Bí quyết vượt qua lỗi chán nản trong thời gian phong tỏa
Do diễn biến của dịch Covid-19 phức tạp do đó để đảm bảo an toàn cho mọi người các cơ quan chức năng đã khuyến cáo người dân hạn chế ra đường, tụ tập bạn bè,…Nhưng nếu thành phố bị phong tỏa trong thời gian dài sẽ khiến bạn bị stress, chán nản. Vậy làm thế nào để vẫn luôn vui vẻ trong thời gian bị phong tỏa.
Biết kích hoạt các yếu tố dung hòa
Khi thành phố bị phong tỏa, người dân phải ở trong nhà hạn chế ra ngoài đường khiến phần lớn thói quen của bạn bị ảnh hưởng và khiến tâm trạng của bạn dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, tức giận,…Nhưng nếu bạn biết cách kích hoạt các yếu tố dung hòa sẽ là người bị ảnh hưởng ít nhất.
Người dân Pháp cổ vũ các y bác sĩ tuyến đầu trong thời gian phong tỏa toàn quốc - Ảnh: MAXPPP
Duy trì nhịp độ sinh hoạt thường ngày
Khi thành phố bị phong tỏa bạn hãy cố gắng duy trì sinh hoạt theo kế hoạch (thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi…) sẽ mang đến hai lợi ích cho bạn rất nhiều.
Hãy giữ trí chúng ta tập trung vào hành động thay vì suy nghĩ vẩn vơ. Nếu suy nghĩ liên tục về khía cạnh tiêu cực của tình huống căng thẳng chỉ làm tăng thêm stress.
Trong thời gian ở nhà hãy làm các công việc đơn giản và có kế hoạch (dậy đúng giờ, mặc quần áo như ngày đi làm, lập thời gian biểu cụ thể cho mình và con cái…) sẽ tạo cho chúng ta cảm giác kiểm soát được công việc và khiến chúng ta ít rảnh rỗi để suy nghĩ lung tung.
Tiếp đến hãy duy trì nhịp sinh học bình thường như duy trì một số thói quen nhất định như thói quen đi ngủ và ăn uống đúng giờ giấc đừng lười biếng. Khi ở nhà bạn hãy chống lại sự cám dỗ "hủy diệt" của hành vi cắm đầu xem phim và ăn vặt suốt ngày, bởi điều này khiến sức khỏe của chúng ta bị ảnh hưởng, tình trạng tăng cân sẽ xuất hiện.
Cách sống khỏe trong thời gian phong tỏa
Trong thời gian phong tỏa rất khó duy trì mức vận động tối thiểu, do đó GS Tessa Melkonia đã giới thiệu một số mẹo tăng tối đa khả năng vận động.
Ví dụ như chia nhỏ các lần mua sắm đồ thiết yếu để duy trì ít nhất một lần ra ngoài mỗi ngày, dọn dẹp nhà cửa thường xuyên hơn, không sử dụng thang máy thay vào đó hãy đi cầu thang bộ, tăng cường thể lực như hít đất và/hoặc tập thể dục 10 phút mỗi ngày. Bạn có thể tập luyện một số bài tập suy trì vóc dáng như: yoga, tập plank, thiền, chống đẩy, tập xà, tập nhảy… hay vào bếp nấu những món ăn ngon cho gia đình, chơi trò chơi với mọi người giúp gắn kết tình cảm, uống trà,....
Hai yếu tố chính để quản lý stress là điều tiết cảm xúc và tăng cường các mối quan hệ xã hội, gia đình.
Điều tiết cảm xúc là đủ khả năng nhận biết cảm xúc bản thân, sau đó sử dụng cảm xúc để xây dựng quan hệ tốt hơn với những người khác.
Trong khuôn khổ đó, trao đổi với những người xung quanh và trên mạng xã hội về cảm xúc của mình là yếu tố quan trọng.
Chúng ta phải nói ra những gì chúng ta cảm thấy, từ đó cải thiện khả năng nhận diện cảm xúc. Từ đó chúng ta cũng nhận ra không phải chỉ mình là người duy nhất có cảm xúc tiêu cực.
Hãy thử trao đổi qua điện thoại hoặc qua mạng với các thành viên sẽ giúp chúng ta học tập kinh nghiệm tốt của người khác.
Hãy tận dụng thời gian phong tỏa lúc sinh hoạt chậm lại để củng cố quan hệ với người thân, gắn kết mối quan hệ vợ chồng con cái với nhau trước đó vì công viện bận rộn mà chúng ta bỏ lỡ.
Làm gương và dạy cho con cái cách quản lý stress
Chúng ta phải làm gương cho con cái về quản lý stress. Bởi nếu cha mẹ không thể đối phó với stress, chúng có thể nghi ngờ bản thân trong đối phó với stress.
Hãy giải thích cho con cái biết các kỹ năng quản lý stress cần phải học và cần cải thiện suốt đời.
Chúng ta có thể học các nguyên tắc cơ bản của quản lý stress từ trường học và điều chỉnh chúng qua kinh nghiệm chuyên môn và cá nhân. Kế đến phải chấp nhận có đỉnh điểm của stress và trao đổi với con cái về ảnh hưởng của stress đối với cơ thể, cảm xúc và suy nghĩ của mình
Hãy nói với con cái rằng tình hình phong tỏa sẽ gây căng thẳng khách quan cho mọi người. Điều này sẽ giúp chúng dễ dàng chấp nhận stress của bản thân và hiểu rõ lý do hơn, hợp tác trao đổi với bạn hơn
Khi chúng ta thảo luận với con cái về tác động của stress sẽ giúp chúng nhận diện các triệu chứng căng thẳng đa dạng (cơ thể, đầu và tim) và chấp nhận sống chung với stress như lẽ tự nhiên.
Suckhoecuocsong.vn/Theo Tuoitre
Các tin liên quan
- Những thực phẩm nên tránh xa khi bị cảm cúm, mắc cúm A, Covid-19
- Ăn gì để tăng đề kháng trước cúm A, cúm B, Covid-19 đang tăng trở lại
- Bệnh đậu mùa khỉ vì sao không dễ trở thành đại dịch như Covid-19
- Cách phân biệt sốt xuất huyết, Covid-19 chuẩn xác
- Khắc phục tình trạng ù tai, nghe kém hậu Covid-19
- Chương trình Trao đi là còn mãi số 3: Cuộc hội ngộ sau đại dịch covid-19 tại xóm thận Lê Thanh Nghị
- Điểm giống và khác nhau giữa bệnh COVID-19 và bệnh cúm mùa
- Nghiên cứu mới nhất: Covid-19 ảnh hưởng đến phổi như thế nào
- Thường xuyên cảm thấy ớn lạnh hậu Covid-19 nguyên nhân do đâu?
- Đau lưng, đau vai gáy hậu Covid-19, làm thế nào để khắc phục hiệu quả nhất
- Bổ sung những thực phẩm giúp cải thiện sức khỏe phổi hậu Covid-19
- Bổ sung 4 thức uống sau khi khỏi Covid-19 giúp sạch phổi, phòng tránh di chứng hậu Covid-19
- Khỏi Covid-19 có nên tiếp tục xông hơi hay không?
- Những ai nên cần đi chụp X-quang phổi sau khi khỏi Covid-19
- Trẻ ho kéo dài hậu Covid-19: cách xử lý hiệu quả
- Khi mắc Covid-19 có nên uống cà phê?
- Khắc phục giảm ham muốn hậu Covid-19 hiệu quả
- Cải thiện tình trạng đau đầu khi mắc Covid-19
- Bí quyết giảm đau họng khi mắc Covid-19
- Căng thẳng hậu Covid-19 phải làm sao để cải thiện?
Các tin khác
-
Ăn quá nhiều dưa hành muối có ảnh hưởng sức khỏe
Dưa hành muối là món ăn truyền thống trong ngày Tết nhưng nếu ăn quá nhiều có thể gây hại cho sức khỏe như -
Bật mí 4 thực phẩm chống say rượu cực hiệu quả
Các buổi liên hoan, gặp gỡ bạn bè trong ngày nghỉ lễ khiến cơ thể phải uống nhiều rượu bia, đồ uống có cồn. Để chống say rượu trong các buổi gặp gỡ liên hoan hãy ăn 4 thực phẩm giúp chống say rượu hiệu quả. -
Cách phân biệt hương tẩm hóa chất tránh gây hại cho sức khỏe
Thắp hương ngày Tết là một trong những nghi lễ không thể thiếu vào những ngày đầu xuân năm mới để tỏ lòng thành kính đến các vị thần linh, gia tiên nhưng nếu trong quá trình thắp hương nếu nhận thấy hương có những dấu hiệu sau cần loại bỏ ngay -
Nên ăn dưa hành muối như nào để tránh ảnh hưởng sức khỏe?
Dưa hành muối, củ kiệu muối là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết giúp kích thích tiêu hóa, giải ngán, tăng cường lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa. Nhưng ăn hành muối như thế nào để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe? -
5 món ăn trong ngày Tết gây viêm, đau khớp cần hạn chế ăn
Vào ngày Tết những thực phẩm dưới đây có thể làm tình trạng viêm khớp, đau khớp trở nên nghiêm trọng hơn. Để đảm bảo sức khỏe, phòng tránh đau nhức xương khớp cần hạn chế ăn các loại thực phẩm sau. -
Top 6 loại thực phẩm giúp thải độc gan, tăng cường miễn dịch
Những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng dưới đây không chỉ có lợi cho sức khỏe mà còn giúp thải độc gan, bảo vệ gan, tăng cường hệ miễn dịch thậm chí còn giúp đẩy lùi ung thư. -
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào?