Những loại ‘rác thải nhà bếp’ dùng làm phân bón cho hoa rất tốt
Những loại rác trong nhà bếp hàng ngày tưởng chừng như vô dụng nhưng nếu biết cách sử dụng có thể dùng chúng làm phân bón cho cây cảnh, hoa rất tốt, bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho đất trồng.
Trong quá trình sinh trưởng, phát của của các cây cảnh, hoa cảnh phân bón là một trong những yếu tố không thể thiếu. Việc sử dụng các loại phân bón hóa học lâu ngày có thể gây tình trạng đất chai cứng, tổn thương bộ rễ của cây, đất bị chua hóa, độ pH giảm… Để có thể tận dụng những loại rác trong nhà bếp thay vì bỏ chúng đi hãy tận dụng để làm phân bón hữu cơ cho cây cảnh rất tốt.
Nước vo gạo
Sau khi vo gạo nấu cơm khá nhiều người có thói quen bỏ nước vo gạo đi, nhưng chúng ta hãy tận dụng loại nước này để ủ làm phân bón cho cây trồng, bổ sung chất dinh dưỡng cho đất, cân bằng độ pH trong đất, tránh tình trạng đất bị bạc màu.
Sử dụng nước vo gạo sau khi được lên men còn giúp đất tơi xốp và màu mỡ hơn, đặc biệt loại nước vo gạo rất phù hợp với hầu hết các loại hoa như hoa hồng, hoa trà, hoa đỗ quyên,… cùng các loại cây cảnh khác.
Tuy nhiên, loại nước này sau khi lên men sẽ có mùi hôi khó chịu, thu hút nhiều côn trùng. Để khắc phục vấn đền này chúng ta nên trộn thêm ít sữa chua và bia vào nước vo gạo giúp cho nước lên men nhanh hơn và loại bỏ mùi hôi hiệu quả. Sau khi lên men, chỉ cần thêm nước vào cho loãng rồi tưới cây. Ngoài ra, chúng ta có thể kết hợp thêm vỏ cam, chanh, bưởi rồi cho vào ủ cùng nước vo gạo giúp bổ sung các chất dinh dưỡng, khử mùi hôi hiệu quả.
Bã trà
Bã trà xanh từ lâu được biết rất tốt cho cây trồng, sau khi dùng trà xong, bạn có thể giữ lại xác trà, pha loãng cùng với nước để tưới cho cây rất có lợi. Giống như bã cà phê, axit tannic trong trà xanh sẽ làm tăng nhẹ độ chua của đất, trà xanh cũng làm tăng mức độ dinh dưỡng trong đất và cải thiện oxy hóa giúp rễ cây phát triển mạnh, cây mau lớn, tươi tốt. Nhưng các bạn nên tưới nước bã trà với liều lượng hạn chế, phù hợp bởi nếu quá nhiều sẽ làm chua đất dẫn đến chết cây.
Chúng ta có thể tìm một chiếc thùng, cho bã trà vào đó, sau đó cho thêm một ít lá khô mục rồi trộn thêm một ít đất. Thêm nước vào rồi đem phơi nắng. Sau khi ráo nước, hỗn hợp còn lại bạn có thể sử dụng để trồng hoa giúp cho cây phát triển nhanh hơn, ra nhiều hoa hơn, bộ rễ của cây phát triển tốt
Vỏ hoa quả, rau củ
Một số vỏ trái cây như vỏ cam, vỏ chuối, bưởi,… không nên bỏ đi mà thay vào đó hãy sử dụng chúng để làm phân bón cho đất trồng. Chỉ cần hãy thái nhỏ vỏ trái cây ra rồi cho thêm nước vào ủ trong thùng kín giúp cho vỏ trái cây lên men. Trong tuần đầu, nên mở thùng 1-2 ngày một lần để khí thoát ra. Sau khoảng 2 tuần sau khi ủ chúng ta có thể lấy nước ủ pha loãng để tưới cây.
Các loại vỏ hạt
Một số loại vỏ hạt gồm: hạt hướng dương, vỏ hạt dưa, vỏ đậu phộng, vỏ me khô, vỏ lạc… sử dụng làm phân hữu cơ rất tốt cho cây trồng.
Cấu trúc của vỏ hạt đối đặc biệt, có thể làm tăng khả năng thoát nước và thoáng khí của đất, giàu nguyên tố vi lượng, có thể cải tạo đất, chống lại tình trạng đất chai, đất cứng sau một thời gian trồng.
Chúng ta có thể sử dụng vỏ các loại hạt để trồng cây theo các cách sau:
Cách 1:
Lấy vỏ các loại hạt phơi nắng rồi dùng chân dẫm nhẹ lên, có thể rải trực tiếp dưới đáy chậu hoa hoặc trộn vào đất đều có lợi cho sự phát triển của bộ rễ, giúp cho đất trồng thoát nước nhanh.
Cách 2:
Đốt vỏ các loại hạt thành tro, lấy một nắm tro trộn vào đất trồng hoa có tác dụng làm tăng hàm lượng kali trong đất, khử trùng và khử khuẩn, không chỉ có lợi cho bộ rễ mà còn giúp cây khỏe mạnh, lá xanh, hoa nở rộ, hoa nở nhiều.
Cách 3:
Giã nát vỏ các loại hạt, trộn với đất theo tỷ lệ 1 vỏ lạc : 2 đất. Ủ lên men tự nhiên từ 3 đến 6 tháng để tạo thành đất dinh dưỡng, rồi dùng nó để trồng các loại hoa, cây cảnh.
Cặn xương gà, xương heo
Sử dụng cặn xương gà, xương lợn, xương cá,… để trồng cây sẽ giúp cung cấp dinh dưỡng cho cây phát triển. Xương rất giàu dầu và các nguyên tố nitơ, phốt pho và kali, khi sử dụng để làm phân hữu cơ có thể thúc đẩy sự ra hoa và phát triển của cây một cách hiệu quả. Chỉ cần loại bỏ phần thịt và mỡ trong xương, luộc lại với nước để loại bỏ muối trong xương, sau đó phơi khô dưới nắng cho giòn. Sau khi phơi khô, hãy nghiền xương thành bột. Sau này khi trồng hoa, bạn có thể dùng chúng làm phân bón lót hoặc bón thúc để hoa nở.
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
- Kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây cơm cháy chuẩn nhất
- Cách chăm sóc cây xạ vàng chuẩn xác
- Cách chăm sóc cây kim tiền nhanh ra hoa
- Kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây xương rồng tai thỏ
- Nguyên tắc cần nhớ khi chăm sóc cây vào mùa hè
- Kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây kim ngân thủy sinh đúng chuẩn
- Câu trắc nghiệm Công nghệ lớp 7 Bài 19 có đáp án: Các biện pháp chăm sóc cây trồng
- Kinh nghiệm chăm sóc cây cảnh trong nhà phát triển xanh tốt
- Bật mí cách trồng, chăm sóc cây hồng phát tài đem lại may mắn cho gia đình
- Quy trình trồng và chăm sóc cây đinh lăng tại ban công, sân thượng, tòa nhà chung cư
- Kỹ thuật trồng, chăm sóc cây tiêu phát triển tốt theo chuyên gia
- Hướng dẫn chăm sóc cây kim ngân tại văn phòng luôn xanh tươi
- Phương pháp trồng và chăm sóc cây trong thùng xốp luôn xanh tốt
- Kỹ thuật chăm sóc cây hoa dừa cạn luôn xanh tốt quanh năm
- Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây cảnh trong chậu chuẩn nhất
Các tin khác
-
Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản hoa nhài chuẩn xác
Hoa nhài có nhiều công dụng điều trị bệnh cho sức khỏe, khi thu hoạch và sơ chế hoa nhài cần chú ý những điều sau giúp tránh làm giảm dinh dưỡng, hoa sau khi phơi khô sẽ bảo quản được lâu. -
Hướng dẫn cách phòng trừ sâu bệnh hại trên cây hoa nhài
Cây hoa nhài ít khi bị nhiễm sâu bệnh trong quá trình sinh trưởng nhưng nếu chăm sóc cây sai cách có thể khiến cây bị nhiễm một số loài sâu bệnh hại dưới đây. -
Kinh nghiệm trồng hoa nhài ra nhiều hoa
Hoa nhài khá dễ trồng không tốn nhiều công chăm sóc nhưng để hoa nhài ra nhiều hoa hãy áp dụng kinh nghiệm hay dưới đây. -
Kinh nghiệm trồng, chăm sóc hoa nhài giúp cây phát triển tốt
Cây hoa nhài sở hữu mùi hương độc đáo, được sử dụng để hỗ trợ điều trị một số bệnh hay trồng làm cảnh trong nhà. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách chăm sóc cây hoa nhài phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh hại. -
Tại sao không nên trồng hoa quỳnh trong nhà
Hoa quỳnh mang vẻ đẹp độc đáo cùng mùi hương dễ chịu nên được nhiều người trồng ở khu vực ban công, ngoài sân vườn nhưng tại sao không nên trồng hoa quỳnh trong nhà? -
Kinh nghiệm cắt tỉa, kích thích hoa quỳnh ra nhiều hoa
Hoa quỳnh mang một vẻ đẹp thanh tao, tinh khiết cùng mùi hương độc đáo hấp dẫn nhiều người yêu hoa. Nhưng để giúp cây nhanh ra hoa, hạn chế sâu bệnh hại cần biết cách cắt tỉa, chăm sóc đúng cách. -
Hướng dẫn cách sơ chế và bảo quản hoa quỳnh
Cây hoa quỳnh khi được sơ chế bảo quản đúng cách sẽ giúp đảm bảo dược tính, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. -
Kinh nghiệm trồng hoa quỳnh tại vườn nhà
Hoa quỳnh sở hữu vẻ đẹp quý phái, có mùi hương thơm độc đáo, với cánh hoa mềm mạnh, mỏng nhẹ, nhụy vàng rất đẹp mắt. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng và chăm sóc hoa quỳnh tại vườn nhà. -
Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản cây cơm cháy
Các bộ phận của cây cơm cháy đều có tác dụng chữa bệnh từ hoa, quả cho tới lá, thân, cành để điều trị một số bệnh như: bệnh suy nhược đau cơ mỏi lưng, ngứa ngoài da, mề đay, bong gân, -
Kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây cơm cháy chuẩn nhất
Cây cơm cháy hay cây sóc dịch, cây tiếp cốt thảo có tác dụng điều trị một số bệnh nên được trồng trong vườn nhà. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng, chăm sóc cây cơm cháy giúp cây phát triển tốt.