Các phương pháp xét nghiệm covid-19 tìm virus SARS-CoV-2 hiện nay
Các phương pháp xét nghiệm covid-19 tìm virus SARS-CoV-2 hiện nay
Hiện nay, xét nghiệm sinh học phân tử realtime RT-PCR và test nhanh kháng nguyên virus SARS-CoV-2 là 2 phương pháp đã được Bộ Y tế cho phép thực hiện để chẩn đoán COVID-19. Tuy nhiên, mỗi phương pháp lại có những ưu nhược điểm khác nhau và tùy thuộc vào từng giai đoạn của bệnh, diễn biến lâm sàng mà sử dụng một hay cả hai loại xét nghiệm trên.
1. Test nhanh kháng nguyên virus SARS-CoV-2
Test nhanh kháng nguyên là xét nghiệm chẩn đoán nhanh RDT (Rapid diagnostic test) giúp phát hiện sự hiện diện protein đặc hiệu của virus (hay còn gọi là kháng nguyên) COVID-19 có trong mẫu dịch đường hô hấp của người bệnh (dịch tỵ hầu, dịch tiết đường hô hấp). Các kháng nguyên sẽ được phát hiện khi virus SARS-CoV-2 đang nhân lên với số lượng nhất định.
Kỹ thuật sắc ký miễn dịch (xét nghiệm sàng lọc hay test nhanh): định tính kháng thể, tương tự như que thử thai. Kỹ thuật này đơn giản, chi phí ít, cho kết quả nhanh.
Chỉ cần 15-20 phút đã có kết quả có hay không có kháng thể. Tuy nhiên, phương pháp này có độ nhạy thấp và dùng để hỗ trợ sàng lọc, giám sát, phát hiện, chẩn đoán mắc COVID-19 ở các vùng có nguy cơ cao. Từ đó, giúp sàng lọc, khoanh vùng các trường hợp bệnh nhân nghi nhiễm để áp dụng biện pháp xư trí phù hợp.
Test nhanh làm sớm quá thì cơ thể chưa có đủ kháng thể, sẽ cho kết quả test nhanh âm tính (âm tính giả). Test nhanh làm đúng lúc, cũng chưa đủ khẳng định được là hiện tại có sự hiện diện virus SARS-CoV-2 trong cơ thể hay không, mà cần phải làm thêm xét nghiệm RT-PCR để tìm virus SARS-CoV-2. Test nhanh làm muộn thì có thể cho kết quả dương tính (dương tính giả), nhất là sau 2 tuần phơi nhiễm virus SARS-CoV-2.
2. Xét nghiệm RT-PCR khẳng định virus SARS-CoV-2
Xét nghiệm sinh học phân tử realtime RT-PCR là phương pháp xét nghiệm xác định sự hiện diện của virus thông qua phát hiện vật liệu di truyền của virus SARS-CoV-2. Đây là kỹ thuật hiện đại hiện đang được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới với độ chính xác rất cao.
Để thực hiện xét nghiệm realtime RT-PCR, bệnh nhân sẽ được lấy dịch đường hô hấp bằng que lấy mẫu chuyên biệt, tại các vị trí:
= Dịch đường hô hấp trên: Dịch họng, dịch tỵ hầu, dịch súc họng.
= Dịch đường hô hấp dưới: Đờm, dịch phế nang, dịch nội khí quản, dịch màng phổi, tổ chức phổi, phế quản, phế nang.
Thời giian trả kết quả lâu hơn phương pháp test nhanh nhưng độ nhạy và độ đặc hiệu cao nên có thể được chỉ định cho người nghi ngờ nhiễm và dùng theo dõi quá trình điều trị các bệnh nhân đã nhiễm COVID-19.
Xét nghiệm khẳng định có kết quả từ sau 4-6 giờ. Tuy nhiên, thời gian trả kết xét nghiệm Covid-19 bao lâu còn tùy thuộc vào từng đơn vị thực hiện cùng nhiều yếu tố như kỹ thuật lấy mẫu, cách bảo quản, thời gian vận chuyển, số lượng mẫu được xét nghiệm.
Trên thực tế có nhiều trường hợp xét nghiệm COVID-19 cho kết quả 2 -3 lần đầu là âm tính, lần tiếp theo lại dương tính. Lý giải về điều này, có 2 lý do:
- Thứ nhất, những ngày đầu mới nhiễm bệnh, số lượng virus nhân lên chưa đủ lớn và xuất hiện nhiều trong dịch đường hô hấp. Mặc dù cơ thể đã nhiễm bệnh nhưng vẫn cho kết quả xét nghiệm âm tính.
- Thứ hai, do kỹ thuật lấy mẫu, điều kiện lấy mẫu chưa chuẩn, quá trình vận chuyển, bảo quản mẫu xét nghiệm không đúng cách nên kết quả xét nghiệm không chính xác.
Suckhoecuocsong.vn (Theo Yhocvn.net)
Các tin liên quan
- Bệnh đậu mùa khỉ vì sao không dễ trở thành đại dịch như Covid-19
- Cách phân biệt sốt xuất huyết, Covid-19 chuẩn xác
- Khắc phục tình trạng ù tai, nghe kém hậu Covid-19
- Chương trình Trao đi là còn mãi số 3: Cuộc hội ngộ sau đại dịch covid-19 tại xóm thận Lê Thanh Nghị
- Điểm giống và khác nhau giữa bệnh COVID-19 và bệnh cúm mùa
- Nghiên cứu mới nhất: Covid-19 ảnh hưởng đến phổi như thế nào
- Thường xuyên cảm thấy ớn lạnh hậu Covid-19 nguyên nhân do đâu?
- Đau lưng, đau vai gáy hậu Covid-19, làm thế nào để khắc phục hiệu quả nhất
- Bổ sung những thực phẩm giúp cải thiện sức khỏe phổi hậu Covid-19
- Bổ sung 4 thức uống sau khi khỏi Covid-19 giúp sạch phổi, phòng tránh di chứng hậu Covid-19
- Khỏi Covid-19 có nên tiếp tục xông hơi hay không?
- Những ai nên cần đi chụp X-quang phổi sau khi khỏi Covid-19
- Trẻ ho kéo dài hậu Covid-19: cách xử lý hiệu quả
- Khi mắc Covid-19 có nên uống cà phê?
- Khắc phục giảm ham muốn hậu Covid-19 hiệu quả
- Cải thiện tình trạng đau đầu khi mắc Covid-19
- Bí quyết giảm đau họng khi mắc Covid-19
- Căng thẳng hậu Covid-19 phải làm sao để cải thiện?
- Cách phòng tránh di chứng hậu Covid-19 hiệu quả
- Bí quyết cải thiện chứng mất vị giác, khứu giác hậu Covid-19 hiệu quả
Các tin khác
-
7 vật dụng trong nhà bếp là ổ chứa vi khuẩn gây hại cho sức khỏe
Những đồ dùng tưởng chừng vô hại lại là ổ chứa đầy vi khuẩn gây hại cho sức khỏe nên cần vệ sinh thường xuyên để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. -
Thực phẩm nên ăn vào mùa hè hạn chế đổ mồ hôi, mùi cơ thể
Những loại thực phẩm dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, có lợi cho cơ thể mà khi ăn thường xuyên vào mùa hè để hạn chế đổ mồ hôi, mùi cơ thể và tránh mệt mỏi do mất nước cực tốt. -
Những thực phẩm không nên đặt ở cánh tủ lạnh
Thực phẩm bảo quản trong tủ lạnh giúp cho giữ được lâu hơn, ngăn ngừa thực phẩm bị hỏng. Nhưng những loại thực phẩm dưới đây không nên đặt ở cánh tủ lạnh để đảm bao an toàn cho sức khỏe. -
Những loại thịt tốt nhất cho sức khỏe nên ăn bổ sung
Thịt cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất cho cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Những món ăn được làm từ thịt giúp chúng ta ăn ngon miệng hơn. -
Khi ăn cơm nên ngồi bệt trên sàn hay ngồi ghế tốt hơn?
Nhiều người khi ăn cơm thường có thói quen ngồi bệt dưới chiếu, trên sàn hoặc ngồi ghế khi ăn. Vậy khi ăn cơm, ngồi bệt hay ngồi bàn ghế tốt hơn? -
Thói quen dùng điều hòa cần bỏ ngay tránh da nhăn nheo, giảm sức đề kháng
Mùa hè nắng nóng nhiệt độ tăng cao khiến nhiều gia đình sử dụng điều hòa để làm mát. Nhưng trong quá trình sử dụng nếu vẫn giữ những thói quen xấu này sẽ gây tổn hại collagen cho da khiến da nhăn nheo, giảm sức đề kháng, cơ thể dễ ốm hơn -
Thói quen xấu cần sửa ngay phòng ngừa thiếu máu não khi còn trẻ
Khá nhiều người trẻ đã gặp tình trạng thiếu máu não ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc, sức khỏe. Để phòng ngừa thiếu máu não hãy bỏ ngay những thói quen xấu khi còn trẻ dưới đây. -
4 thực phẩm giúp phòng ngừa ung thư cực tốt
4 thực phẩm giúp phòng ngừa ung thư cực tốt -
Phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh khi uống nước để trong tủ lạnh
Mùa hè nhiều gia đình thường đựng nước lọc trong chai nhựa cất trữ trong tủ lạnh để uống cho mát. Nhưng nếu không cất trữ cẩn thận có thể là nguyên nhân khiến vi khuẩn sinh sôi, lây nhiễm chéo, ngộ độc thực phẩm, thôi nhiễm nhựa... ảnh hưởng tới sức khỏe -
Thói quen xấu khi đi vệ sinh cần bỏ ngay tránh ảnh hưởng sức khỏe
Việc bỏ một số thói quen xấu khi đi vệ sinh cũng là cách giúp cơ thể khỏe mạnh, phòng ngừa một số bệnh nguy hiểm.