Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 bài 3 ôn tập: Các nguyên tố hóa học và nước

8/29/2022 11:38:00 AM
Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 bài 3 ôn tập có đáp án: Các nguyên tố hóa học và nước

 

Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 bài 3 ôn tập: Các nguyên tố hóa học và nước

Câu 1: Bốn nguyên tố chính cấu tạo nên chất sống là:

A. C, H, O, P

B. C, H, O, N

C. H, O, N, P

D. O, P, C, N

 

Đáp án đúng là B: Bốn nguyên tố C, H, O, N chiếm tới 96% trọng lượng chất khô của tế bào, là 4 nguyên tố chính cấu tạo nên chất sống.

Câu 2: Trong số khoảng 25 nguyên tố cấu tạo nên sự sống, các nguyên tố chiếm phần lớn trong cơ thể sống (khoảng 96%) là:

A. C, N, P, Cl

B. Fe, C, H

C. C, N, H, O

D. K, S, Mg, Cu

 

Đáp án đúng là C: Trong số khoảng 25 nguyên tố cấu tạo nên sự sống, các nguyên tố C, H, O và N chiếm 96% trọng lượng chất khô của tế bào, các nguyên tố còn lại chiếm chiếm một tỉ lệ nhỏ.

Câu 3: Các nguyên tố hóa học chủ yếu cấu tạo nên cơ thể sống là những nguyên tố nào?

A. O, H, Fe, K

B. Ca, P, Cu, O

C. C, H, O, N

D. O, H, Ni, Fe

 

Đáp án đúng là C: Các nguyên tố hóa học chủ yếu cấu tạo nên cơ thể sống là C, H, O, N.

Câu 4: Nguyên tố quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của vật chất hữu cơ là

A. Cacbon

B. Oxy

C. Hydro

D. Nitơ

 

Đáp án đúng là A: Nguyên tố C là nguyên tố quan trọng nhất để tạo nên sự đa dạng của vật chất hữu cơ.

Câu 5: Nguyên tố hoá học nào dưới đây có vai trò tạo ra “bộ khung xương” cho các đại phân tử hữu cơ ?

A. C

B. N

C. O

D. P

 

Đáp án đúng là A: Nguyên tố C là nguyên tố quan trọng nhất để tạo nên sự đa dạng của vật chất hữu cơ, có vai trò tạo ra “bộ khung xương” cho các đại phân tử hữu cơ.

Câu 6: Nguyên tố nào có khả năng kết hợp với các nguyên tố khác để tạo ra rất nhiều chất hữu cơ khác nhau?

A. Nitơ

B. Hiđrô

C. Cacbon

D. Ôxi

 

Đáp án đúng là C: Nguyên tố cacbon có khả năng kết hợp với các nguyên tố khác để tạo ra rất nhiềuchất hữu cơ khác nhau: cacbohidrat, lipit, protein…

Câu 7: Các chức năng của cacbon trong tế bào là:

A. Dự trữ năng lượng, là vật liệu cấu trúc tế bào

B. Điều hòa trao đổi chất, tham gia cấu tạo tế bào chất

C. Cấu trúc tế bào, cấu trúc các enzim

D. Thu nhận thông tin và bảo vệ cơ thể

 

Đáp án đúng là A: Cacbon cấu trúc nên các đại phân tử hữu cơ, cấu trúc nên các thành phần của tế bào, dự trữ năng lượng trong các chất hữu cơ.

Câu 8: Cacbon có các chức năng của trong tế bào là:

A. Là vật liệu cấu trúc tế bào

B. Là vật liệu cấu trúc tế bào

C. Dự trữ năng lượng

D. Cả A, B, và C

 

Đáp án đúng là D: Cacbon cấu trúc nên các đại phân tử hữu cơ, cấu trúc nên các thành phần của tế bào, dự trữ năng lượng trong các chất hữu cơ.

Câu 9: Cacbon là nguyên tố hoá học đặc biệt quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của các đại phân tử hữu cơ vì cacbon

A. Chiếm tỉ lệ đáng kể trong cơ thể sống

B.Là một trong những nguyên tố chính cấu tạo nên chất sống

C. Có cấu hình điện tử vòng ngoài với 4 điện tử ( cùng lúc tạo nên 4 liên kết cộng hóa trị với nguyên tử khác)

D. Cả A, B, C

 

Đáp án đúng là C: Cacbon là nguyên tố có cấu hình điện tử vòng ngoài với 4 điện tử (cùng lúc tạo nên 4 liên kết cộng hoá trị với nguyên tử khác).

Câu 10: Trong các nguyên tố đa lượng, cacbon được coi là nguyên tố đặc biệt quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của các đại phân tử hữu cơ vì

A. Là nguyên tố đa lượng, chiếm 18,5% khối lượng cơ thể

B. Vòng ngoài cùng của cấu hình điện tử có 4 electoron

C. Được lấy làm đơn vị xác định nguyên tử khối các chất (đvC)

D. Là nguyên tố chính trong thành phần hóa học của các chất cấu tạo nên cơ thể sống

 

Đáp án đúng là B vì:

- Sự đa dạng của các đại phân tử hữu cơ thể hiện ở số loại, kích thước và cấu tạo,…

- Cacbon có cấu tạo nguyên tử với 4 electron, cùng lúc có thể có 4 liên kết cộng hóa trị với các nguyên tố hóa học khác

–> Sự đa dạng của các đại phân tử hữu cơ

Câu 11: Phần lớn các nguyên tố đa lượng cấu tạo nên

A. Prôtêin, vitamin

B. Lipit, enzym

C. Đại phân tử hữu cơ

D. Glucôzơ, tinh bột, vitamin

 

Đáp án đúng là C: Các nguyên tố đa lượng cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ.

Câu 12: Các đại phân tử hữu cơ được cấu tạo bởi phần lớn các

A. Đường

B. Axit amin

C. Nguyên tố đa lượng

D. Nguyên tố vi lượng

 

Đáp án đúng là C: Các nguyên tố đa lượng cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ (cacbohidrat, lipit, …).

Câu 13: Nguyên tố vi lượng trong cơ thể sống không có đặc điểm nào sau đây?

A. Chiếm tỉ lệ nhỏ hơn 0,01% khối lượng chất sóng của cơ thể

B. Chỉ cần cho thực vật ở giai đoạn sinh trưởng

C. Là những nguyên tố có trong tự nhiên

D. Tham gia vào cấu trúc bắt buộc của hệ enzim trong tế bào

 

Đáp án đúng là B: Nguyên tố vi lượng cần cho thực vật ở cả giai đoạn sinh trưởng và giai đoạn phát triển.

Câu 14: Đặc điểm của các nguyên tố vi lượng là gì?

A. Tham gia vào thành phần các enzim, hoocmôn

B. Chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong tế bào

C. Có vai trò khác nhau đối với từng loài sinh vật

D. Cả A, B, C đều đúng

 

Đáp án đúng là D: Nguyên tố vi lượng (Có hàm lượng < 0,01% khối lượng chất khô): Là thành phần cấu tạo enzim, các hooc mon, điều tiết quá trình trao đổi chất trong tế bào.

Câu 15: Các nguyên tố vi lượng thường cần một lượng rất nhỏ đối với thực vật vì:

A. Phần lớn chúng đã có trong các hợp chất của thực vật

B. Chức năng chinh của chúng là điều tiết quá trình trao đổi chất

C. Chúng chỉ cần cho thực vật ở một vài giai đoạn sinh trưởng nhất định

D. Chúng đóng vai trò thứ yếu đối với thực vật

 

Đáp án đúng là B: Nguyên tố vi lượng (Có hàm lượng < 0,01% khối lượng chất khô): Là thành phần cấu tạo enzim, các hooc mon, điều tiết quá trình trao đổi chất trong tế bào. Chỉ cần một lượng rất nhỏ cũng đủ để thực hiện vai trò của chúng.

Câu 16: Các nguyên tố vi lượng có vai trò quan trọng đối với cơ thể vì

A. Giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể

B. Cơ thể sinh vật không thể tự tổng hợp các chất ấy

C. Chiếm khối lượng nhỏ

D. Là thành phần cấu trúc bắt buộc của nhiều hệ enzim

 

Đáp án đúng là D: Các nguyên tố vi lượng tuy chiếm khối lượng nhỏ trong cơ thể nhưng tham gia các cấu trúc của enzim, các hooc mon, điều tiết quá trình trao đổi chất trong tế bào, … nên có vai trò quan trọng.

Câu 17: Ôxi và Hiđrô trong phân tử nước kết hợp với nhau bằng các liên kết

A. Tĩnh điện

B. Cộng hóa trị

C. Este

D. Hiđrô

 

Đáp án đúng là B: Phân tử nước được cấu tạo từ một nguyên tử oxi kết hợp với 2 nguyên tử hidro bằng các liên kết cộng hoá trị.

Câu 18: Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử nước là?

A. Liên kết cộng hóa trị

B. Liên kết peptit

C. Liên kết hidro

D. Liên kết photphodieste

 

Đáp án đúng là A: Giữa các nguyên tử trong phân tử nước luôn tồn tại dạng liên kết cộng hóa trị phân cực

Câu 19: Các tính chất đặc biệt của nước là do các phân tử nước

A. Có xu hướng liên kết với nhau

B. Rất nhỏ

C. Có tính phân cực

D. Dễ tách khỏi nhau

 

Đáp án đúng là C: Các tính chất đặc biệt của nước là do các phân tử nước có tính phân cực.

Câu 20: Nước là dung môi hoà tan nhiều chất trong cơ thể sống vì chúng có

A. Lực gắn kết

B. Nhiệt dung riêng cao

C. Nhiệt bay hơi cao

D. Tính phân cực

 

Đáp án đúng là D: Các tính chất đặc biệt của nước là do các phân tử nước có tính phân cực.

Câu 21: Tính phân cực của nước là do?

A. Đôi electoron trong mối liên kết O – H bị kéo lệch về phía ôxi

B. Xu hướng các phân tử nước

C. Đôi electoron trong mối liên kết O – H bị kéo lệch về phía hidro

D. Khối lượng phân tử của ooxxi lớn hơn khối lượng phân tử của hidro

 

Đáp án đúng là A: Do đôi êlectron trong mối liên kết bị kéo lệch về oxi nên phân tử nước có 2 đầu tích điện trái dấu nhau (phân cực)

Câu 22: Nước có tính phân cực do

A. Electoron của hidro yếu

B. Cấu tạo từ ôxi và hidro

C. 2 đầu có tích điện trái dấu

D. Các liên kết hidro luôn bền vững

 

Đáp án đúng là C: Do đôi êlectron trong mối liên kết bị kéo lệch về oxi nên phân tử nước có 2 đầu tích điện trái dấu nhau (phân cực)

Câu 23 : Cho các ý sau:

(1) Nước trong tế bào luôn được đổi mới hàng ngày.

(2) Nước tập trung chủ yếu ở chất nguyên sinh trong tế bào.

(3) Nước tham gia vào phản ứng thủy phân trong tế bào.

(4) Nước liên kết với các phân tử nhờ liên kết hidro.

(5) Nước có tính phân cực thể hiện ở vùng ôxi mang điện tích dương và vùng hidro mang điện tích âm.

Trong các ý trên, có mấy ý đúng với vai trò của nước?

A. 2               B. 3

C. 4               D. 5

 

Đáp án đúng là C vì các ý đúng với vai trò của nước là:

(1) Nước trong tế bào luôn được đổi mới hàng ngày.

(2) Nước tập trung chủ yếu ở chất nguyên sinh trong tế bào.

(3) Nước tham gia vào phản ứng thủy phân trong tế bào.

(4) Nước liên kết với các phân tử nhờ liên kết hidro.

Câu 24: Vai trò của nước là:

A. Là môi trường của các phản ứng hóa sinh

B. Giữ nhiệt độ trong cơ thể ổn định

C. Làm mặt tế bào căng mịn

D. A và B đúng

 

Đáp án đúng là D vì nước có vai trò quan trọng đối với sự sống:

- Dung môi hòa tan các chất

- Môi trường khuếch tán và phản ứng

- Điều hòa nhiệt cơ thể

- Bảo vệ cấu trúc tế bào …

Câu 25: Khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh khác trong vũ trụ, các nhà khoa học trước hết tìm kiếm xem ở đó có nước hay không vì

A. Nước được cấu tạo từ các nguyên tố đa lượng

B. Nước chiếm thành phần chủ yếu trong mọi tế bào và cơ thể sống, giúp tế bào tiến hành chuyển hóa vật chất và duy trì sự sống

C. Nước là môi trường của các phản ứng sinh hóa trong tế bào

D. Nước là dung môi hòa tan nhiều chất cần thiết cho các hoạt động sống của tế bào

Đáp án đúng là B: Nước chiếm thành phần chủ yếu trong mọi tế bào và cơ thể sống, giúp tế bào tiến hành chuyển hoá vật chất và duy trì sự sống.

Câu 26: Các nhà khoa học khi tìm kiếm sự sống trên các hành tinh khác đều tìm kiếm sự có mặt của nước vì lý do nào sau đây?

A. Nước là thành phần chủ yếu tham gia vào cấu trúc tế bào

B. Nước là dung môi cho mọi phản ứng sinh hóa trong tế bào

C. Nước đảm bảo cho tế bào và cơ thể có nhiệt độ ổn định

D. Nước được cấu tạo từ các nguyên tố đa lượng C. Nước được cấu tạo từ các nguyên tố đa lượng

 

Đáp án đúng là B vì nước là dung môi cho mọi phản ứng sinh hóa trong tế bào, giúp tế bào tiến hành chuyển hoá vật chất và duy trì sự sống.

Câu 27: Cho các ý sau:

(1) Uống từ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày.

(2) Truyền nước khi cơ thể bị tiêu chảy.

(3) Ăn nhiều hoa quả mọng nước.

(4) Tìm cách giảm nhiệt độ khi cơ thể bị sốt.

Trong các ý trên có mấy ý là những việc làm quan trọng giúp chúng ta có thể đảm bảo đủ nước cho cơ thể trong những trạng thái khác nhau?

A. 2

B. 1

C. 3

D. 4

 

Đáp án đúng là C vì có thể đảm bảo đủ nước cho cơ thể bằng các cách:

(1) Uống từ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày.

(2) Truyền nước khi cơ thể bị tiêu chảy.

(4) Tìm cách giảm nhiệt độ khi cơ thể bị sốt.

Câu 28: Cho các ý sau: Để đảm bảo đủ nước cho cơ thể hàng ngày, chúng ta cần?

(1) Uống đủ nước.

(2) Bổ sung nước trước, trong và sau khi vận động với cường độ cao.

(3) Bổ sung thêm hoa quả mọng nước.

(4) Tìm cách giảm nhiệt độ khi cơ thể bị sốt

A. 2

B. 3

C. 1

D. 4

 

Đáp án đúng là D vì có thể đảm bảo đủ nước cho cơ thể bằng các cách:

(1) Uống từ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày.

(2) Bổ sung nước trước, trong và sau khi vận động với cường độ cao.

(3) Bổ sung thêm hoa quả mọng nước.

(4) Tìm cách giảm nhiệt độ khi cơ thể bị sốt.

Câu 29: Để bảo quản rau quả chúng ta không nên làm điều gì?

A. Giữ rau quả trong ngăn đá của tủ lạnh

B. Sấy khô rau quả

C. Ngâm rau quả trong nước muối hoặc nước đường

D. Giữ rau quả trong ngăn mát tủ lạnh

 

Đáp án cần chọn là A vì trong tế bào luôn tồn tại rất nhiều những phân tử nước tự do. Bình thường, những phân tử nước tự do có vai trò rất quan trọng đối với tế bào như là dung môi hòa tan, nguyên liệu cho các phản ứng quá trình, cân bằng nhiệt cũng như đảm bảo độ nhớt của hệ thống keo trong chất nguyên sinh...

Ở nhiệt độ dưới 00C thì các phân tử nước tự do bị đông thành nước đá, nước có 1 đặc tính rất đặc biệt là nở ra khi gặp lạnh, do đó các cạnh sắc nhọn của nước đá đã phá vỡ tế bào và gây hư hỏng hầu hết các bào quan của tế bào → tế bào bị hư hỏng, làm cho trái cây, rau nhìn như bị dập.

Câu 30: Không bảo quản rau quả trên ngăn đá của tủ lạnh vì:

A. không có quá trình oxy hóa các chất hữu cơ nên rau quả sẽ bị khô

B. Làm giảm cường độ hô hấp của đối tượng bảo quản

C. Không còn quá trình hô hấp làm rau quả hỏng

D. Nhiệt độ 2oC xuống 0oC sẽ làm nước trong rau quả đông thành đá, phá vỡ hết các tế bào của rau quả

 

Đáp án cần chọn là D vì ở nhiệt độ thấp (2oC xuống 0oC ) thì các phân tử nước tự do bị đông thành nước đá, nước có 1 đặc tính rất đặc biệt là nở ra khi gặp lạnh, do đó các cạnh sắc nhọn của nước đá đã phá vỡ tế bào và gây hư hỏng hầu hết các bào quan của tế bào

 → tế bào bị hư hỏng, làm cho trái cây, rau nhìn như bị dập.

Câu 31: Điều gì xảy ra khi đưa tế bào sống vào ngăn đá trong tủ lạnh?

A. Nước bốc hơi lạnh làm tăng tốc độ phản ứng sinh hóa tế bào bên tế bào sinh sản nhanh

B. Nước đóng băng làm giảm thể tích nên tế bào chết

C. Nước bốc hơi lạnh làm tế bào chết do mất nước

D. Nước đóng bằng làm tăng thể tích và các tinh thể nước phá vỡ tế bào

 

Đáp án đúng là D: Khi đưa tế bào sống vào ngăn đá trong tủ lạnh, nước trong tế bào đóng băng làm tăng thể tích và các tinh thể nước phá vỡ tế bào.

Câu 32: Những chất nào sau đây thuộc loại đại phân tử?

A. Đường đa, Lipit, Axit amin

B. Đường đa, Lipit, Prôtêin và Axit nuclêic

C. Glucôzơ, Prôtêin và Axitnuclêic

D. Fructozơ, Prôtêin và Axitnuclêic

 

Đáp án đúng là B: Những chất thuộc loại đại phân tử là: Đường đa, Lipit, Prôtêin và Axit nuclêic

Câu 33: Trong tế bào có 4 loại phân tử hữu cơ chính là:

A. Cacbohiđrat, Lipit, Prôtêin và Axit amin

B. Cacbohiđrat, Lipit và Glucôzơ

C. Cacbohiđrat, Lipit, Prôtêin và Axitnuclêic

D. Cacbohiđrat, Glucôzơ, Prôtêin và Axitnuclêic

 

Đáp án đúng là C: Trong tế bào có 4 loại phân tử hữu cơ chính là: Cacbohiđrat, Lipit, Prôtêin và Axit nuclêic.

Câu 34: Trong chất khô của cây, nguyên tố Mo chiếm tỉ lệ 1 trên 16 triệu nguyên tử H, nếu thiếu Mo cây trồng sẽ xảy ra hiện tượng gì?

A. Phát triển nhanh lúc giai đoạn non, phát triển chậm lúc trưởng thành

B. Phát triển bình thường

C. Phát triển không bình thường, có thể dẫn đến bị chết

D. Phát triển không bình thường, các cơ quan của cây có kích thước gấp ba lần cây bình thường

 

Đáp án đúng là C vì nguyên tố Mo có ảnh hưởng rất lớn tới các quá trình sinh lý, sinh hóa ở cây như quá trình hấp thụ dinh dưỡng, quá trình quang hợp, tạo rễ … Nếu thiếu nguyên tố Mo, lá cây thường chuyển từ xanh sang vàng lục, phiến lá hẹp lại và uốn cong, khô dần đi… Dẫn đến cây bị chết.

Câu 35: Lá cây thường chuyển từ xanh sang vàng lục, phiến lá hẹp lại và uốn cong, khô dần đi… dẫn đến cây bị chết là đặc điểm của cây trồng thiếu nguyên tố gì?

A. Mo

B. N

C. K

D. Ca

 

Đáp án đúng là A: Nguyên tố Mo có ảnh hưởng rất lớn tới các quá trình sinh lý, sinh hóa ở cây như quá trình hấp thụ dinh dưỡng, quá trình quang hợp, tạo rễ … Nếu thiếu nguyên tố Mo, lá cây thường chuyển từ xanh sang vàng lục, phiến lá hẹp lại và uốn cong, khô dần đi… Dẫn đến cây bị chết.

Phần tiếp:

 

Câu trắc nghiệm Sinh học lớp 10 theo bài, ôn tập có đáp án

Suckhoecuocsong.vn

Các tin khác