Cách chăm sóc người bệnh viêm khớp dạng thấp tại nhà
Để giúp cho người bệnh viêm khớp dạng thấp cảm thấy dễ chịu hơn, cải thiện tâm trạng, giảm các cơn đau khớp,… người nhà của người mắc bệnh nên chăm sóc, hỗ trợ như thế nào.
Viêm khớp dạng thấp (RA) là một bệnh viêm đặc hiệu xảy ra ở các khớp gây tổn thương màng hoạt dịch, sụn khớp và đầu xương dưới sụn, diễn biến mạn tính, trong đó số lượng khớp bị viêm và bị hủy hoại có thể rất nhiều, nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ cao bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp có teo cơ, giảm sức cơ, biến dạng khớp, cứng khớp, giảm sức bền cơ thể do vậy người mắc bệnh RA bị hạn chế vận động nghiêm trọng, thời gian bị bệnh càng dài thì tỷ lệ người bệnh mất khả năng lao động, các hoạt động hàng ngày càng lớn.
Viêm khớp dạng thấp là một trong các bệnh khớp viêm mạn tính thường gặp nhất ở người lớn tuổi, đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế trong các bệnh lý cơ xương khớp. Nếu không được phát hiện sớm, xử trí đúng cách bệnh RA có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Đối với những gia đình có người bị viêm khớp dạng thấp cần chăm sóc chế độ dinh dưỡng, hỗ trợ các hoạt động hàng ngày cho người bệnh giúp kiểm soát tình trạng bệnh tốt hơn, kiểm soát các cơn đau bằng cách.
Bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng lành mạnh
Cải thiện các triệu chứng bệnh, kiểm soát các cơn đau, tăng cường sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột, sức đề kháng ở người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp người nhà bệnh nhân nên bổ sung thực phẩm giàu omega-3 như cá hồi, các ngừ, cá trích, óc chó, hạnh nhân, macca, các loại rau củ giàu chất chống oxy hóa như các loại rau màu xanh đậm gồm rau cải, rau muống, rau ngót, rau bina, các loại trái cây như đu đủ, xoài, chuối, khoai lang hay dưa hấu, cà chua, táo, mâm xôi, việt quất, mận.
Những loại thực phẩm này không chỉ giàu chất chống oxy hóa mà còn chứa nhiều flavonoid, carotenoid có tác dụng giảm bớt các triệu chứng viêm, sưng. Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ như trái cây sấy khô, bánh mì nguyên cám, ngũ cốc nguyên hạt, yến mạch, gạo lứt, quả lê, quả bơ, chuối, táo, mâm xôi, bông cải xanh, rau mùng tơi, rau muống, rau đay, rau cải, bắp cải, đậu xanh, đậu lăng, đậu thận, hạnh nhân, hạt chia, khoai lang… giúp cung cấp vitamin, khoáng chất, các chất chống oxy hóa cho người bệnh RA.
Ngoài ra, trong thực đơn hàng ngày của người bệnh RA nên bổ sung các loại ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm giàu vitamin C, thực phẩm chống viêm,… hạn chế cho người bệnh ăn các thực phẩm chiên rán, thực phẩm chứa nhiều đường, thực phẩm chế biến sẵn, rượu bia, đồ uống có cồn,…
Hỗ trợ người bệnh RA thực hiện các bài tập vận động
Nên khuyến khích, hỗ trợ người bệnh viêm khớp dạng thấp (RA) thực hiện các bài tập vận động. Khi tập luyện đúng cách, lựa chọn các bài tập phù hợp với thể trạng, tình trạng bệnh của mỗi người sẽ giúp cho người bệnh đa xơ cứng (RA) cảm thấy tốt hơn, các khớp vận động linh hoạt hơn, giảm cơn đau khớp, cải thiện tuần hoàn máu, có lợi cho sức khỏe hệ tiêu hóa,…
Cho người bệnh RA sử dụng thuốc theo đúng chỉ định
Người chăm sóc bệnh nhân RA cần cho người bệnh uống thuốc theo chỉ định, liều lượng, thời gian uống thuốc của bác sĩ chuyên môn, giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh trở nên dễ dàng hơn.
Giảm đau cho người bệnh viêm khớp dạng thấp
Người chăm sóc có thể giảm đau cho người bệnh bằng cách massage, xoa bóp, chườm lạnh hoặc chườm nóng.
Các phương pháp này sẽ giúp tăng cường tuần hoàn máu, giúp khớp xương được thư giãn, giảm đau nhức, ngăn ngừa tình trạng teo cơ, cứng khớp, thư giãn gân cốt và cải thiện chất lượng giấc ngủ, cải thiện tâm trạng cho người bệnh.
Chăm sóc sức khỏe tinh thần
Những cơn đau do viêm khớp hay các hoạt động hàng ngày gặp khó khăn, sức khỏe giảm sút dễ khiến người bệnh cảm thấy lo lắng, căng thẳng, stress, bi quan từ đó khiến người bệnh dễ bị ảnh hưởng đến tinh thần. Do đó, người chăm sóc nên động viên cổ vũ tinh thần, tâm sự hay cùng người tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí, chơi với thú cưng,… sẽ giúp cho người bệnh RA giảm căng thẳng, bớt lo lắng và nhanh chóng bình tĩnh, vui vẻ hơn.
Giúp người bệnh viêm khớp dạng thấp duy trì, xây dựng thói quen sinh hoạt tốt
Để cải thiện các triệu chứng, làm chậm tiến triển củ bệnh trong quá trình điều trị, sinh hoạt hàng ngày người chăm sóc nên nhắc nhở người bệnh duy trì, xây dựng thói quen sinh hoạt tốt như: tránh thức khuya, ngủ đủ giấc, ăn uống đúng giờ, hạn chế đi lại vận động nhiều khi bị đau nhức, khuyến khích người bệnh bỏ hút thuốc lá, hạn chế sử dụng rượu bia, thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, hướng dẫn người bệnh duy trì các tư thế đúng,…
Hỗ trợ người bệnh RA vệ sinh cá nhân sạch sẽ
Đối với một số người bệnh viêm khớp dạng thấp nặng hay người cao tuổi bị RA việc vệ sinh cá nhân hàng ngày sẽ gặp vấn đề khó khăn. Do vậy người chăm sóc nên ở bên cạnh để giúp đỡ khi cần thiết.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Phục hồi chức năng viêm khớp dạng thấp theo BYT
Cách giảm căng thẳng ở người bị bệnh viêm khớp dạng thấp
Chế độ ăn Địa Trung Hải với bệnh viêm khớp dạng thấp
Các bài tập rất tốt cho người bệnh viêm khớp dạng thấp (RA)
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
- Cách giảm căng thẳng ở người bị bệnh viêm khớp dạng thấp
- Cách sống chung với bệnh viêm khớp dạng thấp
- Điều người bệnh viêm khớp dạng thấp cần chú ý trước khi tập thể dục
- Các bài tập rất tốt cho người bệnh viêm khớp dạng thấp (RA)
- Chế độ ăn Địa Trung Hải với bệnh viêm khớp dạng thấp
- Thực phẩm chứa prebiotic giúp ích cho người bệnh viêm khớp dạng thấp
- Bổ sung probiotic giúp cải thiện triệu chứng ở người bệnh viêm khớp dạng thấp
- Người bệnh viêm khớp dạng thấp nên kiêng ăn gì?
- Cải thiện hệ vi sinh đường ruột giúp kiểm soát bệnh viêm khớp dạng thấp (RA)
- Mối liên hệ vi sinh đường ruột và bệnh viêm khớp dạng thấp (RA)
Các tin khác
-
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào? -
Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Sau mưa bão ngập lụt thực phẩm, nguồn nước dễ bị nhiễm khuẩn do đó để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột cần áp dụng các nguyên tắc dưới đây. -
Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
Vitamin C có trong những thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, chống lão hóa, làm đẹp da mà còn có lợi cho sức khỏe đường ruột. -
Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nâng cao sức khỏe tinh thần, hạn chế căng thẳng, stress là một trong những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, có lợi cho sức khỏe tổng thể. -
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo lành mạnh không chỉ hỗ trợ cơ thể giảm viêm khi hệ miễn dịch phản ứng với các mầm bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. -
Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột
Những loại đồ uống dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe đường ruột. -
Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột
Tiêu thụ những thực phẩm chứa prebiotic sẽ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp cho hệ vi sinh đường ruột cân bằng.