Tác động của phân bón với môi trường và sức khỏe con người

7/22/2019 3:07:00 PM
Khá nhiều người đặt ra câu hỏi “Liệu phân bón có ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe của con người hay không? Xin thưa câu trả lời là có.

 

Phân bón chính là những loại hoá chất nếu được sử dụng đúng theo quy định sẽ phát huy được những ưu thế, tác dụng đem lại sự mầu mỡ cho đất đai, đem lại sản phẩm trồng trọt nuôi sống con người, gia súc. Ngược lại nếu không được sử dụng đúng theo quy định, phân bón lại chính là một trong những tác nhân gây nên sự ô nhiễm môi trường sản xuất nông nghiệp và môi trường sống.

Phân bón ảnh hưởng đến môi trường như thế nào?

Thông thường bà con nông dân khi bón phân cho cây trồng thường hay dựa trên kinh nghiệm ít khi quan tâm đến liều lượng khuyến cáo được in trên bao bì sản phẩm. Do đó việc sử dụng quá nhiều phân bón có tác động đến chất lượng đất. Lạm dụng phân bón hóa học lâu dài sẽ làm đất bị suy thoái, gây ra hiện tượng rửa trôi, xói mòn đất do kỹ thuật canh tác chưa hợp lý.

Hầu hết người nông dân hiện nay đều bón quá dư thừa lượng đạm, gây nên hiện tượng lúa lốp, tăng quá trình cảm nhiễm với sâu bệnh, dễ bị đổ ngã. Biểu hiện của việc bón dư thừa đạm là màu lá cây thường xanh mướt hoặc nếu quá dư thừa quá thì lá màu xanh đậm. Chúng ta có thể sử dụng bảng so màu lá để thấy rõ điều này.. Chương trình 3 giảm, 3 tăng là những minh chứng cho việc lạm dụng bón quá dư thừa lượng đạm.

Khi bón phân có các yếu tố dinh dưỡng vi lượng như Cu, Zn, … có khả năng nâng cao khả năng chống chịu cho cây trồng nhưng nếu lạm dụng các yếu tố này sẽ khiến những loại kim loại nặng khi vượt quá mức sử dụng cho phép và gây độc hại cho con người và gia súc.

Việc sử dụng các yếu tố dinh dưỡng vi lượng này trên các loại cây ăn lá, chè, loại quả không có vỏ bọc mà không chú ý thời gian cách ly, liều lượng in trên bao bì  thì các yếu tố dinh dưỡng trên lại trở thành các yếu tố độc hại cho người tiêu dùng.

+ Tích lũy nitrat trong nước, thực phẩm

Việc sử dụng quá nhiều phân bón dẫn đến thiếu oxy trong nước. Do trong phân bón chứa các chất bao gồm nitrat và phốt pho vào hồ và mương máng,…do mưa và nước thải. những chất này làm tăng sự phát triển quá mức của tảo trong các vùng nước từ đó làm giảm mức độ oxy trong thủy sinh. Sự thiếu thốn oxy dẫn đến cái chết hàng loạt của cá, tôm, cua và các loài động vật, thực vật thủy sinh khác và nguồn nước ngầm. Việc sử dụng quá nhiều phân bón cũng sẽ gây ra tình trạng tích lũy nitrat trong lương thực và thực phẩm

+ Ô nhiễm môi trường từ các nhà máy sản xuất phân bón

Trên thực tế, tại các nhà máy sản xuất phân bón do quá trình sử lý môi trường chưa đảm bảo, nước thải của nhà máy đã thải ra nguồn nước của khu vực lân cận gây chết hàng hoạt các loại động, thực vật...ở xung quanh khu vực nước thải của nhà máy.

+ Phân bón có chứa một số chất độc hại

Bản thân phân bón đã có chứa một số chất gây độc hại cho cây trồng, môi trường và cho con người như các kim loại nặng hoặc các vi sinh vật gây hại, các chất kích thích sinh trưởng khi vượt quá mức quy định. Cácloại kim loại nặng có trong phân bón gồm Asen (As), Chì (Pb), Thuỷ ngân (Hg) và Cadimi (Cd); các vi sinh vật gây hại có trong phân bón gồm: E. Coli, Salmonella, Coliform là những loại gây nên các bệnh đường ruột nguy hiểm.

+ Tác động đến sự nóng lên toàn cầu

Phân bón bao gồm các chất và hóa chất như metan, carbon dioxide, ammoniac, nito dẫn đến tăng lượng khí nhà kính trong môi trường. Thực tế đã chỉ ra rằng nito oxit là một sản phậm phụ của nito, là khí nhà kính quan trọng thứ ba sau carbon dioxide, metan. Nó phá hủy tầng ozon bảo vệ trái đất khỏi các tia cực tím có hại của mặt trời.

+ Tăng lượng ammoniac

Việc sử dụng phân bón cũng làm tăng lượng ammoniac không mong muốn trong khí quyển và lượng N2O do quá trình nitrat hóa phần N dư hoặc bón không đúng chỗ.

Phân bón ảnh hưởng đến sức khỏe con người như thế nào?

Phân bón ảnh hưởng gián tiếp đến sức khỏe con người và gia súc. Do phân bón là hỗn hợp các hóa chất độc hại được hấp thụ vào thực vậtdẫn chất độc xâm nhập vào chuỗi thức ăn thông qua rau và ngũ cốc.

Nước nhiễm bẩn có thể chứa hàm lượng nitrat và nitrit cao, gây rối loạn hemoglobin.

Một số kim loại nặng như Mercury, Lead, Cadmium và Uranium được tìm thấy trong phân bón, có thể gây ra rối loạn ở thận, phổi và gan và gây ung thư.

Các nghiên cứu của các nhà khoa học đã chỉ ra rằng dư thừa phot pho trong các sản phẩm trồng trọt, nguồn nước làm làm giảm khả năng hấp thu Canxi. Do phot pho lắngđọng với Canxi tạo thành muối triphosphat canxi không hòa tan và tạo thuận lợi cho quá trình sản xuất para thormon, điều này đã huy động nhiều Canxi của xương, và nguy cơ gây loãng xương ngày một tăng

Kali clorua can thiệp vào xung thần kinh, và ngắt với hầu như tất cả các chức năng cơ thể và chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động của tim, đau dạ dày và dạ dày, chóng mặt, tiêu chảy đẫm máu, co giật, nhức đầu, suy nhược tinh thần, đỏ hoặc ngứa da hoặc mắt.

Phơi nhiễm Ammonium Nitrate gây ra các vấn đề sức khỏe khác như kích ứng mắt và da, tạo ra cảm giác nóng rát. Ngoài ra phơi nhiễm Ammonium Nitrate cũng có thể bị buồn nôn, nôn, đỏ bừng mặt và cổ, đau đầu, căng thẳng, cử động cơ không kiểm soát được, yếu ớt và sập.

Tùy thuộc vào lượng phân bón tiêu thụ, nó có thể gây ra rối loạn của thận, phổi và gan và thậm chí gây ung thư. Điều này là do các kim loại độc hại mà phân bón có.

Do đó để hạn chế phân bón ảnh hưởng đến sức khỏe nhiều người hiện nay lựa chọn cho mình sản phẩm nông nghiệp tư nhiên, không dùng các chất bảo vệ thực vật, không dùng các loại phân khoáng. Các sản phẩm thu được thường được gọi là “sản phẩm sạch” chỉ được nuôi tròng trên nền “canh tác hữu cơ”. Ngoài ra, để bảo vệ sức khỏe người trồng và người tiêu dùng chính những người trồng phải có hiểu biết khi nào dùng loại phân nào, dùng với số lượng bao nhiêu, bón vào lúc nào cho hợp lý.

Suckhoecuocsong.vn

Các tin liên quan

Các tin khác