Hướng dẫn dùng Cloramin B an toàn khử khuẩn, sát khuẩn phòng covid-19
Hướng dẫn dùng Cloramin B an toàn khử khuẩn, sát khuẩn phòng covid-19
Đặc điểm của thuốc sát khuẩn chloramin B
Cloramin B là hóa chất chuyên được sử dụng để diệt khuẩn bề mặt, xử lý nước với thành phần hóa học chiếm chủ yếu là sodium benzensulfochleramin (công thức Cloramin B là C6H5SO2NClNa.3H20). Trong đó Clo hoạt tính chiếm khoảng 25%nên có tác dụng diệt khuẩn ở trong nước, khử khuẩn các bề mặt hàng ngày thường tiếp xúc. Hóa chất này thường có dạng bột hoặc dạng viên. Đây là hóa chất được Tổ chức y tế thế giới (WHO) và Bộ Y tế Việt Nam khuyên dùng cho sát khuẩn ở ở nhiều nơi như tại bệnh viện, trường học, nơi công cộng, kể cả nhà ở...
Cloramin B có tác dụng diệt khuẩn trong nước, khử khuẩn trên bề mặt. Tác dụng này nhờ vào Clo hoạt tính hay Clo dương trong Cloramin B với hàm lượng khoảng 250 – 290gr/kg. Clo hoạt tính rất dễ phản ứng với các hợp chất hữu cơ giúp diệt các loại vi khuẩn.
Thời gian sử dụng sau khi pha
Cloramin Bcó dạng bột hoặc dạng viên. Khi dùng phải pha đúng công thức hướng dẫn cụ thể ghi trên bao bì để bảo đảm an toàn, phòng tránh ngộ độc.Các dung dịch khử trùng có clo sẽ giảm tác dụng nhanh theo thời gian, cho nên chỉ pha đủ lượng cần sử dụng, tốt nhất là sử dụng 24 giờ, không nên pha sẵn để dự trữ. Dung dịch khử trùng chứa clo đã pha cần bảo quản ở nơi khô, mát, đậy kín, tránh ánh sáng.
Cách pha
Để pha 10 lít dung dịch có nồng độ clo hoạt tính 0,05% từ bột cloramin B 25% clo hoạt tính, cần: (0,05 x 10 / 25) x 1000 = 20 gam.
Cách dùng đúng để an toàn
Nếu sử dụng để diệt khuẩn tại nhà ở, cần lau sạch bụi trên các bề mặt, vật dụng, sàn nhà... Sau đó dùng dung dịch chloramin B để lau sạch, tiếp theo lau lại các bề mặt bằng nước sạch và lau khô. Đối với đồ chơi của trẻ em, cần ngâm trong vòng 10 - 20 phút, rửa lại bằng nước sạch và phơi khô. Lưu ý khi sử dụng chloramin B để diệt khuẩn, nên dùng hai xô hoặc chậu riêng biệt chứa dung dịch hóa chất và nước sạch xả bẩn. Khăn lau cũng gồm khăn lau dung dịch hóa chất và khăn lau lại bằng nước sạch. Nếu thấy dung dịch khử khuẩn hay nước xả bẩn đục màu, nên thay mới vì dung dịch hóa chất sẽ không còn đủ tác dụng khử khuẩn.
Phản ứng với Cloramin B
Chloramin B có thể gây độc đối với người tiếp xúc trực tiếp với hóa chất như: Tổn thương da, làm da bị nóng rát và khó chịu; Tổn thương mắt ở giác mạc, thậm chí làm mù mắt; Tổn thương hô hấp làm co thắt cơ trơn, khó thở... Khi gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn, cần đến ngay cơ sở y tế để được xử trí can thiệp kịp thời.
Cách xử trí khi bị ngộ độc chloramin B tại nhà
Khi hít phải không khí có chứa hóa chất chlor hoạt tính đậm đặc của chloramin B, phải đưa ngay nạn nhân ra khỏi vùng không khí bị ô nhiễm và nhanh chóng chuyển đến cơ sở y tế nơi gần nhất để xử trí.
Khi bị bắn hóa chất vào quần áo hoặc dính trên da, phải cởi bỏ ngay quần áo dính hóa chất, rửa sạch vùng da bằng nước sạch ấm và xà phòng.
Khi bị bắn hóa chất vào mắt, phải rửa sạch mắt và mặt ngay bằng nước sạch nhiều lần, đồng thời cũng đến ngay cơ sở y tế nơi gần nhất để kiểm tra.
Khi ngậm hoặc nuốt phải viên hay bột hóa chất sát khuẩn chloramin B như trường hợp trẻ nhỏ đã nêu ở trên, nên cho trẻ uống ngay một lượng nước ấm, không được kích thích để cố gắng làm gây nôn và phải đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế nơi gần nhất để can thiệp.
Đối với trẻ nhỏ, cần lưu ý khi trông coi để trẻ không lấy đồ vật chơi không an toàn và nuốt phải các loại dị vật nguy hiểm, trong đó có các loại thuốc hoặc hóa chất không bảo quản thận trọng và để xa tầm tay với của trẻ. Lưu ý thuốc khử khuẩn và thuốc dùng ngoài da không được để chung với các loại thuốc uống.
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
- Những thực phẩm nên tránh xa khi bị cảm cúm, mắc cúm A, Covid-19
- Ăn gì để tăng đề kháng trước cúm A, cúm B, Covid-19 đang tăng trở lại
- Bệnh đậu mùa khỉ vì sao không dễ trở thành đại dịch như Covid-19
- Cách phân biệt sốt xuất huyết, Covid-19 chuẩn xác
- Khắc phục tình trạng ù tai, nghe kém hậu Covid-19
- Chương trình Trao đi là còn mãi số 3: Cuộc hội ngộ sau đại dịch covid-19 tại xóm thận Lê Thanh Nghị
- Điểm giống và khác nhau giữa bệnh COVID-19 và bệnh cúm mùa
- Nghiên cứu mới nhất: Covid-19 ảnh hưởng đến phổi như thế nào
- Thường xuyên cảm thấy ớn lạnh hậu Covid-19 nguyên nhân do đâu?
- Đau lưng, đau vai gáy hậu Covid-19, làm thế nào để khắc phục hiệu quả nhất
- Bổ sung những thực phẩm giúp cải thiện sức khỏe phổi hậu Covid-19
- Bổ sung 4 thức uống sau khi khỏi Covid-19 giúp sạch phổi, phòng tránh di chứng hậu Covid-19
- Khỏi Covid-19 có nên tiếp tục xông hơi hay không?
- Những ai nên cần đi chụp X-quang phổi sau khi khỏi Covid-19
- Trẻ ho kéo dài hậu Covid-19: cách xử lý hiệu quả
- Khi mắc Covid-19 có nên uống cà phê?
- Khắc phục giảm ham muốn hậu Covid-19 hiệu quả
- Cải thiện tình trạng đau đầu khi mắc Covid-19
- Bí quyết giảm đau họng khi mắc Covid-19
- Căng thẳng hậu Covid-19 phải làm sao để cải thiện?
Các tin khác
-
Bật mí cách khử mùi hôi trong gian bếp cực hay
Sau một thời gian sử dụng mùi hôi xuất hiện trong gian bếp do không được vệ sinh thường xuyên, vệ sinh sai cách, thời tiết nồm ẩm,... Vậy làm thế nào để khử mùi hôi hiệu quả, tiết kiệm trong gian bếp, hãy áp dụng một trong những cách cực hay sau đây. -
Những loại cây cảnh cân bằng độ ẩm, giảm nấm mốc khi trời nồm
Thời tiết nồm ẩm tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển, gây ảnh hưởng tới sức khỏe, làm hỏng hóc một số thiết bị điện tử. Để cân bằng độ ẩm, giảm nấm mốc khi trời nồm hãy trồng một trong những loại cây cảnh dưới đây -
Nên đóng hay mở cửa phòng tắm sau khi tắm để đảm bảo sức khỏe?
Phòng tắm thường có diện tích nhỏ, ẩm ướt, bí bách nên nhiều người sau khi sử dụng thường mở cửa phòng tắm để giúp làm tắm luôn khô ráo, thoáng khí. -
Bật mí cách làm sạch đồ gỗ dịp Tết cực hay
Những bộ bàn ghế, tủ hay kệ được chạm chổ nhiều hoa văn phức tạp là nỗi ám ảnh đối với nhiều người trong “đại hội dọn nhà” trong những ngày Tết cận kề. -
Nên trồng cây gì trước cửa đầu năm giúp tăng vận may, thanh lọc không khí?
Những ngày đầu năm khá nhiều người có thói quen trồng cây cảnh giúp tạo cảnh quan mới cho ngôi nhà, thanh lọc không khí nơi sinh sống. -
Cẩn trọng nấm mốc trong điều hòa không khí, cách xử lý nấm mốc
Điều hòa giúp giúp giải nhiệt thời tiết mùa hè nóng nực, nhưng nếu không bảo trì, vệ sinh điều hòa định kỳ không chỉ khiến điều hòa kém mát mà còn là môi trường lý tưởng cho nấm mốc phát triển từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng. -
Sai lầm khi dùng máy sấy quần áo vừa tốn điện, đồ vẫn ẩm ướt
Máy sấy được nhiều người sử dụng để giúp trang phục khô nhanh hơn, quần áo sau khi sấy trở nên thơm tho hơn, tiết kiệm thời gian. Nhưng khi sử dụng máy sấy quần áo nếu mắc phải những sai lầm này khiến vừa tốn điện, quần áo vẫn ẩm chưa khô hẳn. -
Tránh đặt những thực phẩm này trong lò vi sóng phòng ngừa phát nổ
Lò vi sóng là một trong những đồ dùng quen thuộc trong nhiều gia đình nhưng nếu không biết sử dụng đúng cách có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng -
Bí quyết khắc phục nhà bị nồm, ẩm ướt cực hiệu quả
Nhà bị nồm, ẩm ướt khi độ ẩm không khí nhiều nhất là vào tháng 2-3 ở các tỉnh miền Bắc. Xung quanh xuất hiện các dấu hiệu như đọng sương trên bề mặt tường, nền nhà, đồ nội thất…dễ gây trơn tượt, thậm chí hỏng hóc các thiết bị điện tử trong nhà. -
Kinh nghiệm trang bí phòng không có cửa sổ giúp mang lại dễ chịu, xóa bay sự bức bí
Nhưng chỉ mới một vài bí quyết nhỏ dưới đây khi trang trí phòng sẽ giúp căn phòng không có cửa sổ xóa bay sự bức bí, chật chội mang lại cảm giác dễ chịu, thoáng đãng hơn.