Mẹo sử dụng hóa chất khử trùng, sát khuẩn an toàn
Mẹo sử dụng hóa chất khử trùng, sát khuẩn an toàn
Một số hóa chất dùng trong khử khuẩn sát khuẩn được Tổ chức Y tế thế giới công nhận, Bộ Y tế Việt Nam khuyên dùng. Lưu ý đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, đảm bảo an toàn khi sử dụng, phòng tránh ngộ độc do thiếu hiểu biết.
Clo (Cl) là một trong những halogen được sử dụng rộng rãi để khử trùng do có hoạt tính diệt trùng cao nhờ phản ứng ôxy hóa khử. Khi hòa tan trong nước, các hóa chất này sẽ giải phóng ra một lượng clo hoạt tính có tác dụng diệt trùng. Các hóa chất có chứa clo thường sử dụng bao gồm:
- Cloramin B hàm lượng 25% - 27% clo hoạt tính.
- Cloramin T.
- Canxi hypocloride (Clorua vôi).
- Bột Natri dichloroisocianurate.
- Nước Javen (Natri hypocloride hoặc Kali hyphocloride).
Dưới đây là cách để sử dụng khử trùng, sát khuẩn một cách an toàn
- Luôn đọc và làm theo chỉ dẫn trên nhãn của các sản phẩm vệ sinh và khử trùng để đảm bảo sử dụng an toàn và hiệu quả. Quý vị có thể cần mang trang bị bảo hộ cá nhân như găng tay, kính bảo hộ hoặc kính, tùy vào chỉ dẫn trên nhãn sản phẩm.
- Đảm bảo thông gió đầy đủ (ví dụ: mở cửa sổ, bật quạt).
- Chỉ dùng đúng lượng khuyến nghị trên nhãn thông tin.
- Nếu trong chỉ định, cần pha loãng với nước để sử dụng, hãy sử dụng nước ở nhiệt độ phòng (trừ khi có chỉ định khác trên nhãn).
- Gắn nhãn các dung dịch tẩy rửa hoặc khử trùng đã pha loãng.
- Bảo quản và sử dụng các hóa chất tránh xa tầm với của trẻ em và vật nuôi.
- Không được trộn lẫn các sản phẩm hoặc hóa chất.
- Để không ăn, uống, tiêm truyền nhầm các sản phẩm làm sạch và khử trùng vào cơ thể, luôn thận trọng khi chọn dụng cụ chứa chúng. Phải GHI RÕ NHÃN MÁC để tránh nhầm lẫn
- Không tiếp xúc trực tiếp với da vì chúng có thể gây tổn hại nghiêm trọng.
- Không sử dụng bất kỳ sản phẩm vệ sinh và khử trùng bề mặt nào để lau hoặc tắm cho người hoặc thú cưng.
- Một số sản phẩm tẩy rửa và khử trùng có thể gây hen suyễn. Cần đưa ra những lưu ý đặc biệt đối với người mắc bệnh hen suyễn.
Gần đây nhiều cơ sở phòng lây nhiễm Covid-19 bằng hình thức phun khử khuẩn lên người, lên đồ dùng, vào không gian để giệt khuẩn. Bộ Y tế Việt Nam đã có yêu cầu giám đốc sở y tế các tỉnh, TP trực thuộc trung ương; thủ trưởng y tế các ngành; giám đốc các bệnh viện, viện trực thuộc Bộ Y tế và bệnh viện thuộc trường đại học chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện:
Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2 trong cơ sở khám chữa bệnh tại quyết định 5188/QĐ-BYT ngày 14-12-2020 của bộ trưởng Bộ Y tế.
Ngoài ra, phải thực hiện đúng quy định vệ sinh môi trường bề mặt bằng phương pháp lau khử khuẩn, đặc biệt các bề mặt môi trường có sự tiếp xúc cao như tay vịn cầu thang, tay nắm cửa, phím bấm thang máy, phương tiện vận chuyển người bệnh...
Bộ Y tế yêu cầu không phun hóa chất khử khuẩn trong và ngoài phòng bệnh, lối đi, khu vực ngoại cảnh. Chỉ thực hiện phun khử khuẩn đối với bề mặt không thể lau và khi không có người trong khu vực đó.
Tuyệt đối không phun khử khuẩn trực tiếp lên nhân viên y tế, người bệnh, người nhà người bệnh khi đến cơ sở khám chữa bệnh và khi kết thúc cách ly về địa phương: quần áo, đồ dùng cá nhân; phương tiện phòng hộ cá nhân của nhân viên y tế; chất thải và đồ vải.
Ngoài ra, phải thực hiện đúng quy định vệ sinh môi trường bề mặt bằng phương pháp LÂU KHỬ KHUẨN, đặc biệt các bề mặt môi trường có sự tiếp xúc cao như tay vịn cầu thang, tay nắm cửa, phím bấm thang máy, phương tiện vận chuyển người bệnh...
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
+ Hướng dẫn dùng Cloramin B an toàn khử khuẩn, sát khuẩn phòng covid-19
+ Các loại hóa chất khử khuẩn, sát khuẩn hiệu quả phòng dịch covid-19, cách pha
+ Hướng dẫn vệ sinh, khử trùng nhà cửa khi nhà có người mắc Covid-19
+ Khử trùng nhà cửa, vật dụng nên tránh những sai lầm nghiêm trọng này
+ Sử dụng mùi hương tự nhiên vừa sạch nhà, vừa hạn chế virus, vi khuẩn
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin liên quan
- Những thực phẩm nên tránh xa khi bị cảm cúm, mắc cúm A, Covid-19
- Ăn gì để tăng đề kháng trước cúm A, cúm B, Covid-19 đang tăng trở lại
- Bệnh đậu mùa khỉ vì sao không dễ trở thành đại dịch như Covid-19
- Cách phân biệt sốt xuất huyết, Covid-19 chuẩn xác
- Khắc phục tình trạng ù tai, nghe kém hậu Covid-19
- Chương trình Trao đi là còn mãi số 3: Cuộc hội ngộ sau đại dịch covid-19 tại xóm thận Lê Thanh Nghị
- Điểm giống và khác nhau giữa bệnh COVID-19 và bệnh cúm mùa
- Nghiên cứu mới nhất: Covid-19 ảnh hưởng đến phổi như thế nào
- Thường xuyên cảm thấy ớn lạnh hậu Covid-19 nguyên nhân do đâu?
- Đau lưng, đau vai gáy hậu Covid-19, làm thế nào để khắc phục hiệu quả nhất
- Bổ sung những thực phẩm giúp cải thiện sức khỏe phổi hậu Covid-19
- Bổ sung 4 thức uống sau khi khỏi Covid-19 giúp sạch phổi, phòng tránh di chứng hậu Covid-19
- Khỏi Covid-19 có nên tiếp tục xông hơi hay không?
- Những ai nên cần đi chụp X-quang phổi sau khi khỏi Covid-19
- Trẻ ho kéo dài hậu Covid-19: cách xử lý hiệu quả
- Khi mắc Covid-19 có nên uống cà phê?
- Khắc phục giảm ham muốn hậu Covid-19 hiệu quả
- Cải thiện tình trạng đau đầu khi mắc Covid-19
- Bí quyết giảm đau họng khi mắc Covid-19
- Căng thẳng hậu Covid-19 phải làm sao để cải thiện?
Các tin khác
-
Những điều cần lưu ý khi lắp đặt sàn gỗ tại nhà
Sàn gỗ giúp đem lại sự sang trọng, ấm áp, tinh tế cho không gian sống, giúp ngôi nhà trở nên ấm áp hơn. Để sàn gỗ được bền đẹp theo thời gian khi lựa chọn lắp đặt sàn gỗ cần lưu ý những điều sau đây. -
Đồ dùng chứa nhiều bụi bẩn trong nhà cần làm sạch thường xuyên
Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe cho các thành viên trong gia đình, không gian sống trong lành hãy làm sạch, vệ sinh thường xuyên những đồ vật chứa nhiều bụi bẩn dưới đây. -
Mẹo hay đuổi kiến ba khoang ra khỏi nhà nhanh chóng
Nọc độc của kiến ba khoang gây tổn thương cho da khi tiếp xúc. Vậy làm thế nào để đuổi kiến ba khoang ra khỏi nhà nhanh chóng, hiệu quả. -
Những vị trí không đặt cục nóng điều hòa tránh gây nguy hiểm
Tránh gây nguy hiểm cho các thành viên trong gia đình, tránh rò rỉ điện tuyệt đối không đặt cục nóng điều hòa tại các vị trí này khi lắp đặt. -
Cách loại bỏ mùi ẩm mốc, mùi hôi trong nhà sau mưa bão
Mưa bão khiến nhà bị nước ngập, môi trường ẩm ướt, ô nhiễm khiến ngôi nhà xuất hiện mùi hôi, mùi ẩm mốc khó chịu. Để loại bỏ mùi hôi, mùi ẩm mốc trong nhà sau mưa bão ngập lụt kéo dài hãy áp dụng các biện pháp hay dưới đây. -
Nên sử dụng điều hòa mức nhiệt độ nào vừa tiết kiệm, an toàn sức khỏe
Sử dụng điều hòa giúp giảm thiểu không khí oi nóng của mùa hè nhưng nên bật ở mức nhiệt độ nào vừa giúp tiết kiệm tiền điện, an toàn cho sức khỏe, vẫn đảm bảo làm mát không gian trong nhà. -
Top 5 loại cây xanh giúp hấp thụ khí độc hại cực tốt trong nhà
Những loại cây xanh dưới đây không chỉ giúp không gian sống trở nên đẹp hơn, ấn tượng hơn mà còn giúp hấp thụ khí độc hại trong nhà, bảo vệ sức khỏe của các thành viên trong gia đình. -
5 loại cây cảnh giúp nhà luôn mát mẻ trong mùa hè
Mùa hè nắng nóng nhiệt độ tăng cao khiến ngôi nhà trở nên bí bách, để giúp ngôi nhà mát mẻ, tiết kiệm điện, cung cấp oxy, tạo không gian xanh cho ngôi nhà chúng ta hãy trồng 5 loại cây cảnh dưới đây -
Bật mí cách xử lý mùi khó chịu khi bật điều hòa làm mát
Vào mùa hè nắng nóng để giảm bớt tình trạng khó chịu, điều hòa là thiết bị làm mát không thể thiếu của nhiều gia đình. Nhưng khá nhiều người gặp tình trạng điều hòa có mùi khó chịu khi hoạt động. -
Những vị trí không nên lắp đặt điều hòa tránh tốn điện, ảnh hưởng sức khỏe
Để làm mát nhà hiệu quả, tránh tốn điện vị trí lắp điều hòa trong phòng rất quan trọng. Dưới đây là những vị trí trong nhà không nên lắp đặt điều hòa.