Bổ sung probiotic giúp cải thiện triệu chứng ở người bệnh viêm khớp dạng thấp
Những người bị viêm khớp dạng thấp nên ăn nhiều thực phẩm chứa probiotic giúp ổn định hệ vi sinh đường ruột, tăng cường sức đề kháng từ đó làm giảm tình trạng sưng viêm khớp, giảm các cơn đau do viêm khớp gây ra.
Probiotic là các chủng vi khuẩn sống có lợi, hỗ trợ tiêu hóa và hoạt động với hệ thống miễn dịch để chống lại các vi sinh vật gây bệnh trong đường tiêu hóa, cải thiện sức khỏe đường ruột tổng thể của cơ thể.
Probiotic có tác dụng hỗ trợ hệ thống miễn dịch, ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh, hệ vi sinh đường ruột bằng cách xử lý các chất gây độc hại trong đường tiêu hóa, giúp ngăn ngừa các bệnh do thực phẩm, làm chậm nhu động ruột, giảm sản xuất khí bằng cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giảm độ nhạy cảm của ruột với sự tích tụ khí, chống viêm trong đường ruột đồng thời hỗ trợ tiêu hóa và hoạt động với hệ thống miễn dịch để chống lại các vi sinh vật gây bệnh trong đường tiêu hóa, cải thiện sức khỏe đường ruột tổng thể từ đó giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp.
Probiotic tồn tại tự nhiên trong một số thực phẩm như: sản phẩm từ sữa, chẳng hạn như sữa chua, kefir và yakult, trà kombucha, kim chi, dưa cải, hoặc ở dạng thuốc viên hoặc bột. Các nhà nghiên cứu đã tìm ra bằng chứng cho thấy tác động của các vi khuẩn trong hệ thống tiêu hóa sẽ gửi tín hiệu đến hệ thần kinh trung ương, liên kết ruột với não hay gọi là trục não ruột.
Những thực phẩm chứa probiotic người bệnh viêm khớp dạng thấp (RA) nên ăn
Kim chi
Kim chi là một loại bắp cải muối, lên men kết hợp các thành phần như ớt, gừng, hành và tỏi. Kim chi rất giàu Lactobacillus, đây là một loại vi khuẩn sinh học đã được chứng minh là giúp giảm viêm và cải thiện tiêu hóa hiệu quả, tăng cường lợi khuẩn cho hệ vi sinh đường ruột khi tiêu thụ với liều lượng phù hợp. Đồng thời, kim chi cũng cung cấp vitamin K, vitamin B và sắt, cần thiết để vận chuyển oxy đi khắp cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh, ngăn ngừa bệnh tật
Trà kombucha
Kombucha là một loại trà lên men được làm bằng cách lên men trà đen hoặc xanh với vi khuẩn và nấm men. Trà Kombucha có một chút bọt sủi, đó là do khí được tạo ra khi vi khuẩn lên men đường được thêm vào trà. Ngoài ra còn có một chút hương của rượu được tạo ra như một sản phẩm phụ
Nấm sữa kefir
Kefir là một sản phẩm sữa lên men, chứa ít lactose hơn sữa khi ăn thường xuyên sẽ giúp cải thiện tiêu hóa, giảm viêm, tăng cường sức khỏe của xương.
Đậu nành lên men tempeh
Đậu nành lên men tempeh sở hữu hàm lượng probiotic dồi dào khi được tiêu thụ thường xuyên sẽ giúp tăng cường lợi khuẩn giúp cho hệ tiêu hóa được khỏe mạnh.
Đậu nành lên men natto
Natto là một sản phẩm đậu tương lên men có hàm lượng chất xơ cao nên có tác dụng thúc đẩy sự đều đặn của ruột và giúp ngăn ngừa mất xương.
Đậu nành lên men natto cũng tạo ra một loại enzyme có thể làm giảm huyết áp và làm tan cục máu đông. Chất xơ trong đậu nành lên men còn có thể giúp hỗ trợ sức khỏe hệ tiêu hóa, thúc đẩy đi ngoài đều đặn và giảm táo bón. Đồng thời, natto còn chứa một chủng vi khuẩn sinh học có tên là Bacillus subtilis vô cùng có lợi cho hệ tiêu hóa từ đó giúp giảm viêm, giảm sưng đau ở người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp. Nguồn nguyên liệu chính được làm từ đậu nành nên nó cũng cung cấp protein, chất xơ và chất dinh dưỡng thực vật cho cơ thể.
Dưa chua và rau ngâm
Dưa chuột muối cổ điển hay củ cải muối, măng tây ngâm, đậu xanh ngâm, cà rốt ngâm, súp lơ ngâm được biết đến là nguồn cung cấp lợi khuẩn tốt cho dạ dày, hệ tiêu hóa, cải thiện sức khỏe tổng thể, giảm các cơn sưng đau do viêm khớp.
Dưa cải bắp
Dưa bắp cải khi ăn thường xuyên, đúng cách sẽ giúp cải thiện các triệu chứng đường tiêu hóa và hỗ trợ hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh, cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
Dưa cải bắp thường có hương vị thơm, mặn, chua và đôi khi được nêm với hạt thì là, cà rốt hoặc các loại rau khác như hạt cần tây. Bên cạnh các men vi sinh có lợi cho đường ruột, dưa cải bắp còn giàu vitamin C, vitaminB và vitamin K, cùng với các khoáng chất thiết yếu là sắt và mangan khi ăn có lợi cho sức khỏe đường tiêu hóa, dạ dày được khỏe mạnh.
Sữa chua
Sữa chua chứa nhiều probiotic, có thể giúp giảm viêm, tăng cường các vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Ăn nhiều sữa chua có thể giúp ích cho xương, giảm cân, có lợi cho thể chất ở người bị viêm khớp dạng thấp (RA)
Miso
Miso là một trong những thực phẩm quen thuộc trong thực đơn của người Nhật Bản. Miso thường có vị hơi mặn, vị umami và hạt dẻ được làm bằng men đậu nành với koji, một loại nấm và muối, có nhiều màu sắc khác nhau và được dùng làm gia vị chế biến các món canh của người Nhật. Quá trình lên men được sử dụng để làm miso không chỉ tạo ra men vi sinh có lợi cho đường ruột mà còn cả các enzyme tiêu hóa như lactase, lipase, amylase và protease,... khi ăn thường xuyên có lợi cho hệ vi sinh đường ruột, đường tiêu hóa, giảm viêm hiệu quả, có lợi cho người bệnh viêm khớp dạng thấp, bệnh trầm cảm, bệnh tiểu đường type 2,…
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Mẹo hay giúp giảm cơn đau do viêm khớp dạng thấp (RA)
Thực phẩm giúp giảm cơn đau do viêm khớp dạng thấp (RA)
Cải thiện hệ vi sinh đường ruột giúp kiểm soát bệnh viêm khớp dạng thấp (RA)
Mối liên hệ vi sinh đường ruột và bệnh viêm khớp dạng thấp (RA)
Phục hồi chức năng viêm khớp dạng thấp theo BYT
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
- Cách chăm sóc người bệnh viêm khớp dạng thấp tại nhà
- Cách giảm căng thẳng ở người bị bệnh viêm khớp dạng thấp
- Cách sống chung với bệnh viêm khớp dạng thấp
- Điều người bệnh viêm khớp dạng thấp cần chú ý trước khi tập thể dục
- Các bài tập rất tốt cho người bệnh viêm khớp dạng thấp (RA)
- Chế độ ăn Địa Trung Hải với bệnh viêm khớp dạng thấp
- Thực phẩm chứa prebiotic giúp ích cho người bệnh viêm khớp dạng thấp
- Người bệnh viêm khớp dạng thấp nên kiêng ăn gì?
- Cải thiện hệ vi sinh đường ruột giúp kiểm soát bệnh viêm khớp dạng thấp (RA)
- Mối liên hệ vi sinh đường ruột và bệnh viêm khớp dạng thấp (RA)
Các tin khác
-
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào? -
Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Sau mưa bão ngập lụt thực phẩm, nguồn nước dễ bị nhiễm khuẩn do đó để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột cần áp dụng các nguyên tắc dưới đây. -
Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
Vitamin C có trong những thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, chống lão hóa, làm đẹp da mà còn có lợi cho sức khỏe đường ruột. -
Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nâng cao sức khỏe tinh thần, hạn chế căng thẳng, stress là một trong những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, có lợi cho sức khỏe tổng thể. -
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo lành mạnh không chỉ hỗ trợ cơ thể giảm viêm khi hệ miễn dịch phản ứng với các mầm bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. -
Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột
Những loại đồ uống dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe đường ruột. -
Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột
Tiêu thụ những thực phẩm chứa prebiotic sẽ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp cho hệ vi sinh đường ruột cân bằng.