Chuẩn bị không gian cách ly tại nhà cho người nghi nhiễm Covid-19 cần những gì?
Nhằm ngăn chặn sự lây lan của Covid-19 (SARS-coV-2) những người sống cùng nhà, nơi lưu trú, cùng làm việc, nhóm du lịch,…với người trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ trong thời gian mắc bệnh cần có biện pháp tự theo dõi, cách ly tùy từng mức độ tiếp xúc. Khi cách ly tại nhà để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho cả người nghi nhiễm lẫn người trong gia đình, nơi cư trú ,…không gian cách ly tại nhà cần phải đảm bảo những gì?
TS. BS Nguyễn Thu Anh (Giám đốc Viện Nghiên cứu Y khoa Woolcock, trường Đại học Sydney) đã chia sẻ một số gợi ý cực kỳ hữu ích bạn hãy tham khảo.
Không gian cách ly tại nhà người nghi nhiễm Covid-19 cần gì?
Phòng riêng
Những người nghi nhiễm Covid-19 cần phải ở phòng riêng, hạn chế tiếp xúc với mọi người trong gia đình. Do đó, hãy chuẩn bị một phòng riêng thoáng, mở cửa sổ, chọn phòng có nhiều ánh sáng chiếu vào phòng để cách ly.
Phòng cách ly trang bị giường, bàn ghế, chăn màn, ti vi để người cách ly xem cho đỡ chán hoặc đồ chơi, các trò chơi điện tử, điện thoại. Điều khiển ti vi, điện thoại di động nhớ bỏ trong túi khóa ziplock để xịt diệt khuẩn cho dễ. Những người đang làm việc nên trang bị thêm máy tính, mạng internet để thuận tiện làm việc, công việc không bị gián đoạn.
Nếu có điều kiện những người nghi nghiễm cần có nhà vệ sinh riêng không sử dụng chung nhà vệ sinh cùng với mọi người trong nhà, còn không sau khi đi vệ sinh cần tiến hành lau dọn và khử khuẩn bằng các dung dịch sát khuẩn, cồn. Nhà vệ sinh riêng có xà phòng, khăn tắm riêng, giấy lau tay, túi nilon đựng rác. Ngoài phòng cần có khu vực để xử lý diệt khuẩn
Đồ dùng cá nhân
Những người nghi nghiễm Covid-19 khi cách ly tại nhà cần có khăn riêng, đồ dùng riêng để ăn uống, cốc chén riêng, nước uống riêng, không ngồi ăn chung với gia đình, sử dụng chung đồ dùng cá nhân với các thành viên trong gia đình, nước sát khuẩn, dung dịch rửa tay, khăn giấy, … Thùng đựng rác cần có nắp đậy và có túi nilon đựng rác.
Người nghi nhiễm khi cách ly tại nhà cần lưu ý gì
Người nghi nhiễm khi cách ly tại nhà không đi ra ngoài. Nếu vi phạm người cách ly bắt buộc vào các khu cách ly tập trung.
+ Khi cách ly tại phòng riêng hạn chế tiếp xúc với người khác trong gia đình, cần tiếp xúc phải mang khẩu trang và giữ khoảng cách 2 m. Thường xuyên xuyên rửa tay bằng nước và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn và không ăn uống với gia đình
+ Sử dụng riêng các dụng cụ ăn uống. Tự thu gom riêng khẩu trang, khăn giấy lau mũi, miệng đã qua sử dụng cho vào 1 túi đựng rác thải riêng để trong phòng cách ly.
+ Nếu trong thời gian cách ly, có xuất hiện triệu chứng, túi này sẽ được nhân viên y tế xử lý theo quy định của rác y tế. Nếu hết thời gian cách ly mà không có triệu chứng sẽ xử lý như rác thải thông thường.
+ Người cách ly ở nhà tự theo dõi sức khỏe hằng ngày. Đo nhiệt độ 2 lần mỗi ngày để xem mình có sốt (trên 37,50C) hay không. Nếu có các triệu chứng ho, khó thở và thông báo ngay cho nhân viên y tế
+ Hằng ngày, nhân viên trạm y tế địa bàn sẽ liên hệ với người cách ly 2 lần, trong đó ít nhất 1 lần sẽ đến gặp tại nhà để ghi nhận tình trạng sức khỏe. Nếu có bất kỳ vấn đề gì về sức khỏe, người cách ly liên hệ ngay với nhân viên y tế phụ trách qua số điện thoại đã được cung cấp để được hỗ trợ.
Người sống chung với người cách ly tại nhà cần làm gì
Người sống chung với được cách ly tại nhà cần bố trí cho người được cách ly trong phòng riêng. Nếu không có điều kiện phải đảm bảo khoảng cách 2 m với giường ngủ của các thành viên khác.
+ Hạn tiếp xúc với người được cách ly.
+ Khi cần tiếp xúc phải mang khẩu trang và giữ khoảng cách 2 m.
+ Hằng ngày lau nền nhà, tay nắm cửa, bề mặt trong nhà bằng các chất tẩy rửa thông thường.
+ Giúp đỡ, động viên người được cách ly, không tổ chức các hoạt động đông người tại nhà, nơi lưu trú.
+Thông báo ngay cho nhân viên y tế khi người cách ly có các dấu hiệu sốt, ho, khó thở.
+ Cung cấp đầy đủ thực phẩm, thức ăn, nước uống cho người cách ly tại nhà.
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin liên quan
- Những thực phẩm nên tránh xa khi bị cảm cúm, mắc cúm A, Covid-19
- Ăn gì để tăng đề kháng trước cúm A, cúm B, Covid-19 đang tăng trở lại
- Bệnh đậu mùa khỉ vì sao không dễ trở thành đại dịch như Covid-19
- Cách phân biệt sốt xuất huyết, Covid-19 chuẩn xác
- Khắc phục tình trạng ù tai, nghe kém hậu Covid-19
- Chương trình Trao đi là còn mãi số 3: Cuộc hội ngộ sau đại dịch covid-19 tại xóm thận Lê Thanh Nghị
- Điểm giống và khác nhau giữa bệnh COVID-19 và bệnh cúm mùa
- Nghiên cứu mới nhất: Covid-19 ảnh hưởng đến phổi như thế nào
- Thường xuyên cảm thấy ớn lạnh hậu Covid-19 nguyên nhân do đâu?
- Đau lưng, đau vai gáy hậu Covid-19, làm thế nào để khắc phục hiệu quả nhất
- Bổ sung những thực phẩm giúp cải thiện sức khỏe phổi hậu Covid-19
- Bổ sung 4 thức uống sau khi khỏi Covid-19 giúp sạch phổi, phòng tránh di chứng hậu Covid-19
- Khỏi Covid-19 có nên tiếp tục xông hơi hay không?
- Những ai nên cần đi chụp X-quang phổi sau khi khỏi Covid-19
- Trẻ ho kéo dài hậu Covid-19: cách xử lý hiệu quả
- Khi mắc Covid-19 có nên uống cà phê?
- Khắc phục giảm ham muốn hậu Covid-19 hiệu quả
- Cải thiện tình trạng đau đầu khi mắc Covid-19
- Bí quyết giảm đau họng khi mắc Covid-19
- Căng thẳng hậu Covid-19 phải làm sao để cải thiện?
Các tin khác
-
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào? -
Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Sau mưa bão ngập lụt thực phẩm, nguồn nước dễ bị nhiễm khuẩn do đó để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột cần áp dụng các nguyên tắc dưới đây. -
Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
Vitamin C có trong những thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, chống lão hóa, làm đẹp da mà còn có lợi cho sức khỏe đường ruột. -
Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nâng cao sức khỏe tinh thần, hạn chế căng thẳng, stress là một trong những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, có lợi cho sức khỏe tổng thể. -
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo lành mạnh không chỉ hỗ trợ cơ thể giảm viêm khi hệ miễn dịch phản ứng với các mầm bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. -
Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột
Những loại đồ uống dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe đường ruột. -
Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột
Tiêu thụ những thực phẩm chứa prebiotic sẽ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp cho hệ vi sinh đường ruột cân bằng.