Lan bị sốc phân bón: cách xử lý, phòng ngừa chuẩn xác

11/27/2021 3:09:00 PM
Lan bị sốc phân bón hay ngộ độc phân bón là tình trạng khá thường gặp ở những người mới trồng lan. Việc sử dụng quá liều phân bón khiến cho lan bị vàng lá, héo úa thậm chí là bị chết.

 

Lan bị sốc phân bón: cách xử lý, phòng ngừa chuẩn xác

Lan bị sốc phân bón hay ngộ độc phân bón là tình trạng khá thường gặp ở những người mới trồng lan. Việc sử dụng quá liều phân bón khiến cho lan bị vàng lá, héo úa thậm chí là bị chết. Khi lan bị sốc phân bón cần xử lý như nào, cách phòng ngừa ra sao để lan phát triển tốt.

Lan bị sốc phân bón hay ngộ độc phân bón do liều dùng cũng như cách sử dụng phân bón chưa hợp lý. Khi người trồng sử dụng phân bón để bón cho lan với liều lượng cao hơn mức cho phép, bón phân liên tục, mật độ phân bón dày, bón sát gốc lan,…Bởi thông thường khi chăm sóc, bón phân cho lan cần chú ý đến nồng độ loãng, thời gian cách nhau từ 7-10 ngày.

Dấu hiệu nhận biết cây lan bị sốc phân bón (ngộ độc phân bón)

Khi người trồng cây bón quá nhiều phân bón cho lan khiến lan bị sốc phân bón lan sẽ có những dấu hiệu nhận biết như sau:

+ Rễ của lan bắt đầu có biểu hiện bị cháy, phần đầu rễ lan từ trắng, xanh chuyển sang màu đen

+ Lá cây chuyển từ màu xanh sang màu vàng, các lá gần gốc cây sẽ chuyển sang màu vàng đầu tiên rồi lan dần đến các lá ở trên thân và dần dần lan đến ngọn

+ Thân cây bị teo dần nhưng vẫn cứng giống tình trạng cây bị thiếu nước nên héo lại

Nguyên nhân khiến cây bị sốc phân (ngộ độc phân bón)

+ Khi bón phân cho lan gặp tình trạng mưa quá nhiều

+ Nhiều người trồng lan chưa có kinh nghiệm khi xịt phân bón lá cho lan ở mật độ dày hơn 2 tuần/lần, pha không theo chỉ dẫn ghi trên bao bì

+ Sử dụng phân bón không phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của lan. Nhiều người tận dụng phân cho cây ăn quả để bón cho lan, khiến cho lan không thích nghi được và từ đó gặp phải tình trạng sốc phân bón (ngộ độc phân bón).

+ Khi bón phân cho lan tưới quá nhiều nước, tốc độ phân hủy của phân diễn ra nhanh cũng gây tình trạng này

+ Lượng phân bón sử dụng bón phân cho la quá nhiều khiến cây bị nóng gốc và xảy ra hiện tượng sốc phân.

Lan bị sốc phân bón: cách xử lý, phòng ngừa chuẩn xác

Cách xử lý hiệu quả khi cây lan bị sốc phân bón (ngộ độc phân bón)

Khi phát hiện lan có biểu hiện sốc phân (ngộ độc phân bón) như rễ đen lại, lá vàng dần từ gốc lan lên đến ngọn, thân cây teo lại hãy thực hiện theo các bước sau đây

Bước 1: Rửa lại toàn bộ lá, ngọn, thân, chậu, giá thể, bộ rễ bằng nhiều nước, cho phai bớt lượng phân trong chậu hoặc gò lan

Bước 2: Không nên ngâm quá lâu sẽ khiến cây bị thối, sau khi rửa lại toàn bộ giá thể, bộ rễ bằng nhiều nước hãy treo cây lan vào chỗ thoáng gió, tránh nắng, tránh mưa

Bước 3: Kết  hợp phun vitamin B1 cùng với vitamin B12 để giúp lan giải độc, nhanh phục hồi và ra rễ mới. Khi pha liều lượng 2cc/ 1lit nước cho mỗi loại, 3 ngày phun 1 lần. Khi phun hãy lên toàn bộ lá và thân bị bỏng phân thuốc.

Bước 4: Sau khi phun hãy treo lan chỗ mát, thoáng, khô ráo sạch sẽ tránh nhiễm trùng cơ hội. Nếu như cả giàn hoặc không có chỗ cách ly thì nên phun Nano Kito liều 3cc pha 1 lít nước ướt đẫm toàn bộ lan và nền giàn…

Bước 5: Khi thấy cây không bị chết, ngọn lan không bị thối, thân cây đã căng mọc trở lại không bị héo, rễ mới mọc ra thì giò lan của đã được cứu sống. Di chứng của sốc phân thuốc có khi sẽ kéo dài hàng tháng do đó cần chăm sóc cẩn thận, chú ý liều lượng phân bón cho những lần sau.

Lưu ý:

+ Vitamin B12 phải là loại nguyên chất thì hiệu quả mới cao. Nếu như vitamin B12 có lẫn sắt hoặc canxi hiệu quả giảm hẳn, thậm chí có thể khiến cây ngộ độc thêm sắt và canxi.

+ Loại vitamin 12 là loại cho người hoặc động vật có bán ở tất cả các nhà thuốc tây hoặc thuốc thú y.

Phòng ngừa lan bị ngộ độc phân bón (sốc phân bón)

Để đảm bảo lan khỏe mạnh, phát triể theo đúng chu kỳ sinh trưởng, hạn chế nhiễm sâu bệnh, ra hoa đạt chất lượng trong quá trình chăm sóc lan người trồng không lạm dụn các thuốc kính thích, sử dụng phân bón đúng liều lượng, bón xa gốc lan

Khi bón phân cho lan chỉ sử dụng ½ liều lượng ghi trên bao bì. Hãy để lan ăn phân từ từ còn hơn ép cây ăn quá nhiều phân bón từ đó dẫn đến tình trạng ngộ độc.

Khi bón phân cho lan nên áp áp dụng qua từng thời kì thích hợp, từng giai đoạn phát triển của lan từ thời cây còn non, cây đang sinh trưởng, giai đoạn cây ra hoa và sau khi hoa đã tàn.

Giai đoạn cây con, cây mới lớn cần cung cấp phân bón hàm lượng đạm cao, khi cây chuẩn bị ra hoa cây cần lân cao.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Lan bị nhăn lá, nhàu lá nguyên nhân do đâu, cách xử lý

Cây lan bị vàng lá: nguyên nhân, khắc phục hiệu quả nhất

+ Vì sao lan không ra hoa, cách khắc phục hiệu quả

Những phương pháp nhân giống lan được áp dụng nhiều, đạt tỷ lệ cao

Bệnh thối đen trên hoa lan: dấu hiệu, cách điều trị

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin liên quan

Các tin khác