Cho trẻ ăn nhiều củ dền có thật sự giúp bổ máu
Cho trẻ ăn nhiều củ dền có thật sự giúp bổ máu
Nhiều cha mẹ thường bổ sung củ dề trong thực đơn hằng ngày cho trẻ vì quan niệm rằng loại củ này sẽ giúp bổ máu, có lợi cho sức khỏe của trẻ nhỏ. Vậy cho trẻ nhiều củ dền có thật sự giúp bổ máu hay không?
Củ dền là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng chứa nhiều chất xơ, vitamin C, vitamin A, acid folic, kali, sắt, B9 và mangan, ngoài ra còn có hàm lượng nitrat vô cơ nhiều cùng nhiều dưỡng chất có lợi khác cho cơ thể. Củ dền đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như: duy trì chức năng thải độc gan, điều hòa huyết áp, phòng chống đột quỵ, ngăn ngừa các vấn đề về tim mạch, tăng cường hệ miễn dịch, bổ máu, hạn chế chứng táo bón, ngăn ngừa ung thư,...Nhưng củ dền cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ nếu sử dụng cho trẻ không đúng cách.
Để bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho trẻ nhỏ phát triển toàn diện nhiều cha mẹ thường kết hợp củ dền với cà rốt, khoai tây để hầm xương cho trẻ ăn. Đây cũng là món ăn khoái khẩu của nhiều gia đình. Nhưng chính vì củ dền có hàm lượng dinh dưỡng cao cộng với màu đủ hấp dẫn nên dễ bị hiểu lầm là có tác dụng đối với hồng cầu, bổ máu, phục hồi sức khỏe nhất là trẻ nhỏ, tốt cho người bị vết thương chảy máu,…Nhưng theo các chuyên gia điều này không đúng, bởi chưa có nghiên cứu nào cho thấy màu đỏ của củ dền có liên quan đến việc tái tạo hồng cầu trong cơ thể. Khi ăn củ dền trong thời gian dài cũng có thể gây ra tác dụng ngược đặc biệt là đối với trẻ em.
Bởi hàm lượng nitrate cao khiến chất này tích tụ trong cơ thể, các vi khuẩn trong đường ruột sẽ chuyển hóa nitrat thành nitrite, gây hiện tượng tăng Methemoglobin máu. Theo các chuyên gia cho biết tăng Methemoglobin máu là tình trạng đặc trưng bởi gia tăng số lượng Hemoglobin bất thường (MetHb) do Fe trong thành phần Heme của Hemoglobin bị oxy hoá.
MetHb chuyên chở oxy đến mô tế bào nhưng nó không thể giải phóng oxy cho tế bào sử dụng gây hiện tượng thiếu oxy mô xanh tím, khó thở, co giật… Hiện tượng MetHb có thể là bẩm sinh do thiếu men tạo hồng cầu hoặc mắc phải do tiếp xúc nguồn nước bẩn, thuốc, thực phẩm có nhiều Nitrate (củ dền đỏ, rau dền,… nước bẩn).
Biểu hiện của hội chứng MetHb
Các các triệu chứng suy hô hấp, tím tái, máu chuyển màu… liên quan rau, củ nói chung hay củ dền nói riêng chính tăng số lượng Hemoglobin bất thường (MetHb) do nồng độ nitrate cao trong các loại thực phẩm này
Đối tượng nguy cơ cao nhất gặp hội chứng MetHb chủ yếu là trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi. Nguyên nhân gây ra tình trạng này chính là khi hấp thu nhiều củ dền, lượng nitrat, nitrit tương đương cũng được tích tụ lớn.
Trẻ nhỏ có một số đặc điểm sinh lý khác với trẻ lớn hơn và người lớn, nhất là sự chuyển hóa các chất chưa hoàn chỉnh.
Theo bác sĩ chuyên khoa II Dương Thị Kim Loan, Trưởng khoa Dinh dưỡng lâm sàng, Bệnh viện Thống Nhất TP.HCM cho biết: “Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi có nguy cơ tăng số lượng Hemoglobin bất thường (MetHb) do lượng axit trong dạ dày thấp, đồng thời khi ăn thực phẩm giàu Nitrate sẽ được vì khuẩn trong ruột chuyển thành Nitrite là chất oxy hóa mạnh, sẽ chuyển Hemoglobin thành MetHb
Đối với trẻ lớn, người lớn, khi ăn các loại rau, củ, quả chứa nitrat, sự chuyển hóa các chất trong cơ thể hoạt động tốt hơn, do đó, vấn đề ngộ độc khó xảy ra.
Triệu chứng thường gặp của tăng MetHb bao gồm
+ Môi xanh tím
+ Xuất hiện tình trạng tím các đầu ngón tay chân
+ Nếu bị nặng cơ thể xuất hiện dấu hiệu tím tái toàn thân
+ Khi kiểm tra phát hiện máu có màu chocolate
+ Suy hô hấp.
Một số cha mẹ muốn con trẻ hấp thu nhiều chất dinh dưỡng trong củ dền thường pha sữa cho trẻ nhỏ bằng nước củ dền. Nhưng theo các bác sĩ tuyệt đối không nên pha sữa bằng nước củ dền vì gây hiện tượng ngộ độc methemoglobin, giảm khả năng trao đổi oxy của cơ thể và đưa đến hiện tượng giảm oxy
Do đó, theo các chuyên gia khuyến cáo khi pha sữa cho trẻ nhỏ, cha mẹ không nên dùng các loại nước rau, nước trái cây,... nhất là củ dền, tuyệt đối không cho trẻ dưới 6 tháng tuổi ăn, uống nước củ dền.
Ngoài ra, các loại rau, cháo, thức ăn cho trẻ cũng không nên lưu trữ qua đêm vì nguy cơ nhiễm độc cao gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ. Các loại thực phẩm cho trẻ nên chọn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, thực phẩm có nguồn gốc hữu cơ, thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm,...
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Làm thế nào để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm
Cách ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm, những chú ý bảo quản thực phẩm khi mang đi
Ăn nhiều củ dền: Lợi bất cập hại
Bạn có biết màu sắc của rau củ giúp bạn ăn ngon miệng hơn
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
- Dấu hiệu nhận biết ngộ độc rượu, cách giảm nôn nao sau uống rượu
- Tránh ngộ độc nấm những điều cần nhớ
- Những món ăn để qua đêm dễ gây ngộ độc, ung thư không nên ăn
- Xử lý ngộ độc dứa, cách phòng ngừa hiệu quả nhất
- Bỏ ngay 5 thói quen ăn cà muối để tránh ngộ độc, ung thư
- Lan bị sốc thuốc (ngộ độc thuốc) xử lý như thế nào?
- Chó bị ngộ độc nho phải làm như thế nào?
- Chó bị ngộ độc vitamin D: triệu chứng, điều trị
- Ngộ độc cá hồi ở chó: dấu hiệu, cách điều trị
- Chó bị ngộ độc thịt: triệu chứng, nguyên nhân, điều trị
- Chó bị ngộ độc chì: triệu chứng, điều trị và phòng ngừa
- Chó bị ngộ độc thuốc: triệu chứng, cách xử lý
- Chó bị ngộ độc Amphetamine: triệu chứng, cách xử lý hiệu quả
- Chó bị ngộ độc tinh dầu bạc hà: triệu chứng, cách xử lý
- Chó bị ngộ độc thuốc diệt chuột: triệu chứng, cách xử lý
- Chó bị ngộ độc socola: triệu chứng, cách sơ cứu
- Cách xử lý khi mèo bị ngộ độc chất chống đông (Ethylene Glycol)
- Mèo bị ngộ độc thuốc trị ve, rận phải làm sao?
- Mèo bị ngộ độc paracetamol: triệu chứng, cách xử lý hiệu quả
- Mèo bị ngộ độc thuốc diệt chuột: nguyên nhân, triệu chứng, cách xử lý
Các tin khác
-
Dấu hiệu đột quỵ ở trẻ nhỏ cần đặc biệt chú ý
Đột quỵ ở trẻ nhỏ được coi là bệnh lý hiếm gặp ở trẻ nhỏ, thường chỉ xuất hiện ở một nhóm nguy cơ cao. Nhưng thời gian gần đây có một số trường bệnh nhi bị đột quy, nguy hiểm cho sức khỏe, tính mạng. -
8 loại thực phẩm khiến trẻ có nguy cơ bị dậy thì sớm
Khi chăm sóc trẻ, cha mẹ thường dành những thực phẩm bổ dưỡng nhất, ngon nhất, giàu giá trị dinh dưỡng nhất cho con với mong muốn con khỏe mạnh, phát triển tốt. Nhưng 8 loại thực phẩm dưới đây khiến trẻ có nguy cơ dậy thì sớm cần đặc biệt lưu ý. -
Cẩn trọng viêm tai giữa do rửa mũi cho trẻ không đúng cách
Khi trẻ bị nghẹt mũi, sổ mũi nhiều cha mẹ thường rửa mũi cho trẻ giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn nhưng việc rửa mũi không đúng cách có thể dẫn tới hậu quả không tốt, một trong số đó chính là trẻ bị viêm tai giữa. -
Mắc bệnh tay chân miệng nên ăn thực phẩm gì giúp nhanh hồi phục
Trẻ mắc bệnh tay chân miệng thường cảm thấy mệt mỏi, trẻ chán ăn hay lười ăn khiến nhiều cha mẹ lo lắng sợ trẻ bị sút cân, sức khỏe lâu hồi phục. -
Cách bảo vệ mắt cho trẻ trước các căn bệnh về mắt
Các cụ xưa thường nói “giàu hai con mắt, khó hai bàn tay” nói lên vai trò của đôi mắt, hai bàn tay trong đời sống con người. Vì vậy, việc bảo vệ đôi mắt khỏe mạnh cho lứa tuổi học đường là trách nhiệm của cá nhân, của gia đình và xã hội. -
Chăm sóc trẻ mắc tay chân miệng tránh những sai lầm khiến bệnh trở nặng hơn
Trong quá trình chăm sóc trẻ bị mắc bệnh tay chân miệng các bậc cha mẹ hãy tránh mắc phải những sai lầm dưới đây khiến bệnh trở nặng hơn, nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ nhỏ. -
Trẻ mắc tay chân miệng khi nào cần nhập viện?
Tay chân miệng là một trong những bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ, khi đó trẻ xuất hiện dấu hiệu sốt, đau họng, nổi bọng nước tập trung ở tay, chân, miệng. -
Phòng ngừa viêm gan bí ẩn thấy trẻ có dấu hiệu này cần đi khám ngay
Mặc dù tại nước ta chưa ghi nhận có ca nhiễm bệnh viêm gan bí ẩn ở trẻ em nhưng các bậc cha mẹ cần chú ý quan sat theo dõi. Nếu trẻ có những dấu hiệu này cần đi khám ngay để phòng ngừa bệnh viêm gan bí ẩn ở trẻ. -
Trẻ sau tiêm vaccine bị phản ứng ‘cánh tay Covid’ phải xử lý như thế nào?
Một số trẻ sau tiêm vaccine Covid-19 gặp hiện tượng ‘cánh tay Covid-19’ khiến nhiều cha mẹ lo lắng. Vậy khi trẻ bị ‘cánh tay Covid’ cần phải xử lý như thế nào?