Câu trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 (KHTN) Bài 55 có đáp án: Ngân hà

1/14/2022 4:25:00 PM
Câu trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 (KHTN) Bài 55 có đáp án chính xác: Ngân hà

 

Câu trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 (KHTN) Bài 55 có đáp án: Ngân hà

Câu 1: Ngân Hà của chúng ta thuộc kiểu Thiên Hà nào?

A. Thiên Hà xoắn ốc

B. Thiên Hà hỗn hợp

C. Thiên Hà không định hình.

D. Thiên Hà elip

Đáp án cần chọn là: A vì ngân Hà của chúng ta thuộc kiểu Thiên Hà xoắn ốc.

Câu 2: Dải Ngân Hà là:

A. Thiên hà chứa Mặt Trời và các hành tinh của nó (trong đó có Trái Đất).

B. Một tập hợp nhiều Thiên Hà trong vũ trụ

C. Tên gọi khác của hệ Mặt Trời

D. Dải sáng trong vũ trụ

Đáp án cần chọn là: A vì dải Ngân Hà là Thiên hà chứa Mặt Trời và các hành tinh của nó (trong đó có Trái Đất).

Câu 3: Thành phần cấu tạo của mỗi Thiên Hà bao gồm:

A. Các thiên thể, khí, bụi.

B. Các thiên thể, khí, bụi và bức xạ điện từ

C. Các hành tinh và các vệ tinh của nó

D. Các ngôi sao, hành tinh, vệ tinh, sao chổi.

Đáp án cần chọn là: B vì thành phần cấu tạo của mỗi Thiên Hà bao gồm các thiên thể, khí, bụi và bức xạ điện từ.

Câu 4: Hệ Mặt Trời bao gồm:

A. Các dải Ngân Hà, các hành tinh, vệ tinh, các đám bụi, khí.

B. Mặt Trời, các thiên thể chuyển động xung quanh Mặt Trời, các đám bụi, khí.

C. Các Thiên Hà, dải Ngân Hà, hành tinh, vệ tinh khác, đám bụi, khí.

D. Rất nhiều thiên thể (các ngôi sao, hành tinh, vệ tinh…) cùng với bụi khí và bức xạ điện từ.

Đáp án cần chọn là: B vì hệ Mặt Trời bao gồm: Mặt Trời, các thiên thể chuyển động xung quanh Mặt Trời, các đám bụi, khí.

Câu 5: Chọn phát biểu đúng:

A. Tất cả các sao ta thấy trên bầu trời đều thuộc về Thiên Hà của chúng ta (còn gọi là Ngân Hà).

B. Tất cả các sao ta thấy trên bầu trời chỉ có một số ít thuộc về Thiên Hà của chúng ta.

C. Những sao nằm ngoài dải Ngân Hà không thuộc về Thiên Hà của chúng ta.

D. Những sao nằm ngoài dải Ngân Hà có hơn một nửa thuộc về Thiên Hà của chúng ta.

Đáp án cần chọn là: A vì câu B, C, D sai

Câu B: Sai, vì hệ Mặt Trời của chúng ta thuộc về Thiên Hà trong đó có cả các sao trên bầu trời.

Câu C, D: Sai, vì Ngân Hà và Thiên Hà là một

Câu 6: Hãy chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau: “Hệ Mặt trời có kích thước vô cùng …. so với kích thước của …. ta sẽ không quan sát được Ngân Hà chuyển động”.

A. to lớn, Ngân Hà

B. nhỏ bé, Ngân Hà

C. nhỏ bé, Trái Đất

D. to lớn, Mặt Trăng

Đáp án cần chọn là: B vì hệ Mặt trời có kích thước vô cùng nhỏ bé so với kích thước của Ngân Hà, ta sẽ không quan sát được Ngân Hà chuyển động”.

Câu 7: Chọn câu phát biểu đúng?

A. Ngân Hà không chuyển động mà chỉ có hệ Mặt Trời của chúng ta chuyển động.

B. Ngân Hà chuyển động trong vũ trụ với tốc độ khoảng 600 000 m/s.

C. Muốn quan sát các thiên thể ta cần sử dụng kính lúp

D. Kích thước của hệ Mặt Trời lớn hơn nhiều so với kích thước của Ngân Hà.

Đáp án cần chọn là: B

Câu A: Sai, vì Ngân Hà có chuyển động

Câu B: Đúng

Câu C: Sai, vì muốn quan sát các thiên thể ta cần sử dụng kính thiên văn

Câu D: Sai, vì kích thước của hệ Mặt Trời vô cùng nhỏ so với kích thước của Ngân Hà.

Câu 8: Một tập hợp của rất nhiều thiên thể cùng với bụi, khí và bức xạ điện từ được gọi là

A. Thiên thạch.

B. Thiên hà.

C. Dải Ngân hà.

D. Vũ Trụ.

Đáp án cần chọn là: B vì một tập hợp của rất nhiều thiên thể cùng với bụi, khí và bức xạ điện từ được gọi là Thiên hà.

Câu 9: Mặt Trời, các thiên thể chuyển động xung quanh Mặt Trời, các đám bụi, khí được gọi là

A. Vũ Trụ.

B. Thiên hà.

C. Hệ Mặt Trời.

D. Dải Ngân hà.

Đáp án cần chọn là: C vì mặt Trời, các thiên thể chuyển động xung quanh Mặt Trời, các đám bụi, khí được gọi là hệ Mặt Trời.

Câu 10: Muốn quan sát, nghiên cứu các thiên thể trên bầu trời, ta dùng công cụ nào sau đây?

A. Kính thiên văn

B. Kính hiển vi

C. Ống nhòm

D. Kính viễn vọng

Đáp án cần chọn là: A vì muốn quan sát, nghiên cứu các thiên thể trên bầu trời, ta dùng công cụ kính thiên văn.

Phần tiếp:

Tổng hợp các câu trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 (KHTN) có đáp án: ôn tập các bài, các chương, kiểm tra

Suckhoecuocsong.vn

Các tin liên quan

Các tin khác