Duy trì sức khỏe đường ruột khi ăn chế độ ăn thuần chay
Chuyển sang chế độ ăn thuần chay là một thay đổi lớn trong lối sống nhưng điều này cũng có thể gây ra những thay đổi trong đường ruột, hệ vi sinh đường ruột. Chế độ ăn thuần chay có thể mang lợi ích nhiều cho đường ruột, vi sinh vật trong đường ruột nhưng quá trình chuyển đổi từ chế độ ăn thông thường sang chế độ ăn thuần chay cũng có thể gây một vài vấn đề tiềm ẩn cho sức khỏe nếu chúng ta không áp dụng đúng cách, tuân theo chỉ dẫn của các chuyên gia dinh dưỡng.
Chế độ ăn thuần chay là chế độ ăn dựa trên thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật, tránh các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật. Những năm gần đây chế độ ăn thuần chay được nhiều người trên thế giới lựa chọn để bảo vệ sức khỏe, môi trường,…
Những thực phẩm giàu dinh dưỡng trong chế độ ăn thuần chay bao gồm: đậu phụ cung cấp nguồn protein thực phẩm cho sức khỏe. Một số loại đậu lăng, đậu đen, đậu lima, đậu Hà Lan, đậu xanh và các loại khác cung cấp các chất dinh dưỡng như sắt, vitamin B, magie, chất xơ và protein. Hay một số loại hạt như hạnh nhân, quả óc chó, quả hồ đào, hạt điều, quả hồ trăn, đậu phộng sẽ cung cấp chất béo, chất xơ, protein lành mạnh. Ngoài ra, đậu nành, gạo, hạnh nhân, hạt điều, dừa hoặc yến mạch, dầu ô liu, bơ, rau, cải dầu, ngô, đậu phộng, dừa, vừng, tảo, ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì nguyên hạt, bánh ngô, gạo lứt, mì ống làm từ cây họ đậu cùng với một số loại trái cây táo, lê, chuối, bơ, cà chua, rau lá xanh, rau củ và tinh bột, khoai tây,… natto, miso, dưa cải bắp... cung cấp nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, hệ tiêu hóa.
Khi tuân thủ chế độ ăn thuần chay với đầy đủ thực phẩm có nguồn gốc thực vật, ăn đúng cách theo khuyến cáo sẽ góp phần bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất, các chất dinh dưỡng có lợi từ đó cải thiện sức khỏe tổng thể, tăng cường sức đề kháng, kiểm soát cân nặng, kiểm soát lượng đường trong máu, cải thiện mức cholesterol trong máu cải thiện sức khỏe tim mạch, giảm nguy cơ mắc bệnh tim, giảm triệu chứng viêm khớp, giảm nguy cơ chức năng thận kém, giảm nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer, nguy cơ ung thư thấp hơn, giảm nguy cơ cao huyết áp,…
Chế độ ăn thuần chay ảnh hưởng sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột ra sao?
Cũng giống như bất kỳ sự thay đổi chế độ ăn uống nào dù ít hay nhiều đường ruột của chúng ta sẽ cảm nhận được những tác động của việc áp dụng chế độ ăn thuần chay. Khi áp dụng chế độ ăn lành mạnh này có thể có cả tác động ưu và nhược điểm đến sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột.
Ưu điểm
Chế độ ăn thuần chay sẽ chứa nhiều prebiotic hơn so với chế độ ăn thông thường. Prebiotic là một dạng chất xơ thực vật đặc biệt giúp vi khuẩn khỏe mạnh phát triển trong ruột bằng cách kích thích sự tăng trưởng của các vi khuẩn có lợi. Prebiotics được xem là thức ăn của những vi khuẩn sống có lợi cho sức khỏe. Prebiotic hỗ trợ vi khuẩn đã sống trong đường tiêu hóa, chúng ta có thể tìm thấy prebiotic trong thực phẩm thực vật như táo, hành, tỏi, tỏi tây, đậu và ngũ cốc.
Ngoài ra, chế độ ăn thuần chay còn chứa các thực phẩm giàu probiotic như: dưa cải chua, kim chi chay, trà kombucha và một số loại rau muối chua khác,… giúp đảm bảo sự cân bằng của những lợi khuẩn trong hệ vi sinh vật đường ruột, tăng cường sức đề kháng của cơ thể
Chế độ ăn thuần chay còn chứa nhiều chất xơ nhất là các loại thực phẩm như các loại rau xanh, trái cây, đậu và ngũ cốc nguyên hạt,… giúp cung cấp nguồn dinh dưỡng cho vi khuẩn tạo nên lớp niêm mạc ruột. Sau đó, lớp niêm mạc bảo vệ thành đường tiêu hóa, có thể ngăn ngừa các bệnh viêm nhiễm như hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng và bệnh Crohn, giữ cho đường tiêu hóa được lưu thông bằng cách giữ cho nhu động ruột mềm mại và đều đặn.
Đồng thời, chế độ ăn này có thể chứa nhiều chất chống oxy hóa và thực phẩm chống viêm như trái cây, rau, quả hạch, hạt và các loại đậu giúp bảo vệ ruột khỏi bị viêm và tổn thương.
Nhược điểm
Tuy nhiên, chế độ ăn thuần chay có thể gây rắc rối cho sức khỏe đường ruột. Một chế độ ăn thuần chay lành mạnh cũng có khả năng khiến đường ruột một số chất dinh dưỡng hỗ trợ đường ruột mà hầu hết các thực phẩm có nguồn gốc thực vật đều thiếu.
Chế độ ăn thuần chay cũng loại trừ các nguồn thực phẩm chứa nhiều vi khuẩn phổ biến như sữa chua. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có những lựa chọn thay thế như sữa chua đậu nành, sữa chua dừa, rau muối chua.
Một số người gặp hội chứng ruột kích thích (IBS) và kém hấp thu fructose nên cân nhắc ăn chay bởi tình trạng có thể trở nên trầm trọng hơn khi ăn nhiều thực phẩm thực vật.
Ngoài ra, một số chất dinh dưỡng quan trọng cho sức khỏe như kẽm, omega 3, glutamine có thể bị thiếu thụ khi áp dụng chế độ ăn thuần chay. Kẽm là một khoáng chất chủ yếu trong các sản phẩm động vật, đóng nhiều vai trò trong ruột. Nếu bị thiếu hụt sẽ khiến ruột dễ bị vi khuẩn xấu tấn công. Hay glutamine là một axit amin cần thiết để duy trì niêm mạc ruột. Nếu không có đủ glutamine, ruột có thể bị rò rỉ, dẫn đến một loạt vấn đề sức khỏe. Omega 3 đóng vai trò thiết yếu trong việc giảm viêm khắp cơ thể, tăng lượng vi khuẩn có lợi trong ruột việc thiếu hụt có thể gây ảnh hưởng sức khỏe đường ruột.
Tuy nhiên, để giúp cho sức khỏe đường ruột khỏe mạnh, hệ vi sinh đường ruột cân bằng khi áp dụng chế độ ăn chay chúng ta có thể điều chỉnh bằng cách tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều probiotic như dưa bắp cải, kim chi chay, rau ngâm chua, một số loại đồ uống như kombucha và nước kefir,… Bổ sung kẽm bằng cách ăn các thực phẩm bao gồm hạt bí ngô, đậu, quả hạch, hạt và yến mạch. Một số loại loại đậu, quả hạch và bắp cải giàu glutamine
Những vấn đề tiềm ẩn này có vẻ quá sức chịu đựng; tuy nhiên, tin tốt là bạn có thể thực hiện những điều chỉnh đơn giản để hỗ trợ sức khỏe đường ruột của mình khi theo chế độ ăn thuần chay. Nguồn omega-3 từ thực vật bao gồm hạt chia, hạt lanh, quả óc chó và tảo như tảo xoắn chúng ta có thể bổ sung vào trong thực đơn thuần chay giúp bảo vệ sức khỏe đường ruột và sức khỏe tổng thể.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Chế độ ăn dựa trên thực vậy duy trì đường ruột khỏe
Chế độ ăn Địa Trung Hải mang lại lợi ích gì cho hệ vi sinh đường ruột
Các yếu tố gây mất cân bằng cho hệ vi sinh đường ruột
Prebiotics là gì, lợi ích và cách sử dụng của Prebiotics
Men tiêu hóa, probiotics, vi sinh vật sống tốt cho hệ tiêu hóa tăng cường sức khỏe
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
- Trẻ bị mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột cần phải làm gì?
- Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
- Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
- Ngủ đủ giấc giúp tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho hệ vi sinh đường ruột
- Cân bằng hệ vi sinh đường ruột giúp tăng cường hệ miễn dịch khỏe mạnh
- Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột và hệ thống miễn dịch
- Cải thiện hệ vi sinh đường ruột giúp kiểm soát bệnh viêm khớp dạng thấp (RA)
- Mối liên hệ vi sinh đường ruột và bệnh viêm khớp dạng thấp (RA)
- Bệnh đa xơ cứng và hệ vi sinh đường ruột có mối liên hệ như thế nào?
- Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột và bệnh trầm cảm
- Vì sao mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột gây viêm đại tràng
- Tập thể dục cải thiện bệnh Parkinson, tốt cho hệ vi sinh đường ruột
- Mối liên hệ mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột và bệnh Parkinson
- Hệ vi sinh đường ruột và bệnh Alzheimer có mối liên hệ như nào
- Hội chứng ruột kích thích IBS và hệ vi sinh đường ruột có mối liên hệ như nào
- Phòng ngừa bệnh viêm ruột bằng cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột
- Cải thiện hệ vi sinh đường ruột kiểm soát bệnh viêm ruột (IBD)
- Hệ vi sinh đường ruột và bệnh viêm ruột (IBD)
- Điều cần lưu ý khi ăn chế độ ăn thuần chay tránh ảnh hưởng hệ vi sinh đường ruột
- Chế độ ăn Địa Trung Hải mang lại lợi ích gì cho hệ vi sinh đường ruột
Các tin khác
-
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào? -
Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Sau mưa bão ngập lụt thực phẩm, nguồn nước dễ bị nhiễm khuẩn do đó để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột cần áp dụng các nguyên tắc dưới đây. -
Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
Vitamin C có trong những thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, chống lão hóa, làm đẹp da mà còn có lợi cho sức khỏe đường ruột. -
Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nâng cao sức khỏe tinh thần, hạn chế căng thẳng, stress là một trong những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, có lợi cho sức khỏe tổng thể. -
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo lành mạnh không chỉ hỗ trợ cơ thể giảm viêm khi hệ miễn dịch phản ứng với các mầm bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. -
Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột
Những loại đồ uống dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe đường ruột. -
Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột
Tiêu thụ những thực phẩm chứa prebiotic sẽ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp cho hệ vi sinh đường ruột cân bằng.