trong cá, bảo đảm an toàn cho sức khỏe khi ăn cá tránh kết hợp cá chung với các loại thực phẩm sau đây. -
Nấm kim châm chứa formaldehyde: cách nhận biết chính xác nhất
Nấm kim châm là thực phẩm chứa nhiều chất xơ, giàu chất dinh dưỡng, có giá thành rẻ nhưng cũng rất dễ chứa hàm lượng formaldehyde, nếu ăn phải có thể gây nguy hại đến sức khỏe. -
Những loại nấm rất tốt cho não nên ăn nhiều
Những loại nấm dưới đây không chỉ giàu chất xơ mà còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, hoạt chất kích thích tế bào thần kinh phát triển, tăng cường trí nhớ, rất tốt cho não. -
Cách ăn rau củ quả gây hao hụt dinh dưỡng, đường huyết tăng
Ăn rau củ quả trái cây giúp bổ sung chất xơ, vitamin và khoáng chất cho cơ thể từ đó tăng cường sức khỏe, phòng ngừa lão hóa, tốt cho hệ tiêu hóa. -
Những thực phẩm tuyệt đối không bọc trong giấy bạc
Giấy bạc là vật dụng quen thuộc nên được nhiều người sử dụng trong chế biến, làm chín thức ăn nhưng có những loại thực phẩm dưới đây tuyệt đối không nên bọc trong giấy bạc để tránh gây ảnh hưởng sức khỏe, cơ thể bị hấp thụ kim loại. -
5 đồ dùng nhà bếp cần bỏ đi càng sớm càng tốt để bảo vệ sức khỏe
Những loại đồ dùng nhà bếp nếu có những dấu hiệu dưới đây cần bỏ đi càng sớm càng tốt để bảo vệ sức khỏe, tránh nhiễm chất độc hại. -
Thực phẩm tăng cường sức khỏe phổi nên ăn nhiều
Những loại thực phẩm quen thuộc dưới đây khi biết tận dụng đúng cách sẽ tăng cường sức khỏe phổi, phòng ngừa các bệnh hô hấp hiệu quả.