Chú chó Hong Kong dương tính yếu với Covid-19 đã tử vong
Chú chó Hong Kong được phát hiện ‘dương tính nhẹ’ với Covid-19 sau khi xét nghiệm PCR (phản ứng tổng hợp chuỗi polymerase). Nhưng chú chó này đã chết sau khi trở về nhà với kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2.
Cơ quan bảo vệ động vật Hong Kong cho biết, chú chó Hong Kong thuộc giống chó Pomeranian đã chết sau khi trở về nhà sau khi xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2. Chú chó này là thuộc sở hữu của một bệnh nhân bị nhiễm virus SARS-CoV-2 đã phục hồi và bị cách ly bắt buộc tại một cơ sở của chính phủ kể từ ngày 26/2 vì có kết quả xét nghiệm dương tính yếu với nCoV sau nhiều lần xét nghiệm. Vào ngầy 14/3 chú chó này được trở về nhà sau thời gian cách ly.
Người phát ngôn của Sở Nông nghiệp, Ngư nghiệp và Bảo tồn (AFCD) cho biết: "Chúng tôi nhận được thông tin từ chủ sở hữu con chó rằng nó đã chết vào 16/3. Tuy nhiên, bà ấy không sẵn sàng cho việc khám nghiệm tử thi để xác định nguyên cái chết của cún cưng.
Chú chó đã được xét nghiệm nhiều lần trong quá trình cách ly kiểm dịch. Tổng cộng có 5 xét nghiệm mẫu tế bào trong miệng và mũi của nó trả về kết quả xét nghiệm "dương tính yếu". Mãi đến hai cuộc xét nghiệm ngày 12 và 13/3, các mẫu tế bào mới cho kết quả âm tính và nó được phép rời trung tâm trở về nhà.
Các bác sĩ thú y ở Trung tâm tài chính châu Á nói rằng cái chết của con chó có thể là do sự căng thẳng và lo lắng khi phải cách ly và xa chủ nhân.
Tính đến nay có 4 vật nuôi gồm một con mèo và ba con chó được nuôi cách ly tại cơ sở bảo vệ động vật tại cảng Hong Kong. Ngoài chú chó Pomeranian, 3 thú cưng còn lại đã có kết quả âm tính với virus.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết không có bằng chứng nào cho thấy thú cưng có thể bị nhiễm virus corona. Các chuyên gia sức khỏe động vật Hồng Kông đã nói rằng chủ sở hữu vật nuôi không nên quá quan tâm và không nên từ bỏ vật nuôi của họ mà hãy tắm rửa thú cưng sạch sẽ để ngăn việc chúng "vô tình" dính virus từ người khác rồi về lây cho chủ nhân. Khi ho, hắt hơi hãy dùng khăn giấy hoặc khuỷu tay để che miệng khi ho. Tuyệt đối, đừng bao giờ ho vào cún cưng của bạn để đề phòng lây nhiễm cho người xung quanh, bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng cho cún cưng,….
Suckhoecuocsong.vn/Theo MSN
Các tin liên quan
- Những thực phẩm nên tránh xa khi bị cảm cúm, mắc cúm A, Covid-19
- Ăn gì để tăng đề kháng trước cúm A, cúm B, Covid-19 đang tăng trở lại
- Bệnh đậu mùa khỉ vì sao không dễ trở thành đại dịch như Covid-19
- Cách phân biệt sốt xuất huyết, Covid-19 chuẩn xác
- Khắc phục tình trạng ù tai, nghe kém hậu Covid-19
- Chương trình Trao đi là còn mãi số 3: Cuộc hội ngộ sau đại dịch covid-19 tại xóm thận Lê Thanh Nghị
- Điểm giống và khác nhau giữa bệnh COVID-19 và bệnh cúm mùa
- Nghiên cứu mới nhất: Covid-19 ảnh hưởng đến phổi như thế nào
- Thường xuyên cảm thấy ớn lạnh hậu Covid-19 nguyên nhân do đâu?
- Đau lưng, đau vai gáy hậu Covid-19, làm thế nào để khắc phục hiệu quả nhất
- Bổ sung những thực phẩm giúp cải thiện sức khỏe phổi hậu Covid-19
- Bổ sung 4 thức uống sau khi khỏi Covid-19 giúp sạch phổi, phòng tránh di chứng hậu Covid-19
- Khỏi Covid-19 có nên tiếp tục xông hơi hay không?
- Những ai nên cần đi chụp X-quang phổi sau khi khỏi Covid-19
- Trẻ ho kéo dài hậu Covid-19: cách xử lý hiệu quả
- Khi mắc Covid-19 có nên uống cà phê?
- Khắc phục giảm ham muốn hậu Covid-19 hiệu quả
- Cải thiện tình trạng đau đầu khi mắc Covid-19
- Bí quyết giảm đau họng khi mắc Covid-19
- Căng thẳng hậu Covid-19 phải làm sao để cải thiện?
Các tin khác
-
Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý
Nhịn ăn trước khi phẫu thuật giúp phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra trong và sau khi phẫu thuật. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số vấn đề các chủ nuôi cần lưu ý. -
Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh
Vì sao trước khi phẫu thuật điều trị bệnh chó, mèo được các bác sĩ thú y chỉ định cho nhịn ăn. Nếu cho chó, mèo ăn trước khi phẫu thuật sẽ gây ảnh hưởng cho sức khỏe của chó, mèo như thế nào? -
Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết
Viêm dạ dày có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Dưới đây là những điều cần biết về bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo người nuôi mèo nên biết. -
Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?
Mèo bị viêm dạ dày ruột gây ảnh hưởng đến dạ dày và đường ruột ở mèo. Khi mèo bị mắc bệnh khiến mèo xuất hiện các dấu hiệu: nôn, tiêu chảy, đau bụng. -
Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột có thể không gây nghiêm trọng cho mèo trong trường hợp nhẹ, mèo có thể tự khỏi nhanh chóng. Nhưng nếu viêm dạ dày ruột gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, ngộ độc sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo. -
Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột
Sau quá trình điều trị giúp cho mèo nhanh chóng hồi phục cũng như ngăn ngừa nguy cơ viêm dạ dày ruột tái phát nên chăm sóc mèo như thế nào. -
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào
Hội chứng ruột kích thích (IBS) ở mèo là tình trạng rối loạn xảy ra ở đường ruột gây đau đớn, khó chịu cho mèo. Vậy để cải thiện tình trạng IBS ở mèo các chủ nuôi khi lựa chọn thức ăn cho mèo cần ghi nhớ điều gì? -
Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống riêng biệt, kiểm soát căng thẳng, chúng ta không nên cho mèo ăn những loại thực phẩm dưới đây tránh các triệu chứng IBS trở nên nghiêm trọng hơn. -
Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác
Hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo dễ bị nhầm lẫn với nhau. Để phân biệt chuẩn xác hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) hãy tham khảo bài viết dưới đây.