Người bệnh viêm khớp dạng thấp nên kiêng ăn gì?
Các triệu chứng của viêm khớp dạng thấp (RA) được cải thiện hay có thể trở nên nghiêm trọng hơn ngoài việc tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ thì chế độ ăn uống hàng ngày của người bệnh RA rất quan trọng. Do vậy những loại thực phẩm dưới đây người bệnh viêm khớp dạng thấp nên kiêng để hạn chế các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn, tăng cường sức khỏe đường ruột, sức đề kháng, giảm viêm,…
Những thực phẩm người bệnh viêm khớp dạng thấp không nên ăn
Thực phẩm nhiều muối
Người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp nên bỏ thói quen ăn mặn hay ăn các thực phẩm chứa hàm lượng muối cao như: khoai tây chiên, bim bim, mì ăn liền, pizza, thịt bò khô, mực khô nướng, các loại thịt chế biến sẵn, thịt hun khói,... Bởi khi tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều muối có thể làm tăng tình trạng viêm do RA, gây bệnh tim mạch, tăng huyết áp. Nếu người bệnh viêm khớp dạng thấp đang sử dụng thuốc steroid điều trị, các triệu chứng sẽ có xu hướng trở nên trầm trọng hơn.
Bên cạnh đó, khi người bệnh viêm khớp dạng thấp tiêu thụ thực phẩm nhiều muối còn làm thay đổi hệ vi sinh vật trong đường ruột, gây mất cân bằng giữa lợi khuẩn và hại khuẩn, thậm chí có thể có liên quan đến sự phát triển của các bệnh tự miễn như bệnh đa xơ cứng, Lupus ban đỏ, bệnh Crohn, một số bệnh tiêu hóa khác.
Thịt đỏ, thịt qua chế biến
Một số thực phẩm như thịt bò, thịt dê, xúc xích, giăm bông, thịt xông khói, lạp xưởng,… người bệnh nên hạn chế ăn bởi nếu ăn nhiều các loại thực phẩm này có thể làm tăng các triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp. Thịt đỏ, thịt qua chế biến sau khi được hấp thụ vào cơ thể sẽ thúc đẩy quá trình sản xuất interleukin-6 (IL-6), protein phản ứng C (CRP) và homocysteine – các dấu hiệu viêm trong cơ thể.
Ngoài ra, theo các nhà nghiên cứu cho biết ăn nhiều thịt đỏ, thịt qua chế biến có thể làm tăng nguy cơ gây viêm khớp dạng thấp.
Sản phẩm từ sữa
Các sản phẩm từ sữa như sữa tươi, phô mai chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, cung cấp canxi, vitamin D nhưng sữa cũng góp phần làm tăng tình trạng viêm ở người bệnh RA do chúng chứa chất béo bão hòa, đây là tác nhân gây viêm cho người bệnh. Do vậy người bệnh nếu muốn bổ sung sữa trong thực đơn cách tốt nhất chọn những loại sữa ít béo thay vì chọn loại nguyên kem.
Thực phẩm nhiều đường
Việc tiêu thụ quá nhiều đường có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của người mắc viêm khớp dạng thấp, tăng nguy cơ mắc viêm khớp dạng thấp. Một số thực phẩm chứa nhiều đường như kẹo, nước ngọt, kem, chè, bánh ngọt, nước sốt thịt nướng, mayonnaise,… khi ăn nhiều có thể gây tăng phản ứng viêm, tăng cân từ đó làm trầm trọng thêm các triệu chứng, khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, đau nhức khớp chân. Ngoài ra, tiêu thụ quá nhiều đường, thực phẩm chứa nhiều đường, chất làm ngọt nhân tạo còn ảnh hưởng đến niêm mạc ruột, hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng.
Rượu bia, đồ uống có cồn
Rượu, bia hay các loại đồ uống có cồn giống như nhiều chất kích thích khác đều có tác động đến não. Khi uống thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp thậm chí làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh. Bởi các loại đồ uống này có thể làm tăng phản ứng viêm, tăng nguy cơ tàn tật do bệnh RA khởi phát tái phát, tăng mức độ nghiêm trọng của RA. Ngoài ra, rượu bia cũng gây ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho những vi sinh vật có hại phát triển từ đó phá vỡ sự cân bằng của vi khuẩn trong hệ vi sinh đường ruột.
Nội tạng động vật
Các món ăn từ nội tạng động vật người bệnh viêm khớp dạng thấp nên hạn chế ăn bởi các thực phẩm này chứa nhiều photpho. Nếu ăn nhiều sẽ khiến người mắc RA cảm nhận rõ rệt các cơn đau khớp, thậm chí có thể xuất hiện tình trạng sưng to tại đầu gối, sưng mắt cá chân, đi lại vận động khó khăn, ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày do những cơn đau nhức ở khớp kéo dài.
Thực phẩm chế biến quá kỹ
Các món ăn được chế biến quá kỹ như thức ăn nhanh, ngũ cốc ăn sáng và bánh nướng thường chứa nhiều ngũ cốc tinh chế, đường bổ sung, chất bảo quản cùng các thành phần có khả năng gây viêm khác khi tiêu thụ nhiều có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng viêm khớp, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, thừa cân béo phì.
Gia vị cay
Hạn chế ăn nhiều các loại gia vị cay như ớt, tiêu, mù tạt hay các món ăn cay: mì cay, lẩu cay Tứ Xuyên, miến chua cay, bạch tuộc xào cay,… bởi chúng là thủ phạm gây nên cơn nóng rát ở khớp, làm các mô bị sưng nặng hơn. Các loại gia vị cay, món ăn cay có thể gây ra những tổn thương cho dạ dày, đường ruột, hệ vi sinh đường ruột và sức khỏe đường ruột từ đó sinh ra các triệu chứng như ợ chua, buồn nôn, nóng rát dạ dày, viêm loét dạ dày, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, IBD, hội chứng ruột kích thích, SIBO,…
Thực phẩm chứa gluten
Gluten là một nhóm các protein có trong nhiều loại ngũ cốc như lúa mạch, lúa mì, lúa mạch đen và triticale (lai giữa lúa mì và lúa mạch đen) khi người bệnh RA ăn nhiều có thể khiến triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Cải thiện hệ vi sinh đường ruột giúp kiểm soát bệnh viêm khớp dạng thấp (RA)
Mối liên hệ vi sinh đường ruột và bệnh viêm khớp dạng thấp (RA)
Phục hồi chức năng viêm khớp dạng thấp theo BYT
Những hiểu biết mới về tính tự miễn dịch trong bệnh viêm khớp dạng thấp
Cách lựa chọn dầu CBD phù hợp cho bệnh viêm khớp
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
- Cách chăm sóc người bệnh viêm khớp dạng thấp tại nhà
- Cách giảm căng thẳng ở người bị bệnh viêm khớp dạng thấp
- Cách sống chung với bệnh viêm khớp dạng thấp
- Điều người bệnh viêm khớp dạng thấp cần chú ý trước khi tập thể dục
- Các bài tập rất tốt cho người bệnh viêm khớp dạng thấp (RA)
- Chế độ ăn Địa Trung Hải với bệnh viêm khớp dạng thấp
- Thực phẩm chứa prebiotic giúp ích cho người bệnh viêm khớp dạng thấp
- Bổ sung probiotic giúp cải thiện triệu chứng ở người bệnh viêm khớp dạng thấp
- Cải thiện hệ vi sinh đường ruột giúp kiểm soát bệnh viêm khớp dạng thấp (RA)
- Mối liên hệ vi sinh đường ruột và bệnh viêm khớp dạng thấp (RA)
Các tin khác
-
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào? -
Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Sau mưa bão ngập lụt thực phẩm, nguồn nước dễ bị nhiễm khuẩn do đó để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột cần áp dụng các nguyên tắc dưới đây. -
Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
Vitamin C có trong những thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, chống lão hóa, làm đẹp da mà còn có lợi cho sức khỏe đường ruột. -
Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nâng cao sức khỏe tinh thần, hạn chế căng thẳng, stress là một trong những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, có lợi cho sức khỏe tổng thể. -
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo lành mạnh không chỉ hỗ trợ cơ thể giảm viêm khi hệ miễn dịch phản ứng với các mầm bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. -
Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột
Những loại đồ uống dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe đường ruột. -
Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột
Tiêu thụ những thực phẩm chứa prebiotic sẽ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp cho hệ vi sinh đường ruột cân bằng.