Dán băng keo vào miệng khi ngủ cẩn trọng gây hại cho sức khỏe
Dán băng keo vào miệng khi ngủ cẩn trọng gây hại cho sức khỏe
Trên các trang mạng xã hội xuất hiện trào lưu dán băng dính vào miệng để ngủ ngon, hạn chế ngủ ngáy, ngăn chặn tình trạng khô họng được nhiều người áp dụng. Nhưng trào lưu mới này tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho sức khỏe.
Trào lưu dán băng dính vào miệng khi đi ngủ giúp ngủ ngon, hạn chế tình trạng ngủ ngáy, ngăn ngừa tình trạng khô họng thậm chí nhiều người còn tin sẽ tránh được chứng ngưng thở khi ngủ. Theo các video hướng dẫn thực hiện trào lưu dán băng keo vào miệng bằng cách dùng băng kín miệng mình lại trước khi chìm vào giấc ngủ dài. Nhưng trào lưu này được các chuyên gia sức khỏe đánh giá lầ hành động có thể gây hại cho sức khỏe người thực hiện
Theo BS Vũ Đại Dương (làm việc tại TP.HCM) cho biết khi chúng ta ngủ, không khí từ môi trường bên ngoài sẽ đi qua mũi hoặc miệng, đi vào trong hầu họng, tiếp đó đi xuống vùng thanh quản, khí quản, đến phổi. Khi chúng ta thức dậy, các cơ sẽ co lại, làm thông thoáng đường thở. Ngược lại, khi bạn ngủ, các cơ bắp sẽ thư giãn, làm hẹp đường thở. Do đó, không khí được chúng ta hít vào, đi qua một đường thở hẹp sẽ làm rung lắc các mô cơ quan, từ đó tạo ra những tiếng ngủ ngáy nhất là khi ngủ sâu giấc.
BS Vũ Đại Dương giải thích: "Kỹ thuật băng kín miệng khi ngủ về bản chất là kỹ thuật có tên Buteyko của một bác sĩ người Liên Xô, phát minh vào năm 1950".
Theo đó, kỹ thuật băng kín miệng khi ngủ có một nguyên lý rất đơn giản: Khi đường thở ở mũi có vấn đề gì đó thì cơ thể bạn sẽ thở bằng miệng. Khi bạn băng kín miệng lại thì mũi phải tự thích nghi để làm sao thông thoáng đường thở, bạn sẽ có hơi thở đều lại.
Tuy nhiên, phương pháp băng kín miệng khi ngủ có những tiềm ẩn nguy hiểm đi kèm cho sức khỏe. Bởi theo bác sĩ Dương cho biết: "Khi bạn dán băng keo khi ngủ, bạn có thể bị sặc, hóc, buồn nôn và nôn, thậm chí ngưng thở khi ngủ". Bởi khi dán băng dính vào miệng trước khi đi ngủ sẽ khiến cơ thể không thích nghi được. Việc dán băng keo vào môi liên tục trong suốt đêm này sang đêm khác sẽ gây ảnh hưởng đến vùng niêm mạc môi, thậm chí có thể gây bong tróc lớp da mỏng manh bên ngoài của môi, khiến môi dễ bị khô hơn.
BS Kathleen Yaremchuk (bác sĩ phẫu thuật tai mũi họng và chuyên gia về giấc ngủ ở Detroit) chia sẻ với báo chí: "Tôi hiểu tại sao nên thở bằng mũi, nhưng hầu hết mọi người không mở miệng trừ khi họ khó thở bằng mũi".
Một số người mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ không thể ngăn chặn tình trạng "chỉ bằng cách ngậm miệng lại". Bởi những người bị mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ các thiết bị sử dụng khi bị ngưng thở khi ngủ cho phép hàm đưa về phía trước khi bạn đeo chúng, vì vậy sẽ giúp điều trị chứng ngưng thở khi ngủ - nhưng nó không chỉ là ngậm miệng, mà còn đưa ra phía trước để bắt buộc mở đường thở khi đi ngủ
GS Nirmal Kumar (một bác sĩ tai mũi họng và chủ tịch của tổ chức y tế Anh ENT UK), cũng quan niệm rằng: "không có bằng chứng thuyết phục nào trong tài liệu y khoa cho thấy chúng ta nên dùng kỹ thuật Buteyko để chữa chứng ngưng thở khi ngủ".
Ông cũng cho biết thêm rằng thực hiện bất kỳ bài tập thở nào - Buteyko hay không - nói chung có thể cải thiện bệnh hen suyễn và các triệu chứng hô hấp khác, đó có thể là lý do tại sao mọi người tin rằng nó hữu ích nhưng các bài tập thở là "một phần của lời khuyên và cách điều trị tiêu chuẩn được bác sĩ khuyên dùng mà thôi".
Không phát huy giá trị chữa bệnh, giới chuyên gia y tế khẳng định điều thực hiện trào lưu băng kín miệng khi ngủ còn có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn.
GS Nirmal Kumar nói: "Nếu những người bị bệnh, có vấn đề về tiêu hóa phải nôn mửa, dùng miếng dán miệng khi ngủ sẽ làm bạn thấy khó chịu hơn. Trong trường hợp xấu hơn, bạn có thể bị sặc hóc rất nguy hiểm cho sức khỏe. Đặc biệt với trẻ nhỏ, ngay cả những học viên Buteyko cũng cấm nhóm đối tượng này thực hiện phương pháp này".
Các chuyên gia y tế cũng lên tiếng cảnh báo thêm: "Đối với trẻ nhỏ, dùng miếng dán miệng khi ngủ có thể thực hành khi đủ 5 tuổi nhưng tuyệt đối không được dán băng trực tiếp lên môi. Ngoài ra, trẻ nhỏ có thể bị ốm thường xuyên, khó thở hơn nếu chỉ thở thông qua đường mũi"
Do đó, để bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa các tác hại tiềm ẩn cho sức khỏe, giúp có được giấc ngủ ngon hơn tuyệt đối không nên làm theo trào lưu dán băng keo vào miệng khi ngủ nếu chưa có kiến thức, chưa tham khảo ý kiến của các bác sĩ.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Những điều lý thú về các giai đoạn trong giấc ngủ, điều trị mất ngủ
Tiêu chí đánh giá cho một giấc ngủ ngon là gì?
Những thói quen cực tốt giúp cải thiện giấc ngủ, ngừa lão hóa sớm
Ngáy ngủ và những ảnh hưởng nguy hiểm tới sức khỏe
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
- Cách cải thiện hệ vi sinh đường ruột để có giấc ngủ tự nhiên
- Vì sao hệ vi sinh đường ruột quan trọng với giấc ngủ
- 5 loại thực phẩm cực tốt cho giấc ngủ, giúp ngủ ngon
- Thói quen buổi sáng có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ vào ban đêm
- Những thói quen cực tốt giúp cải thiện giấc ngủ, ngừa lão hóa sớm
- Những điều lý thú về các giai đoạn trong giấc ngủ, điều trị mất ngủ
- Bệnh tuyến giáp: các vấn đề với giấc ngủ, mẹo để ngủ ngon
- Tập thể dục ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng giấc ngủ
- 100 nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ
- Mẹo để có giấc ngủ ngon trên máy bay
- Giấc ngủ của người đau khớp: Làm thế nào để giảm đau khớp, ngủ ngon hơn
- Đặt cây trong phòng có lợi gì cho giấc ngủ, tinh thần
- Giấc mơ: Có thể ngủ mà không mơ không, giấc mơ có ảnh hưởng đến giấc ngủ không
- Những điều thú vị về 5 giai đoạn của giấc ngủ trong một đêm
- Muốn có giấc ngủ trưa chất lượng hãy nhớ điều này
- Bí quyết chọn gối để có một giấc ngủ ngon
- Hạt bí đỏ thần dược giúp bạn có giấc ngủ ngon
- Bằng chứng khoa học cho thấy giấc ngủ quan trọng như thế nào?
- Những điều gì xảy ra khi chìm sâu vào giấc ngủ
- Kiểu giường ngủ quyết định chất lượng của giấc ngủ
Các tin khác
-
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào? -
Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Sau mưa bão ngập lụt thực phẩm, nguồn nước dễ bị nhiễm khuẩn do đó để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột cần áp dụng các nguyên tắc dưới đây. -
Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
Vitamin C có trong những thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, chống lão hóa, làm đẹp da mà còn có lợi cho sức khỏe đường ruột. -
Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nâng cao sức khỏe tinh thần, hạn chế căng thẳng, stress là một trong những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, có lợi cho sức khỏe tổng thể. -
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo lành mạnh không chỉ hỗ trợ cơ thể giảm viêm khi hệ miễn dịch phản ứng với các mầm bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. -
Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột
Những loại đồ uống dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe đường ruột. -
Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột
Tiêu thụ những thực phẩm chứa prebiotic sẽ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp cho hệ vi sinh đường ruột cân bằng.