Các bài tập rất tốt cho người bệnh viêm khớp dạng thấp (RA)
Khi tập luyện đúng cách, lựa chọn các bài tập phù hợp với thể trạng, tình trạng bệnh của mỗi người sẽ giúp cho người bệnh đa xơ cứng (RA) cảm thấy tốt hơn, các khớp vận động linh hoạt hơn. Hãy dành 30-60 phút mỗi ngày, tập 2-3 lần/ tuần để tập luyện một trong các bài tập dưới đây sẽ giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh, nâng cao sức khỏe tổng thể.
Đi bộ
Đi bộ là một trong những bài tập tốt cho người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp giúp cho tim của người bệnh bơm máu, đưa oxy đến các cơ tốt hơn từ đó giúp giảm cảm giác mệt mỏi. Hãy cố gắng tập luyện ít nhất 20 - 30 phút, 3 lần/tuần để cải thiện tình trạng đau, tốt cho xương khớp, khả năng vận động của người bệnh.
Bài tập kháng lực
Người bệnh viêm khớp dạng thấp (RA) có thể thực hiện bài tập kháng lực để cải thiện các triệu chứng của bệnh, giảm đau nhức hiệu quả. Bài tập này có thể thực hiện bằng cách sử dụng một số dụng cụ có tính kháng lực để tăng sức mạnh, sức bền của cơ bắp như: tạ, dây kháng lực, đai kháng lực, bóng tạ thể lực, dùng chính cơ thể của chúng ta,… Nên thực hiện các bài tập kháng lực 2-3 lần/ tuần mỗi lần kéo dài 30 phút đến 60 phút giúp cơ bắp khỏe mạnh hơn, khớp được vận động linh hoạt hơn, đốt cháy calo, duy trì cân nặng ổn định, phòng ngừa béo phì.
Bơi
Trong quá trình bơi lội không chỉ giúp tăng nhịp tim, không gây căng thẳng cho khớp mà còn tốt cho sức khỏe tổng thể. Khi bơi dưới nước sẽ giúp nâng đỡ cơ thể của người bệnh RA một cách tối đa, thư giãn các cơ bắp, giảm đau cơ thể, hỗ trợ thư giãn các cơ ở các vùng cổ hoặc lưng và đau cơ bắp khác,… bơi lội còn giúp chân và tay được hoạt động nhưng lại tránh khỏi các chấn thương không mong muốn so với các môn thể thao khác. Tuy nhiên, khi bắt đầu quá trình bơi nên thực hiện chậm chãi, khởi động cơ thể để tránh đau nhức mỏi các khớp.
Giãn cơ
Những người bệnh viêm khớp dạng thấp sẽ gặp tình trạng cứng khớp vào buổi sáng sớm hay ngồi một vị trí quá lâu. Do đó để cải thiện tình trạng này có thể thực hiện các động tác giãn cơ bằng cách nắm tay, duỗi thẳng các ngón tay, gập cổ tay về phía trước và phía sau. Sau đó uốn cong, duỗi thẳng khuỷu tay, xoay mắt cá chân theo chiều kim đồng hồ và ngược lại.. Ngoài ra, khi nằm ngửa có thể đưa gót chân về phía mông, thả lỏng rồi duỗi thẳng đầu gối.
Tập luyện các bài tập dưới nước
Một số bài tập dưới nước như đi dưới nước, chạy dưới nước, nhảy squat dưới nước, đá dưới nước, đẩy ván dưới nước,… giúp tăng cường vận động cơ đùi, cơ mông, cơ chân, giúp tim khỏe mạnh, tăng nhịp tim, đốt cháy calo, giữ thăng bằng tốt hơn, bớt tạo áp lực lên hông, chân, bàn chân.
Thái cực quyền
Thái cực quyền là một trong những bài tập rất tốt cho người bệnh RA, bài tập này sẽ tập trung vào các chuyển động chậm của cơ thể, duy trì tư thế để hít thở sâu và thư giãn, cải thiện sự cân bằng, sức mạnh trong cơ thể, giảm đau cơ xơ hóa, viêm xương khớp hiệu quả.
Yoga
Các bài tập yoga được các chuyên gia đánh giá cao vì có tác dụng giảm những triệu chứng của RA. Sau khi áp dụng các bài tập yoga thường xuyên, đúng cách sẽ giúp khả năng phối hợp chân tay tốt hơn, giảm tình đau nhức khớp, giúp tinh thần sảng khoái, giảm căng thẳng, mệt mỏi, cải thiện giấc ngủ. Người bệnh RA có thể thực hiện các động tác yoga theo video hướng dẫn tại nhà, nhưng nếu khớp bị tổn thương nhiều cần có huấn luyện viên hướng dẫn nhằm đảm bảo an toàn, tránh bị chấn thương trong quá trình tập luyện.
Đạp xe
Đạp xe cũng là một trong những bài tập tốt cho người bệnh viêm khớp dạng thấp, chống lại sự mệt mỏi, tăng cường chức năng cơ bắp, tốt cho tim mạch, giảm sự mệt mỏi. Người bệnh RA có thể lựa chọn đạp xe ngoài trời hoặc đạp xe tại chỗ để vận động khớp chân nhẹ nhàng.
Pilates
Các bài tập pilates giúp kéo căng các cơ và hoạt động của khớp, tạo ra chuyển động xung quanh cơ, cho phép kéo giãn cơ nhiều hơn mà ít có nguy cơ chấn thương, cải thiện sức bền, hỗ trợ điều chỉnh tư thế, tăng cường sức mạnh cốt lõi, tính linh hoạt và điều chỉnh mất cân bằng của cơ, giảm đau, hỗ trợ giảm cân, cải thiện sức khỏe tim mạch rất tốt cho người bệnh viêm khớp dạng thấp.
Các hoạt động hàng ngày
Người bệnh viêm khớp dạng thấp có thể thực hiện các hoạt động hàng ngày như làm việc nhà, chăm sóc cây cối, nhảy theo những giai điệu yêu thích,… giúp cơ thể chuyển động, tăng cường chức năng cơ bắp của cơ thể.
Tập tay
Viêm khớp dạng thấp gây tổn thương ở các khớp bàn tay, ngón tay dẫn đến đau nhức, cứng khớp ngón tay nên người bệnh có thể thực hiện bài tập tay bằng cách chạm đầu ngón tay cái vào đầu mỗi ngón tay. Bằng cách đặt lòng bàn tay trên mặt phẳng, nhấc từng ngón tay lên rồi hạ xuống, uốn cong các ngón tay từ khớp ở đầu ngón tay đến khi tạo thành nắm tay, duỗi thẳng các ngón tay ra phía sau, thực hiện lặp lại với bàn tay còn lại.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Chế độ ăn Địa Trung Hải với bệnh viêm khớp dạng thấp
Người bệnh viêm khớp dạng thấp nên kiêng ăn gì?
Thực phẩm chứa prebiotic giúp ích cho người bệnh viêm khớp dạng thấp
Thực phẩm giúp giảm cơn đau do viêm khớp dạng thấp (RA)
Những hiểu biết mới về tính tự miễn dịch trong bệnh viêm khớp dạng thấp
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
- Cách chăm sóc người bệnh viêm khớp dạng thấp tại nhà
- Cách giảm căng thẳng ở người bị bệnh viêm khớp dạng thấp
- Cách sống chung với bệnh viêm khớp dạng thấp
- Điều người bệnh viêm khớp dạng thấp cần chú ý trước khi tập thể dục
- Chế độ ăn Địa Trung Hải với bệnh viêm khớp dạng thấp
- Thực phẩm chứa prebiotic giúp ích cho người bệnh viêm khớp dạng thấp
- Bổ sung probiotic giúp cải thiện triệu chứng ở người bệnh viêm khớp dạng thấp
- Người bệnh viêm khớp dạng thấp nên kiêng ăn gì?
- Cải thiện hệ vi sinh đường ruột giúp kiểm soát bệnh viêm khớp dạng thấp (RA)
- Mối liên hệ vi sinh đường ruột và bệnh viêm khớp dạng thấp (RA)
Các tin khác
-
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào? -
Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Sau mưa bão ngập lụt thực phẩm, nguồn nước dễ bị nhiễm khuẩn do đó để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột cần áp dụng các nguyên tắc dưới đây. -
Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
Vitamin C có trong những thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, chống lão hóa, làm đẹp da mà còn có lợi cho sức khỏe đường ruột. -
Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nâng cao sức khỏe tinh thần, hạn chế căng thẳng, stress là một trong những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, có lợi cho sức khỏe tổng thể. -
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo lành mạnh không chỉ hỗ trợ cơ thể giảm viêm khi hệ miễn dịch phản ứng với các mầm bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. -
Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột
Những loại đồ uống dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe đường ruột. -
Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột
Tiêu thụ những thực phẩm chứa prebiotic sẽ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp cho hệ vi sinh đường ruột cân bằng.