Thế nào là bón phân đúng lúc, đúng cách cho cây trồng
Do nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng thay đổi qua từng giai đoạn phát triển cho đến lúc được thu hoạch. Cùng với đó do ảnh hưởng của các yếu tố về môi trường nên việc sử dụng phân bón đúng lúc, đúng cách cho cây trồng vẫn chưa được bà con thực hiện chính xác. Vậy bón phân đúng lúc, đúng cách là như thế nào?
Cây trồng có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau ở các giai đoạn phát triển khác nhau. Có những giai đoạn phát triển cây cần nhiều dinh dưỡng nhưng có những thời điểm cây cần ít dinh dưỡng.
Ví dụ với các loại cây ăn trái như: nhãn, vải, xoài, sầu riêng,…Khi cây bắt đầu nảy mầm hoa, cây cần ít đạm, nhiều lân để kích thích việc ra hoa, kết trái. Khi cây đến thời kỳ đậu trái bà con nông dân cần chú trọng bổ sung thêm kali, phục vụ cho việc nuôi trái của cây. Những loại cây có thời gian nuôi trái dài như cam, quýt, bưởi,… số lượng phân bón cần chia ra bón thành nhiều đợt.
Sau khi sử dụng dưỡng chất để tạo trái thì thời gian sau khi thu hoạch là lúc bà con cần phải bổ sung dinh dưỡng cho cây. Bà con bên bón đạm, lân và kali để đất trồng có thể phục hồi cũng như tích trữ cho đợt trái tiếp theo
Để cây sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất và chất lượng cao bà con cần chú ý nguyên tắc bón phân 5 đúng:
Bón đúng chủng loại phân:
- Cây trồng yêu cầu phân gì thì bón phân đó. Phân bón có nhiều loại, nhưng có 3 loại chính là đạm - N, lân – P, kali - K. Lưu huỳnh (S) cũng rất cần nhưng với lượng ít hơn. Mỗi loại có chức năng riêng. Bón phân không đúng yêu cầu, không phát huy được hiệu quả còn gây hại cho cây.
- Bón đúng không những đáp ứng được yêu cầu của cây mà còn giữ được ổn định môi trường của đất. Ở đất chua tuyệt đối không bón những loại phân có tính axit cao quá ngưỡng và trên nền đất kiềm không bón các loại phân có tính kiềm cao quá ngưỡng.
Bón đúng nhu cầu sinh lý của cây
- Nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng khác nhau tùy thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển. Có loại cây ở giai đoạn sinh trưởng cần kali hơn đạm; cũng có loại cây ở thời kỳ phát triển lại cần đạm hơn kali. Bón đúng loại phân mà cây cần mới phát huy hiệu quả.
- Trong suốt thời kỳ sống, cây trồng luôn luôn có nhu cầu các chất dinh dưỡng cho sinh trưởng và phát triển, vì vậy khi bón phân nên chia ra bón nhiều lần theo quy trình và bón vào lúc cây phát triển mạnh, không bón một lúc quá nhiều. Việc bón quá nhiều phân một lúc sẽ gây ra thừa lãng phí, ô nhiễm môi trường, cây sử dụng không hết sẽ làm cho cây biến dạng dễ nhiễm bệnh, năng suất chất lượng nông sản thấp.
- Bón phân có 3 thời kỳ: bón lót trước khi trồng (hay bón hồi phục sau khi cây thu hoạch vụ trước), bón thúc (nhằm thúc đẩy quá trình sinh trưởng của cây, tạo nhành lá mới), bón rước hoa (đón đòng), có nơi còn bón bổ sung khi tạo hạt, nuôi trái.
Bón đúng nhu cầu sinh thái
- Bón phân là hình thức bổ sung vào đất chất dinh dưỡng cho cây trồng. Ngoài ra, còn có các vi sinh vật đất phân hủy các chất hữu cơ sẵn có hoặc cố định N từ không khí vào đất. Nhiều nhà khoa học Nga, Trung Quốc, Đức, Nauy cho rằng bón phân còn có tác dụng kích thích hoạt động của tập đoàn vi sinh vật đất. Nhờ đó cây được tăng cường cung cấp lượng các chất dinh dưỡng cân đối hơn. Bón phân không những cần cho cây trồng mà còn giúp cho vi sinh vật đất phát triển hữu hiệu hơn.
- Bón đúng loại phân, bón đúng thời cơ, bón đúng đối tượng làm tăng khả năng chống chịu của cây đối với hạn, rét, thời tiết bất thường của môi trường và với sâu bệnh gây hại (ví dụ phân kali). Bón phân không phải lúc nào cũng để cung cấp dinh dưỡng thúc đẩy cây trồng phát triển mà còn có trường hợp phải dùng phân để tác động hãm bớt tốc độ sinh trưởng nhằm tăng tính chịu đựng của cây trước các yếu tố xấu phát sinh.
Bón đúng vụ và thời tiết
Mùa vụ, nhiệt độ và thời tiết rất ảnh hưởng đến hiệu quả của phân bón, mưa làm rửa trôi, trực di phân bón, nắng khô làm phân bón không tạo được môi trường dinh dưỡng để tiêu, cây không phát triển, thối hoa, quả.
Bón đúng phương pháp
Có 2 loại phân bón: Phân bón gốc và phân bón lá. Tùy từng loại cây mà có phương pháp bón thích hợp. Với phân bón gốc thì bón vào hố, rãnh theo vành tán lá hoặc rải đều trên mặt đất. Với phân bón lá thì phun đều trên lá, nếu ướt được cả 2 mặt lá thì càng tốt.
Đối với lúa bà con nông dân nên bổ sung phân bón cho lúa chia làm 3 đợt khác nhau thời gian cụ thể như sau:
+ Đợt 1: Bắt đầu từ 8 - 10 ngày sau khi gieo hạt. Thời điểm này dưỡng chất tích trữ trong hạt chỉ đủ để cây sử dụng trong 11 ngày. Sau 11 ngày cây bắt buộc phải lấy dưỡng chất từ bên ngoài. Bà con nên bón đạm và lân với đồng ruộng vùi rơm rạ thì đạm đã bị vi sinh vật sử dụng nên cần tăng cường thêm
+ Đợt 2: Vào 18 - 22 ngày sau gieo, là thời điểm phát triển chồi, bà con cần bón cho cây nhiều đạm và lân để cây phát triển, kháng sâu bệnh hại, đẻ nhánh.
Đợt 3: Giai đoạn đón đòng, lúc này lúa cần dưỡng chất để thụ tinh, tạo bông lúa to, nhiều hạt do đó bà con bón thêm lân để lúa đạt được sản lượng cao.
Việc bón phân đúng lúc lafbons vào lúc mà cây trồng cần nhiều nguyên tố dinh dưỡng đó nhiều nhất để phát triển và đạt được sản lượng cao nhất.
Bón phân đúng cách là như thế nào?
Bón phân đúng cách chính là nâng cao hiệu quả, chống thất thoát và giúp cây trồng hấp thu được tối đa lượng phân.
Bà con nông dân cần nhớ trước khi bón phân phải đưa cây nói chung và rễ cây nói riêng vào trạng thái sẵn sàng hút dinh dưỡng. Nếu cây trồng đang bị mắc bệnh hại, bị tổn thương hay điều kiện thời tiết bất thường thì cần khắc phục các vấn đề ảnh hưởng xấu đến khả năng hấp thụ của cây trồng.
Những cây trồng được trồng ở đất phèn thì phải thực hiện ém phèn, hạn chế cố định lân, tiến hànhrửa mặn đối với đất nhiễm mặn. Vùng đất cátkhả năng rửa trôi phân bón cao thì nên chia phân ra làm nhiều lần để sử dụng, có thể 4 đợt bón, cũng như tăng thêm lượng phân. Vùng đất sét bà con nông dân có thể giảm số lần phân bón.
Ví dụ:
+ Những loại cây ăn quả có bộ rễ lớn, chiếm diện tích lớn, tán cây vươn ra xa. Do đó khi bón phân phải bón theo vành rộng của tán lá, Khi tưới phân cần phải tiến hànhhành băm đất, rắc phân, lấp đất, tưới nước trong phạm vi của rễ, quanh tán cây. Những vườn cây ăn trái có địa hình dốc, gồ ghề bà con nông dân nên rắc nhiều phân ở phía đất cao, ít ở nơi thấp. Nếu bị rửa trôi do mưa to thì lượng phân bón sẽ dàn đều xung quanh cây trồng.
+ Trên đồng lúa nênthực hiện bón ít ở những nơi trũng,tăng thêm lượng phân ở chỗ lúa xấu và giảm lượng phân ở chỗ lúa tốt. Lúa nước bón vãi, vùi sâu xuống tầng dưới hoặc dúi luân phiên vào giữa các khóm lúa. Những giống lúa ngắn ngày bà con bón “nặng đầu nhẹ cuối”, tùy thời tiết, tùy sự phát triển của lúa mà bón bổ sung thích hợp.
Bón đạm cho lúa phải chia ra nhiều lần, phân lân dùng bón lót là chủ yếu, kali thường bón vào lúc lúa vào giai đoạn làm đòng hoặc lúa trổ bông. Phân hữu cơ chủ yếu là bón lót.
Khi bón đạm cho lúa trồng trên đất thịt thường 2-3 lần, trên đất nhẹ, bạc màu phải bón 3-4 lần thì năng suất mới cao.
Đối với phân bón gốc và phân bón lá cũng có cách thức sử dụng khác nhau. Phân bón gốc do cần phải tan trong nước nên đòi hỏi đồng ruộng phải xăm xắp nước; 3 - 5 cm là tốt nhất, ít hơn thì khả năng hòa tan phân sẽ kém và nhiều hơn thì phân sẽ bị loãng, dễ dàng bị thất thoát.
Phân bón lá đi vào lá qua khí khổng nên khi sử dụng vào buổi sáng hoặc chiều sẽ đem lại hiệu quả tối ưu, đặc biệt không sử dụng buổi trưa khi khí khổng lá đóng kín. Ngoài ra cần phải tránh những lúc trời âm u, sắp mưa, có khả năng bị rửa trôi cao.
Bên cạnh đó, trước khi sử dụng bất kỳ loại phân bón cho cây trồng bà con nông dân cần đọc kĩ hướng dẫn trên bao bì để nắm rõ loại phân, liều lượng, cách thức và hiệu quả sử dụng như vậy cây trồng sẽ đạt sản lượng cao, ít sâu bệnh hại.
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
- Cách tận dụng vỏ chuối để làm phân bón, cây phát triển khỏe mạnh
- Những loại ‘rác thải nhà bếp’ dùng làm phân bón cho hoa rất tốt
- Tại sao phải dùng phân bón cho cây trồng?
- Lan bị sốc phân bón: cách xử lý, phòng ngừa chuẩn xác
- Câu trắc nghiệm Công nghệ lớp 7 Bài 9 có đáp án: Cách sử dụng vào bảo quản các loại phân bón thông thường
- Câu trắc nghiệm Công nghệ lớp 7 Bài 7 có đáp án: Tác dụng của phân bón trong trồng trọt
- Giải pháp thay thế phân bón hữu cơ chứa than bùn đã khởi động
- Làm thế nào để biết cây trồng hấp thụ đủ lượng phân bón?
- Làm thế nào để xác định lượng phân bón cần bón cho cây trồng
- Mối liên hệ giữa phân bón và khả năng chống chịu của cây trồng
- Tác động của phân bón với môi trường và sức khỏe con người
- Chuyên gia mách bảo cách ủ than bùn làm phân bón hữu cơ
- Chuyên gia hướng dẫn cách phân biệt phân bón thật, phân bón giả
- Cách đọc các thông số ghi trên bao bì phân bón
- Sử dụng hiệu quả phân bón khi bón lót, bón thúc cho cây trồng
- Hướng dẫn cách bảo quản từng loại phân bón
- Tìm hiểu về phân bón trung lượng
- Bằng cách nào phân bón lá hấp thụ được cho lá cây
- Mối liên hệ mật thiết giữa cây trồng và các loại phân bón
- Bắt quả tang cơ sở sản xuất hàng chục tấn phân bón giả
Các tin khác
-
Tại sao phải dùng phân bón cho cây trồng?
Trong quá trình phát triển của cây, nhu cầu dinh dưỡng ở mỗi giai đoạn đều khác nhau. Phân bón đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển và quyết định năng suất của cây trồng. -
Giải pháp thay thế phân bón hữu cơ chứa than bùn đã khởi động
Nghiên cứu để tìm ra chất thay thế than bùn trong phân bón khởi đầu vào những năm 1970, khi hậu quả của việc phá hủy các vùng đất than bùn thu hút sự quan tâm của các nhà môi trường ở Anh. -
Trồng bắp cải tím tại nhà cần nhớ những điều gì
Bắp cải tím được nhiều người ưa chuộng bởi chứa nhiều vitamin C, vitamin K rất tốt cho sức khoe, làn da. Trồng bắp cải tím có khó không? Cần chuẩn bị những gì trước khi bắt đầu trồng bắp cải tím. -
Tự trồng su hào tím tại nhà đơn giản mà lại đẹp mắt
Su hào tím không chỉ mang màu xanh đơn thuần như những loại su hào bình thường mà chúng sở hữu màu tím lạ mắt từ vỏ, gân lá, cọng lá. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng loại rau lạ mắt này ngay tại nhà. -
Cách trồng cà rốt tím cho củ to, ít nhiễm sâu bệnh
Cà rốt tím chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, giá thành cũng cao hơn so với cà rốt thông thường. Nên nhiều bà nội trợ đã tự trồng cà rốt tím tại nhà và cho nhiều củ to, mập. -
Bí quyết trồng cà chua cherry ra sai quả, ít nhiễm sâu bệnh
Cà chua cherry sở hữu hình dáng nhỏ, màu đỏ thẫm, có vị ngọt, mùi thơm, thịt dày giống như quả chery nên được rất nhiều người yêu thích. -
Những điều lưu ý khi trồng rau trên sân thượng
Sân thượng thường có khí hậu khắc nghiệt hơn so với ở dưới đây nên sẽ rất khó cho một số loại rau có thể sống và sinh trưởng phát triển tốt. -
Nghiên cứu liên kết nuôi trồng thủy sản, sự nóng lên toàn cầu và kháng kháng sinh
Sự phát triển của vi khuẩn kháng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản, đang ảnh hưởng đến sản xuất cá và sức khỏe con người trên toàn thế giới, đã được một nhóm các nhà nghiên cứu nhấn mạnh. -
Những loại rau nào thích hợp trồng băng phương pháp giâm cành
Bên cạnh phương pháp thủy canh các gia đình có thể trồng các loại rau này bằng phương pháp giâm cành. Phương pháp này được rất nhiều các bà nội trợ tại các khu vực thành thị ưa thích -
Trồng rau trên ban công: Kinh nghiệm chọn hạt giống, đất và thu hoạch
Khá nhiều người tận dụng ban công, sân thượng, khoảnh sân trước nhà để trồng rau sạch cho gia đình. Trồng rau sạch không chỉ giúp gia đình tiết kiệm chi phí, có nguồn rau sạch đảm bảo chất lượng mà còn giúp thư giãn, giảm stress sau một ngày làm việc vất vả.