Chế độ ăn giúp người bệnh viêm phế quản nhanh chóng hồi phục

10/14/2024 4:21:00 PM
Một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng giúp cung cấp năng lượng, đầy lùi các triệu chứng khó chịu, tăng cường hệ miễn dịch, giảm viêm hiệu quả.

 

Bệnh viêm phế quản khiến người bệnh mệt mỏi, sốt, đau rát họng, hắt hơi, sổ mũi,… gây ảnh hưởng nhiều cho sức khỏe. Một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng giúp cung cấp năng lượng, đầy lùi các triệu chứng khó chịu, tăng cường hệ miễn dịch, giảm viêm hiệu quả.

Viêm phế quản là một trong những bệnh phổ biến đường hô hấp xảy ra khi thời tiết giao mùa, mùa đông. Bệnh được phân chia làm 2 loại chính bao gồm viêm phế quản cấp tính và viêm phế quản mạn tính.

+ Viêm phế quản cấp tính xảy ra do sự tấn công bởi virus, phế cầu khuẩn, liên khuẩn cầu, tụ khuẩn cầu, H.influenzae,… bệnh xảy ra thường đi kèm với hiện tượng cảm lạnh, cơ thể mệt mỏi, đau nhức,…

+ Viêm phế quản mạn tính xảy ra do hút thuốc lâu ngày, tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, niêm mạc phế quản bị sưng viêm trong thời gian dài, lặp đi lặp lại nhiều lần không dứt điểm.

Khi cơ thể bị viêm phế quản sẽ xuất hiện các triệu chứng như ho, ho dai dẳng, khạc đờm trắng hoặc xanh, ho kèm heo máu, mệt mỏi, đau nhức cơ thể, sốt, ớn lạnh, khó thở, tức ngực, đau rát họng, hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi,… các triệu chứng sẽ kéo dài trong vài tuần khi chứng viêm đã hết.

Chế độ dinh dưỡng giúp người viêm phế quản nhanh chóng hồi phục

Điều trị viêm phế quản hiệu quả ngoài việc tuân thủ theo chỉ định thuốc của bác sĩ, vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc miệng bằng nước muối pha loãng, tránh xa các tác nhân gây bệnh chúng ta cần có một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng giúp cung cấp năng lượng, đầy lùi các triệu chứng khó chịu, tăng cường hệ miễn dịch, giảm viêm hiệu quả

Bổ sung trái cây, rau xanh

Nên bổ sung thực đơn cho người bị bệnh viêm phế quản các loại thực phẩm như bí đỏ, rau muống, rau ngót, rau đay, cải ngọt, cải xoăn, rau cải mèo, xà lách, đậu Hà Lan, hành tây, táo, trái cây họ cam quýt, quả mọng, nho, dâu tây, việt quất, nam việt quất, mâm xôi, măng tây, hạt lanh, lúa mạch, yến mạch, đậu lăng, chuối,… Các loại thực phẩm này không chỉ giàu vitamin C, chất xơ, các chất chống oxy hóa mà còn giàu dưỡng chất, vitamin nên có tác dụng tăng cường sức đề kháng của cơ thể, giảm viêm, tốt cho hệ vi sinh đường ruột, chống lại vi khuẩn, virus cúm,…

Thực phẩm giàu omega-3

Các thực phẩm giàu omega-3 có trong cá hồi, cá nục, cá mòi, cá trích, hạt lanh, hạt hướng dương… có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh viêm phế quản, giảm sự khó chịu do viêm nhiễm gây ra, giảm tình trạng sưng viêm ở phần niêm mạc, đường hô hấp và hạn chế sự xuất hiện của các phản ứng dị ứng của cơ thể

Thực phẩm giàu protein

Nên tăng cường bổ sung thực phẩm giàu protein như phomai, sữa, trứng ít béo, các chế phẩm từ sữa, cá, thịt gà, thịt bò,… các loại thực phẩm này cung cấp nhiều đạm, vitamin, sắt, magie, mangan,… giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể, tăng cường sức đề kháng, cải thiện các triệu chứng viêm phế quản.

Thực phẩm lên men

Các thực phẩm lên men như trà kombucha, kim chi, dưa cải muối, đậu nành lên men, miso, sữa chua,… bảo vệ đường ruột, thúc đẩy đáp ứng miễn dịch. Chủng Lactobacilli và Bifidobacteria có trong các loại thực phẩm lên men này có tác dụng ngăn chặn, phòng ngừa các bệnh lý liên quan đến hô hấp như bệnh viêm phế quản, viêm phổi, sốt xuất huyết, bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng, Covid-19, cúm A, cúm B, cúm C, cảm cúm, ho, viêm đường hô hấp.

Thực phẩm giàu vitamin D

Viêm phế quản khiến cơ thể mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon miệng để giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục, tăng cường sức đề kháng, giảm viêm nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D như cá hồi, cá thu, cá mòi, cá ngừ, cá trích, dầu gan cá, nước cam, trứng, nấm, sữa, hải sản có vỏ, gan bò, sữa chua, đậu phụ, phô mai trong chế độ dinh dưỡng của người mắc viêm phế quản.

Cháo, súp

Người bị viêm phế quản nên bổ sung các thực phẩm dạng lỏng như cháo thịt bằm cháo thịt gà, cháo thịt bò, cháo rau củ hay các món canh, món soup giúp cho người bệnh dễ nuốt, dễ tiêu hóa, giảm đau họng. Các món ăn cháo, súp rau củ không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn giúp bổ sung chất xơ, nước cho cơ thể giúp cơ thể nhiều năng lượng từ đó nhanh chóng hồi phục, các triệu chứng của bệnh giảm dần.

Các thực phẩm cay

Các thực phẩm cay hay trong ớt cay có chứa capsaicin có tác dụng làm loãng các chất nhầy trong phổi, cải thiện tình trạng ho có đờm khi bị viêm phế quản.

Uống nhiều nước

Uống nhiều nước lọc hoặc các loại nước ép trái cây, rau củ sẽ giúp bổ sung nước cho cơ thể, giảm chất nhầy ở phế quản, dịch mủ giảm tiết khiến phế quản thông thoáng hơn.

Sử dụng mật ong

Có thể dùng mật ong pha với nước ấm, nước mật ong gừng để uống hàng ngày hoặc sử dụng mật ong nấu với trứng gà để ăn hoặc uống mỗi ngày. Mật ong có chất kháng viêm tự nhiên giúp làm dịu sự kích thích của các chất nhầy từ đó cải thiện các triệu chứng khó chịu của bệnh viêm phế quản.

Những thực phẩm người bệnh viêm phế quản nên kiêng

Thực phẩm gây đầy hơi, chướng bụng

Khi bị viêm phế quản, viêm phế quản mạn tính nên tránh ăn nhiều các thực phẩm dễ gây đầy hơi, chướng bụng như: món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, sữa nhiều chất béo, bơ, bắp ngô, súp lơ trắng, dưa lưới, đồ uống có gas…

Thực phẩm chứa nhiều đường

Một số thực phẩm chứa nhiều đường như bánh mì, kẹo, bánh ngọt, mứt trái cây,… sẽ khiến cho lượng đường cao đặc biệt có chỉ số HFCS (high-fructose corn syrup) sẽ làm cho các triệu chứng viêm phế quản trở nên nghiêm trọng hơn, gây tắc nghẽn, khó thở.

Chất béo bão hòa

Hạn chế thực phẩm giàu chất béo bão hòa như mỡ, da động vật, các món tráng miệng, thức ăn nhanh, pizza, xúc xích, một số sản phẩm từ sữa,… bởi các thực phẩm giàu chất béo bão hòa có thể kích hoạt tình trạng viêm và kéo dài thời gian chữa trị hơn, do đó người bệnh viêm phế quản nên hạn chế ăn trong quá trình hồi phục bệnh.

Chất phụ gia trong thực phẩm

Các chất phụ gia như hương liệu, chất tạo màu, chất thực phẩm,…. cần hạn chế ăn. Bởi khi ăn nhiều các thực phẩm có chứa chất phụ gia sẽ khiến cho chứng viêm phế quản trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, người bệnh nên kiêng các loại đồ ăn chứa nhiều mì chính, phẩm màu, thức ăn được chế biến sẵn,…

Cà phê, rượu bia

Cà phê, rượu, bia hay đồ uống có cồn là những thức uống có tính lợi tiểu, gây ra tình trạng mất nước cho các tế bào từ đó khiến cho dịch nhầy ở phổi trở nên đặc hơn, khó để khạc nhổ ra ngoài. Do đó, người bệnh viêm phế quản nên tránh hoặc hạn chế sử dụng cà phê, rượu bia, đồ uống có cồn.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Cúm B nên ăn gì giúp nhanh chóng hồi phục

Chế độ dinh dưỡng rất có lợi cho người bệnh viêm họng

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh cúm nhanh chóng hồi phục

Phòng ngừa cảm cúm trong mùa mưa bão chuẩn xác

Ô nhiễm không khí gây nhiều bệnh liên quan đến phổi

Suckhoecuocsong.vn

Các tin liên quan

Các tin khác