Cách đọc các thông số ghi trên bao bì phân bón
Trên mỗi bao bì của từng loại phân bón đều có ghi cách hướng dẫn sử dụng, thời gian sản xuất, tên nhà sản xuất và các con số biểu thị hàm lượng các chất dinh dưỡng trong phân. Các con số trên các bao phân hóa học hoặc bản hướng dẫn ghi trên bao bì biểu thị điều gì?
Các chỉ số ghi trên bao bì của mỗi bao phân bón sẽ chỉ rõ hàm lượng các chất dinh dưỡng trong phân. Theo quy ước quốc tế hàm lượng các chất dinh dưỡng trong phân thường được tính theo đạm dưới dạng N, Lân dưới dạng P2O5, kali dưới dạng K2O.
Các thông số ghi trên phân bao phân đạm
Trên các bao phân bón chứa đạm sẽ có ghi: Đơn vị sản xuất, logo thương thiệu, tên loại phân bón, địa chỉ nơi sản xuất, ngày tháng sản xuất, tác dụng, khối lượng tịnh, thời hạn sử dụng, thông tin các chất dinh dưỡng,…
Trên các bao phân đạm thường ghi kí hiệu là N. Hiện nay, trên thị trường phân bón có hai loại phân đạm thường gặp là phân ure và đạm sunphat. Trên các bao phân ure thường có kí hiệu %N trung bình, chứa 44 - 48% N nguyên chất là loại phân có tỷ lệ đạm cao nhất được dùng phổ biến hiện nay. Trên bao phân dạm sunphat được ký hiệu là SA có có 21% N và 23% lưu huỳnh (S). Tỷ lệ Biurê trong phân urê không được quá 3% trên các bao bì
Phân đạm ở dạng tinh thể mịn màu trắng ngà hoặc xám xanh có mùi amôniăc vị mặn và hơi chua dễ hút ẩm.
Các thông số ghi trên phân bao phân lân
Trên các bao phân lân được ký hiệu là P có ghi các thông tin giống như phân đạm như: Đơn vị sản xuất, logo thương thiệu, tên loại phân bón, địa chỉ nơi sản xuất, ngày tháng sản xuất, khối lượng tịnh, thời hạn sử dụng, tác dụng, thông tin các chất dinh dưỡng,…
Phân lân có 2 loại chính là phân lân tự nhiên Apatiit, Phosphorit và phân lân chế tạo công nghiệp (supe lân, lân nung chảy).
Trong bao phân lân hàm lượng lân nguyên chất được tính dưới dạng P2O5 và được ghi trên bao bì là tỷ lệ % P2O5. Đối với các loại lân tự nhiên như Apatit, Phosphorit hàm lượng lân dễ tiêu rất ít nên thường ít được sử dụng.
Phân supe lân được sản xuất theo công nghệ axít, hàm lượng lân dễ tiêu P2O5 từ 15 - 17% và 11 -12% S, có công thức hóa hoạc là Ca(H2PO4) H2O. Phân supe lân có dạng bột màu xám, mùi chua, dễ hút ẩm, phân có phản ứng chua nên bà con khi bón phân supr lân cho cây trồng nên phối hợp với bón vôi.
Phân lân nung chảy hay phosphatcanximagie (FMP) được sản xuất theo công nghệ nghiệt, thành phần dinh dưỡng lân dễ tiêu (P2O5) 15 - 17%, Canxi (CaO) 28 - 34%, Magie (MgO) 15 - 18%, silic (SiO2) 24 - 30% và các chất vi lượng sắt (Fe), đồng (Cu), mangan (Mn), bo (B), coban (CO)…. Phân lân nung chảy có đặc tính tan trong axít yếu, tan tốt trong dịch chua nên thích hợp sử dụng cho đất chua phèn, đất đồi.
Các thông số ghi trên phân bao phân kali
Phân kali được kí hiệu là K, trên bao bì ghi các thông tin như: Đơn vị sản xuất, logo thương thiệu, tên loại phân bón, tác dụng, địa chỉ nơi sản xuất, ngày tháng sản xuất, khối lượng tịnh, thời hạn sử dụng, thông tin chất dinh dưỡng,…Hàm lượng kali nguyên chất trong phân được ghi trên bao bì với tỷ lệ % K2O.
Hiện nay, trên thị trường các loại phân kali được sử dụng nhiều nhất là Kaliclorua (KCl) hay còn gọi là Muriate of potash chứa 50 - 62% K2O dạng bột màu hồng như muối ớt. Phân Kaliclorua này có đặc tính dễ hút ẩm, dễ bị vón cục khi gặp nước ẩm khi bón loại phân này cho cây trồng nên bón thêm vôi hoặc phân nung chảy.
Loại thứ 2, là phân kali sunfat (K2SO4) còn gọi là sunfat of potash chứa 45 - 50% K2O và 18% S dạng tinh thể mịn màu trắng. Loại phân kali sunfat có dạng tinh thể mịn màu trắng, ít bị hút ẩm hơn so với phân kalisunfat, ít vón cục nếu dùng nhiều sẽ làm tăng độ chua của đất trồng.
Các thông số ghi trên phân bao phân trung lượng
Trên bao bì ghi của các bao phân trung lượng sẽ ghicác thông tin giống như: Đơn vị sản xuất, logo thương thiệu, tên loại phân bón, tác dụng, địa chỉ nơi sản xuất, ngày tháng sản xuất, khối lượng tịnh, thời hạn sử dụng, thông tin chất dinh dưỡng,…
Canxi (vôi) công thức hóa học là (CaO) viết tắt là (Ca) thường được ghi trên bao bì tỷ lệ % CaO hoặc Ca+2.
Canxi có nhiều trong vôi tôi, vỏ ốc, vỏ sò, san hô, phân lân nung chảy chứa 28-30% CaO.
Magie công thức hóa học là (MgO) viết tắt là (Mg) thường được ghi trên bao bì tỷ lệ % MgO hoặc Mg.
Silic công thức hóa học (SiO2) viết tắt là (Si) thường được ghi trên bao bì với tỷ lệ ghi tỷ lệ % SiO2, silic trong phân lân nung chảy Văn Điển chiếm 24-32%, silic có vai trò đặc biệt quan trọng đối với một số loại cây trồng như lúa, ngô, mía, dứa...
Lưu huỳnh được ký hiệu trên bao bì là (S) thường được ghi tỷ lệ % S, lưu huỳnh có trong nhiều loại phân bón như trong phân supe lân, phân đạm SA, trong các loại phân hỗn hợp.
Các thông số ghi trên phân bao phân vi lượng (TE)
Phân bón vi lượng bao gồm 6 dưỡng chất chính là kẽm (Z), bo (B), sắt (Fe), đồng (Cu), mangan (Mn), molipden (Mo). Những dưỡng chất chính này được ghi trên bao bì với hàm lượng là ppm hoặc tỷ lệ %, một số loại phân bón chung chung chỉ có TE không có tỷ lệ % hoặc ppm
Gồm 6 chất dinh dưỡng chính là kẽm (Z), bo (B), sắt (Fe), đồng (Cu), mangan (Mn), molipden (Mo). Thường được ghi trên bao bì với hàm lượng là ppm hoặc tỷ lệ %. Nhiều loại phân bón ghi chung chung chỉ có TE không có tỷ lệ % hoặc ppm.
Các thông số ghi trên phân hỗn hợp (phân NPK + trung vi lượng)
Loại phân bón hỗn hợp này được các nhà sản xuất trộn hai hay nhiều loại phân đơn trộn chung bằng phương pháp cơ học hoặc phức hợp dạng 1 hạt, ngoài các yếu tố dinh dưỡng đa lượng N, P, K có loại thêm Ca, Mg, S hoặc vi lượng (TE).
Trên bao bì của phân hỗn hợp được ghi: Đơn vị sản xuất, logo thương thiệu, tên loại phân bón, cách sử dụng, địa chỉ nơi sản xuất, ngày tháng sản xuất, khối lượng tịnh, thời hạn sử dụng, thông tin chất dinh dưỡng,…
Ví dụ: Phân DAP được nhà sản xuất trộn với supe lân kép với sunfat amon. Trên bao bì phân DAP được ghi 46% P2O5 và 18% N. DAP chỉ có 2 thành phần dinh dưỡng là N và P.
Phân hỗn hợp NPK được nhà sản xuất trộn với nhiều tỷ lệ khác nhau có loại trộn thêm một vài yếu tố trung lượng như canxi, magie hoặc S thường được ghi trên bao bì.
+Bao bì phân NPK có ghi 16.16.8+13S đây có nghĩa là loại phân này có 16% N, 16% P2O5, 8% K2O và 13% S,
+Phân NPK 16.10.6+2,5 (CaO + MgO) ghi trên bao bì như vậy có nghĩa là loại phân này có 16% N, 10% P2O5, 6% K2O và 2,5% canxi và magie,
+Phân NPK 12.12.5+TE được ghi trên bao bì như vậy có nghĩa là loại phân này có 12% N, 12% P2O5, 5% K2O và (TE).
Tuy nhiên, khi bà con chọn phân bón cho cây trồng nên chọn thương hiệu uy tín, có các giấy chứng nhận của các cơ quan kiểm định,… và tỷ lệ % của các chất dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng được ghi trên vỏ bao của mỗi chất để xác định đúng chủng loại mà mình có nhu cầu. Bà con khi mua phân bón không mua các loại phân có khi hàm lượng dinh dưỡng không rõ ràng, nhập nhèm, tỷ lệ % yếu tố dinh dưỡng quá thấp vì đó có thể là hàng giả, hàng nhái các thương hiệu nổi tiếng, hàng kém chất lượng.
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
- Những loại ‘rác thải nhà bếp’ dùng làm phân bón cho hoa rất tốt
- Tại sao phải dùng phân bón cho cây trồng?
- Câu trắc nghiệm Công nghệ lớp 7 Bài 9 có đáp án: Cách sử dụng vào bảo quản các loại phân bón thông thường
- Câu trắc nghiệm Công nghệ lớp 7 Bài 7 có đáp án: Tác dụng của phân bón trong trồng trọt
- Giải pháp thay thế phân bón hữu cơ chứa than bùn đã khởi động
- Làm thế nào để xác định lượng phân bón cần bón cho cây trồng
- Mối liên hệ giữa phân bón và khả năng chống chịu của cây trồng
- Tác động của phân bón với môi trường và sức khỏe con người
- Chuyên gia mách bảo cách ủ than bùn làm phân bón hữu cơ
- Chuyên gia hướng dẫn cách phân biệt phân bón thật, phân bón giả
- Sử dụng hiệu quả phân bón khi bón lót, bón thúc cho cây trồng
- Tìm hiểu về phân bón trung lượng
- Bằng cách nào phân bón lá hấp thụ được cho lá cây
- Bắt quả tang cơ sở sản xuất hàng chục tấn phân bón giả
- Bát nháo thị trường phân bón trộn đất sét
- Phát hiện kho hàng phân bón giả cực lớn tại Đắk Lắk
Các tin khác
-
Tại sao phải dùng phân bón cho cây trồng?
Trong quá trình phát triển của cây, nhu cầu dinh dưỡng ở mỗi giai đoạn đều khác nhau. Phân bón đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển và quyết định năng suất của cây trồng. -
Giải pháp thay thế phân bón hữu cơ chứa than bùn đã khởi động
Nghiên cứu để tìm ra chất thay thế than bùn trong phân bón khởi đầu vào những năm 1970, khi hậu quả của việc phá hủy các vùng đất than bùn thu hút sự quan tâm của các nhà môi trường ở Anh. -
Trồng bắp cải tím tại nhà cần nhớ những điều gì
Bắp cải tím được nhiều người ưa chuộng bởi chứa nhiều vitamin C, vitamin K rất tốt cho sức khoe, làn da. Trồng bắp cải tím có khó không? Cần chuẩn bị những gì trước khi bắt đầu trồng bắp cải tím. -
Tự trồng su hào tím tại nhà đơn giản mà lại đẹp mắt
Su hào tím không chỉ mang màu xanh đơn thuần như những loại su hào bình thường mà chúng sở hữu màu tím lạ mắt từ vỏ, gân lá, cọng lá. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng loại rau lạ mắt này ngay tại nhà. -
Cách trồng cà rốt tím cho củ to, ít nhiễm sâu bệnh
Cà rốt tím chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, giá thành cũng cao hơn so với cà rốt thông thường. Nên nhiều bà nội trợ đã tự trồng cà rốt tím tại nhà và cho nhiều củ to, mập. -
Bí quyết trồng cà chua cherry ra sai quả, ít nhiễm sâu bệnh
Cà chua cherry sở hữu hình dáng nhỏ, màu đỏ thẫm, có vị ngọt, mùi thơm, thịt dày giống như quả chery nên được rất nhiều người yêu thích. -
Những điều lưu ý khi trồng rau trên sân thượng
Sân thượng thường có khí hậu khắc nghiệt hơn so với ở dưới đây nên sẽ rất khó cho một số loại rau có thể sống và sinh trưởng phát triển tốt. -
Nghiên cứu liên kết nuôi trồng thủy sản, sự nóng lên toàn cầu và kháng kháng sinh
Sự phát triển của vi khuẩn kháng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản, đang ảnh hưởng đến sản xuất cá và sức khỏe con người trên toàn thế giới, đã được một nhóm các nhà nghiên cứu nhấn mạnh. -
Những loại rau nào thích hợp trồng băng phương pháp giâm cành
Bên cạnh phương pháp thủy canh các gia đình có thể trồng các loại rau này bằng phương pháp giâm cành. Phương pháp này được rất nhiều các bà nội trợ tại các khu vực thành thị ưa thích -
Trồng rau trên ban công: Kinh nghiệm chọn hạt giống, đất và thu hoạch
Khá nhiều người tận dụng ban công, sân thượng, khoảnh sân trước nhà để trồng rau sạch cho gia đình. Trồng rau sạch không chỉ giúp gia đình tiết kiệm chi phí, có nguồn rau sạch đảm bảo chất lượng mà còn giúp thư giãn, giảm stress sau một ngày làm việc vất vả.